CIEM dự báo 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024

Năm 2024, CIEM dự báo 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam, theo đó, kịch bản 1 dự báo tăng trưởng 6,13% và kịch bản 2 là 6,48%.
Các kịch bản cho nền kinh tế toàn cầu năm 2024 Kinh tế khó khăn, người dân đổ xô vào xổ số may rủi?

Kịch bản cao tăng trưởng 6,48%

Sáng 15/1, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển Liên bang Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Cải cách để tăng tốc phục hồi tăng trưởng”.

Tại Hội thảo, các chuyên gia kinh tế của CIEM đã đưa ra báo cáo “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Cải cách để tăng tốc phục hồi tăng trưởng”, báo cáo đưa ra 2 kịch bản dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2024.

Theo đó, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 có thể đạt mức 6,13% theo kịch bản 1, và 6,48% trong kịch bản 2. Cùng với đó, xuất khẩu cả năm dự báo tăng 4,02% trong kịch bản 1 và tăng 5,19% trong kịch bản 2. Thặng dư thương mại dự báo tương ứng ở các mức 5,64 tỷ USD và 6,26 tỷ USD. Lạm phát bình quân năm 2024 dự báo lần lượt ở mức 3,94% và 3,72%.

Phát biểu tại hội thảo, TS Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đánh giá, năm 2024 còn nhiều khó khăn với kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, tuy nhiên, nếu duy trì và làm sâu sắc hơn chất lượng cải cách thể chế, kinh tế Việt Nam có thể tự tin về khả năng có những kết quả tích cực trong thời gian tới

Báo cáo kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024 cũng điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2023. Báo cáo ghi nhận, năm 2023, kinh tế toàn cầu phải đối mặt với khá nhiều khó khăn, thách thức. Xung đột Nga-Ucraina tiếp diễn, trong khi xung đột mới bùng phát ở Trung Đông, Biển Đỏ trong các tháng cuối năm. Tình trạng thời tiết cực đoan diễn ra ở nhiều nơi, hạn hán kéo dài trên phạm vi rộng, bão lũ, thiên tai ở các quốc gia làm cho sản xuất và tiêu dùng lương thực mất cân đối. Theo đó, thị trường hàng hóa thế giới có nhiều biến động. Lạm phát tiếp tục neo ở mức cao, tăng trưởng thương mại yếu và niềm tin kinh doanh và người tiêu dùng chậm phục hồi... Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam đã thể hiện khá rõ đà phục hồi tăng trưởng khá rõ nét trong nửa cuối năm 2023.

Trình bày báo cáo Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024, ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp - CIEM cho biết: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2023 tăng 5,05%, thấp hơn 1,45 điểm phần trăm so với mục tiêu đề ra (6,5%).

"Nhưng đã có sự cải thiện giữa các quý và có sự phục hồi tích cực" - ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp - CIEM khẳng định.

Khu vực doanh nghiệp chuyển biến tích cực, thu hút FDI là điểm sáng

Đặc biệt, theo các chuyên gia của CIEM, đà phục hồi tăng trưởng kinh tế không đi kèm với gia tăng áp lực lạm phát. Khu vực doanh nghiệp chứng kiến những chuyển biến tích cực trong nửa cuối 2023.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm 2023 đạt mức kỷ lục, đạt gần 160.000 doanh nghiệp, cao gấp 1,2 lần mức bình quân giai đoạn 2017-2022 và tăng 4,6% so với ước thực hiện cả năm. Số lượng doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2022, gấp 1,3 lần số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 2023.

“Kết quả này cho thấy khu vực doanh nghiệp đang có sự cơ cấu lại, song niềm tin vào triển vọng kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp vẫn được củng cố” – Đại diện CIEM nêu.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2023 tăng 3,25% so với năm 2022, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra cho cả năm 2023 (4,5%). CPI bình quân tăng 2,89% trong quý III/2023 và 3,54% trong quý IV/2023. Lạm phát cơ bản bình quân cả năm 2023 đạt 4,16%, cao hơn so với năm 2022 (2,59%) và cao hơn mức lạm phát chung. Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2023 ước đạt 3.423,5 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ 33,5% GDP, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2024, kịch bản cao tăng trưởng 6,48%
Báo cáo tại hội thảo đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2024

Đầu tư của khu vực nhà nước tăng nhanh nhất, tiếp đó là của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội suy giảm mạnh đã phản ánh khó khăn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước do chịu tác động mạnh từ nhiều tác động tiêu cực cả trong và ngoài nước.

Trong bối cảnh khó khăn đó, nỗ lực giải ngân nguồn vốn đầu tư công trong năm 2023 đã giúp duy trì tăng trưởng đầu tư từ nguồn vốn nhà nước ngang với mức tăng cùng kỳ 2022, qua đó tạo động lực quan trọng cho phục hồi tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn là điểm sáng đáng ghi nhận. Tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/12/2023 đạt gần 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% so với 2022.

Vốn FDI thực hiện năm 2023 ước đạt 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với 2022, đánh dấu số vốn FDI thực hiện cao nhất trong 5 năm qua. Năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ước đạt 683 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa thặng dư ước đạt 28 tỷ USD. Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm trong năm 2023, song đã có sự cải thiện đáng kể trong các tháng cuối năm, và giữa các tháng trong năm. Các FTA đã góp phần đáng kể cho phục hồi hoạt động xuất khẩu cũng như đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Báo cáo của CIEM cũng đánh giá kết quả hai năm thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các văn bản liên quan đến tổ chức thực thi RCEP. Kết quả trong giai đoạn 2018-2023, dù còn cần theo dõi thêm, cho thấy tỷ trọng xuất nhập khẩu của Việt Nam với các quốc gia tham gia Hiệp định RCEP nhìn chung giữ xu hướng giảm. Tỷ lệ tận dụng ưu đãi trong RCEP còn tương đối thấp (0,67%).

Tuy vậy, theo các chuyên gia kinh tế, góc nhìn về tận dụng ưu đãi trong FTA ở khu vực RCEP cần được mở rộng, bởi RCEP được thiết lập trên cơ sở đã có một loạt FTA ở khu vực Đông Á. Chính vì vậy, việc hiện thực hóa RCEP đã tạo thêm động lực cho các hoạt động tận dụng FTA ở khu vực này (trong đó có các FTA của ASEAN) ngay trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19. Việt Nam cần tiếp tục xử lý một số thách thức trong quá trình thực hiện RCEP trong thời gian tới, trong đó có các thách thức về cải thiện tỷ lệ tận dụng ưu đãi, rủi ro gia tăng nhập siêu với một số đối tác trong RCEP, và bảo đảm chất lượng của các dự án FDI từ khu vực RCEP.

Nguyễn Hoà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khai trương Trung tâm báo chí và phát hành bộ tem đặc biệt chào mừng 30/4

Khai trương Trung tâm báo chí và phát hành bộ tem đặc biệt chào mừng 30/4

TP. Hồ Chí Minh khai trương Trung tâm Báo chí phục vụ lễ 30/4, đồng thời ra mắt bộ tem đặc biệt chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chùm ảnh: Tổng duyệt diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4

Chùm ảnh: Tổng duyệt diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4

Sáng 27/4, khắp các ngả đường TP. Hồ Chí Minh, hàng ngàn người nô nức tham gia tổng duyệt lễ diễu binh - diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Báo Công Thương trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì xây dựng Đề án về phát triển công nghiệp đường sắt

Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì xây dựng Đề án về phát triển công nghiệp đường sắt

Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì xây dựng Đề án về phát triển công nghiệp đường sắt.
Bộ, ngành gợi mở hướng phát triển để Sơn La bứt phá

Bộ, ngành gợi mở hướng phát triển để Sơn La bứt phá

16 ý kiến góp ý, đề xuất đã được các bộ, ngành; các Cục, Vụ trong Bộ Công Thương đưa ra, gợi mở hướng phát triển để tỉnh Sơn La bứt phá, vươn lên.

Tin cùng chuyên mục

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Bổ sung thẩm quyền cấp xã

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Bổ sung thẩm quyền cấp xã

Bỏ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện thay thế bằng cấp xã.
Kinh tế xã hội 50 năm: Góc nhìn học thuật và thực tiễn

Kinh tế xã hội 50 năm: Góc nhìn học thuật và thực tiễn

Hội thảo khoa học quốc gia “50 năm phát triển kinh tế xã hội Việt Nam” góp phần tổng kết lý luận, thực tiễn xây dựng đất nước và định hướng phát triển bền vững.
Mùa xuân lịch sử 50 năm trước trên Báo Công Thương

Mùa xuân lịch sử 50 năm trước trên Báo Công Thương

Trong suốt hành trình 80 năm dựng xây và phát triển, Báo Công Thương đã khắc họa sinh động, chân thực, đầy tự hào những dấu ấn lịch sử ngày thống nhất đất nước.
Bỏ hoàn toàn thanh tra bộ, tổng cục, sở, huyện

Bỏ hoàn toàn thanh tra bộ, tổng cục, sở, huyện

Lược bỏ hoàn toàn quy định về thanh tra Bộ, thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra sở, Thanh tra huyện...
Trung tướng Nguyễn Hồng Thái giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

Trung tướng Nguyễn Hồng Thái giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

Thủ tướng quyết định bổ nhiệm Trung tướng Nguyễn Hồng Thái, Tư lệnh Quân khu 1, giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình kỳ vọng công nhân dẫn đầu kỷ nguyên số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình kỳ vọng công nhân dẫn đầu kỷ nguyên số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình kỳ vọng công nhân Việt Nam đổi mới, học tập, làm chủ công nghệ, trở thành "chiến sĩ tiên phong” trong kỷ nguyên số.
Các trường hợp nào sẽ được miễn, giảm tiền sử dụng đất?

Các trường hợp nào sẽ được miễn, giảm tiền sử dụng đất?

Sáng 26/4/2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Đề xuất hỗ trợ 5.000 tỷ đồng tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã

Đề xuất hỗ trợ 5.000 tỷ đồng tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã

Chính phủ đề xuất mức vốn Nhà nước hỗ trợ để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam là 5.000 tỷ đồng.
Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Lào

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Lào

Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Lào.
Cục Xuất nhập khẩu tổ chức hội nghị đánh giá công tác xuất xứ hàng hóa

Cục Xuất nhập khẩu tổ chức hội nghị đánh giá công tác xuất xứ hàng hóa

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa tổ chức hội nghị đánh giá công tác xuất xứ hàng hóa trong quý I/2025 và định hướng trong thời gian tới.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định nhân sự chủ chốt cấp tỉnh sau sáp nhập

Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định nhân sự chủ chốt cấp tỉnh sau sáp nhập

Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ chỉ định bí thư, phó bí thư và nhân sự chủ chốt cấp tỉnh sau sáp nhập, bảo đảm tính ổn định, thống nhất và hiệu quả tổ chức bộ máy.
Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài cuối- Gắn kết bản sắc, khơi dậy lòng dân

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài cuối- Gắn kết bản sắc, khơi dậy lòng dân

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình mở ra không gian văn hóa - kinh tế liên vùng, khơi dậy bản sắc, tạo nền tảng phát triển bền vững từ lòng dân.
Việt Nam - Lào đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 5 tỷ USD

Việt Nam - Lào đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 5 tỷ USD

Việt Nam - Lào thống nhất mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 5 tỷ USD trong những năm tới, với kế hoạch tăng trưởng từ 10-15% trong năm 2025.
Sẽ hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh dân lập, tư thục

Sẽ hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh dân lập, tư thục

Nhà nước sẽ hỗ trợ học phí đối với cả trẻ em mầm non, học sinh phổ thông tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục để đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục...
Chủ tịch Quốc hội Lào mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Quốc hội Lào mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Quốc hội Lào mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm cải cách, tinh gọn bộ máy, cùng quyết tâm xây dựng hệ thống chính trị hiện đại, linh hoạt.
Mở rộng phạm vi miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa

Mở rộng phạm vi miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo hướng sẽ mở rộng phạm vi miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu.
Thiếu tướng Võ Tiến Nghị làm Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

Thiếu tướng Võ Tiến Nghị làm Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

Thiếu tướng Võ Tiến Nghị, Cục trưởng Cục Trinh sát, Bộ đội Biên phòng vừa được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.
Chùm ảnh: Đảng bộ Báo Công Thương và dấu ấn nhiệm kỳ 2020-2025

Chùm ảnh: Đảng bộ Báo Công Thương và dấu ấn nhiệm kỳ 2020-2025

Đảng bộ Báo Công Thương đã nỗ lực, không ngừng đoàn kết, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần vào thành công chung của ngành Công Thương.
Công an Thanh Hóa thông tin mới nhất về vụ sản xuất 21 loại thuốc giả

Công an Thanh Hóa thông tin mới nhất về vụ sản xuất 21 loại thuốc giả

Công an Thanh Hóa cho biết, từ khâu mua nguyên liệu đến khâu sản xuất và bán thuốc giả đều trên không gian mạng nên gây khó khăn cho cơ quan chức năng.
Tạo đột phá nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại Việt Nam - Lào

Tạo đột phá nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại Việt Nam - Lào

Hai nhà lãnh đạo Việt Nam - Lào cùng bày tỏ quan điểm cần cách thức đột phá nâng cao hiệu quả hợp tác, trong đó có lĩnh vực thương mại song phương.
Mobile VerionPhiên bản di động