Tăng lương tối thiểu vùng: Có phải tất cả người lao động đều được tăng lương?

Từ ngày 1/7/2024, mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng lên, song có phải tất cả người lao động đều được tăng lương?
Chính thức đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 Tăng lương tối thiểu vùng: Những quyền lợi nào của người lao động được tăng lên?

Theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng, áp dụng từ ngày 1/7/2024, mức lương tối thiểu tháng tại 4 vùng được quy định như sau: Vùng I: tăng 280.000 đồng, từ 4.680.000 đồng/tháng lên 4.960.000 đồng/tháng; Vùng II: tăng 250.000 đồng, từ 4.160.000 đồng/tháng lên 4.410.000 đồng/tháng; Vùng III: tăng 220.000 đồng từ 3.640.000 đồng/tháng lên 3.860 đồng/tháng; Vùng IV: tăng 200.000 đồng từ 3.250.000 đồng/tháng lên 3.450.000 đồng/tháng.

Từ ngày 1/7/2024, mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng lên
Từ ngày 1/7/2024, mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng lên. Ảnh minh họa

Mức lương tối thiểu theo giờ tại vùng I tăng từ 22.500 đồng/giờ lên 23.800 đồng/giờ, vùng II từ 20.000 đồng/giờ lên 21.200 đồng/giờ, vùng III từ 17.500 đồng/giờ lên 18.600 đồng/giờ, vùng IV từ 15.600 đồng/giờ lên 16.600 đồng/giờ.

Khi lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng từ ngày 1/7, nhiều ý kiến thắc mắc có phải tất cả người lao động đều được tăng lương?

Theo tham vấn của luật sư, người lao động đi làm tại doanh nghiệp thông thường sẽ có 4 khoản lương cần quan tâm là: Lương tối thiểu vùng; lương cơ bản, lương cơ bản chính là thuật ngữ “mức lương” theo quy định tại Bộ luật Lao động và thông thường các công ty sẽ lấy lương cơ bản làm căn cứ để đóng Bảo hiểm xã hội; lương thỏa thuận; lương thực nhận.

Trong đó, lương cơ bản phải lớn hơn hoặc bằng lương tối thiểu vùng. Lương thỏa thuận có thể lớn hơn hoặc bằng lương cơ bản. Lương thực nhận có thể bằng hoặc nhỏ hơn hoặc lớn hơn lương thỏa thuận.

Lương tối thiểu vùng ≤ Lương cơ bản ≤ Lương thỏa thuận = < > Lương thực nhận.

Trong các khoản lương đó thì pháp luật chỉ điều chỉnh đối với lương cơ bản (tức mức lương).

Cụ thể, khoản 2 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Như vậy, khi tăng lương tối thiểu từ ngày 1/7/2024, việc người lao động có được tăng lương hay không sẽ tùy vào trường hợp: Nếu lương cơ bản đã cao hơn mức lương tối thiểu vùng mới thì công ty không bắt buộc phải tăng lương cho người lao động; nếu lương cơ bản thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới thì công ty phải tăng lương cơ bản cho người lao động lên ít nhất bằng lương tối thiểu vùng mới.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, tiền lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định. Theo đó, Điều 5 Nghị định 38/2022/NĐ-CP người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.

Đối với nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Do đó, sau khi tăng lương tối thiểu vùng lên 6% từ 1/7/2024 mà lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động của người lao động đang bằng hoặc thấp hơn lương tối thiểu đã tăng thì công ty cần tăng lên cho phù hợp với quy định mới.

Tâm An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Người lao động

Tin cùng chuyên mục

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Hà Nội: Giao thông thông thoáng trong ngày nghỉ lễ cuối cùng

Hà Nội: Giao thông thông thoáng trong ngày nghỉ lễ cuối cùng

Người dân ùn ùn trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ

Người dân ùn ùn trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ

Cảnh đông đúc, lộn xộn quanh bến xe Mỹ Đình cuối kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Cảnh đông đúc, lộn xộn quanh bến xe Mỹ Đình cuối kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Hậu ‘concert quốc gia’: Khi giới trẻ yêu nước bằng cách riêng

Hậu ‘concert quốc gia’: Khi giới trẻ yêu nước bằng cách riêng

Nông thôn mới vùng dân tộc: Giữ bản sắc trong hiện đại hóa

Nông thôn mới vùng dân tộc: Giữ bản sắc trong hiện đại hóa

Dòng người đổ về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ngày cuối nghỉ lễ

Dòng người đổ về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ngày cuối nghỉ lễ

Thời tiết hôm nay 4/5: Tây Bắc Bộ có mưa đá

Thời tiết hôm nay 4/5: Tây Bắc Bộ có mưa đá

Thời tiết biển hôm nay 4/5/2025: Gió chuyển hướng đông nam

Thời tiết biển hôm nay 4/5/2025: Gió chuyển hướng đông nam

Những giọt nước mắt trong đại lễ 50 năm lịch sử

Những giọt nước mắt trong đại lễ 50 năm lịch sử

Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ Xây dựng dự toán kinh phí cho đường sắt quốc gia

Bộ Xây dựng dự toán kinh phí cho đường sắt quốc gia

Vụ bán áo in thiếu Hoàng Sa, Trường Sa: Lỗ hổng không chỉ từ chợ

Vụ bán áo in thiếu Hoàng Sa, Trường Sa: Lỗ hổng không chỉ từ chợ

Nút giao Liêm Tuyền hướng về Cầu Giẽ ùn tắc nghiêm trọng

Nút giao Liêm Tuyền hướng về Cầu Giẽ ùn tắc nghiêm trọng

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

Chi tiết các hoạt động Đại lễ Vesak 2025 tại Việt Nam

Chi tiết các hoạt động Đại lễ Vesak 2025 tại Việt Nam

Sản phẩm nông nghiệp

Sản phẩm nông nghiệp 'cất cánh' nhờ chuyển đổi số

Ngày 3/5 ở Hà Nội: Thành phố hai nhịp, hai sắc thái

Ngày 3/5 ở Hà Nội: Thành phố hai nhịp, hai sắc thái

Người trẻ hôm nay vẫn thổi bùng

Người trẻ hôm nay vẫn thổi bùng 'ngọn lửa', sẵn sàng viết tiếp nên câu chuyện hòa bình