Thứ năm 15/05/2025 09:16

Tăng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất phục vụ xuất khẩu

Theo Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 7 (từ 1-15/7), kim ngạch nhập khẩu hàng hóa cả nước đã đạt 14,6 tỷ USD, tăng gần 700 triệu USD so với nửa cuối tháng 6/2021.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất trong 15 ngày đầu tháng này với kim ngạch gần 3 tỷ USD. Tiếp đến là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng gần 2,1 tỷ USD. Đây đều là những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước.

Ở chiều xuất khẩu, kim ngạch đạt 12,78 tỷ USD, giảm hơn 2 tỷ USD so với nửa cuối tháng 6/2021. 4 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD trong nửa đầu tháng 7 gồm: điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc thiết bị; dệt may.

Tăng nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu

Đáng chú ý, giày dép là một trong những điểm sáng của xuất khẩu hàng hóa khi nửa đầu tháng 7 đã đạt 877 triệu USD, qua đó nâng tổng kim ngạch tính từ đầu năm đến 15/7 đạt 11,27 tỷ USD.

So với cùng kỳ 2020, kim ngạch xuất khẩu giày dép tăng mạnh 28,36% tương đương khoảng 2,5 tỷ USD. Đây là một trong những nhóm hàng chủ lực có mức tăng trưởng mạnh nhất.

Như vậy, trong nửa đầu tháng 7 nước ta nhập siêu gần 2 tỷ USD.

Lũy kế từ đầu năm đến 15/7, quy mô kim ngạch xuất khẩu nhập khẩu cả nước đạt hơn 345 tỷ USD, trong đó xuất khẩu 171,22 tỷ USD và nhập khẩu 174,23 tỷ USD. Con số nhập siêu của nước ta trong nửa đầu tháng 7 đạt hơn 3 tỷ USD.

Nhìn chung, mặc dù xu hướng nhập siêu đã quay trở lại, song mức độ nhập siêu của Việt Nam vẫn là con số khá nhỏ. Từ trước đến nay, Việt Nam là quốc gia đang phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên nhu cầu nhập khẩu rất lớn. Nền kinh tế Việt Nam chủ yếu vẫn là gia công, lắp ráp nên phải nhập khẩu nhiều linh phụ kiện, nguyên phụ liệu. Bởi vậy, nhập khẩu vượt xuất khẩu một chút không phải vấn đề lớn. Đáng chú ý, khi nhìn vào cơ cấu sản phẩm, dễ thấy, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu tư liệu sản xuất.

Trong trường hợp các yếu tố tác động ở mức như hiện tại hoặc thuận lợi hơn, tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm nay được Bộ Công Thương dự báo có thể đạt khoảng 308 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2020. Về nhập khẩu, căn cứ tiến độ trong những tháng đầu năm, khả năng kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 306 tỷ USD, tăng 16,5% so với năm 2020. Cán cân thương mại xuất siêu ở mức khoảng 2 tỷ USD.

Liên quan tới thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ngày càng bền vững, theo Bộ Công Thương điều quan trọng nhất là xuất khẩu phải gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì ổn định cán cân thương mại. Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành để quy hoạch sản xuất, xuất khẩu theo hướng giảm bớt các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp và tập trung các mặt hàng có giá trị gia tăng cao; rà soát các văn bản pháp lý, tháo gỡ khó khăn và tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại...

Việt Nam cũng cần làm tốt việc điều hành nhập khẩu thông qua các vấn đề như quy tắc xuất xứ, chống các biện pháp lẩn tránh, phát triển công nghiệp hỗ trợ thay thế hàng nhập khẩu. Trên các nền tảng định hướng như vậy, Bộ Công Thương đang xây dựng Chiến lược Xuất nhạp khẩu hàng hóa giai đoạn 2021-2030, sẽ trình Chính phủ xem xét và ban hành trong thời gian tới. Các quan điểm, định hướng về xuất khẩu bền vững sẽ được thể hiện rõ nét trong văn bản này.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Tin cùng chuyên mục

Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương