Đề xuất lương tối thiểu vùng tăng 200.000 - 280.000 đồng từ ngày 1/7/2024 Chính thức đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 |
Theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP, mức lương tối thiểu theo các vùng từ ngày 1/7/2024 tăng bình quân từ 200.000 - 280.000 đồng so với mức lương tối thiểu hiện hành tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP.
Tăng lương tối thiểu vùng, nhiều quyền lợi của người lao động được nâng lên. Ảnh minh họa |
Cụ thể: Mức lương tối thiểu tháng tại 4 vùng được quy định như sau: Vùng I: tăng 280.000 đồng, từ 4.680.000 đồng/tháng lên 4.960.000 đồng/tháng; Vùng II: tăng 250.000 đồng, từ 4.160.000 đồng/tháng lên 4.410.000 đồng/tháng; Vùng III: tăng 220.000 đồng từ 3.640.000 đồng/tháng lên 3.860 đồng/tháng; Vùng IV: tăng 200.000 đồng từ 3.250.000 đồng/tháng lên 3.450.000 đồng/tháng.
Mức lương tối thiểu theo giờ tại vùng I tăng từ 22.500 đồng/giờ lên 23.800 đồng/giờ, vùng II từ 20.000 đồng/giờ lên 21.200 đồng/giờ, vùng III từ 17.500 đồng/giờ lên 18.600 đồng/giờ, vùng IV từ 15.600 đồng/giờ lên 16.600 đồng/giờ.
Đối với người lao động, khi tăng lương tối thiểu vùng sẽ được hưởng thêm nhiều quyền lợi tăng theo, đó là:
Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội: Theo quy định hiện hành, mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm việc bình thường. Vì vậy, khi lương tối thiểu tăng, mức đóng bảo hiểm xã hội cũng sẽ tăng theo.
Tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp: Theo quy định này, đối với người lao động trong khu vực doanh nghiệp, kể từ ngày 1/7 tới, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa đối với từng vùng như sau: Vùng I là 99,2 triệu đồng; vùng II là 88,2 triệu đồng; vùng III là 77,2 triệu đồng; vùng IV là 69 triệu đồng.
Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa: Đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, mức hưởng không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng. Căn cứ theo quy định trên, khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, người lao động cũng sẽ được hưởng mức trợ cấp thất nghiệp cao hơn khi mất việc. Chiếu theo các vùng lương, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động tăng tương ứng như sau: Vùng I tăng lên 24,8 triệu đồng (mức cao nhất trong năm 2024); vùng II là 22,050 triệu đồng; vùng III là 19,3 triệu đồng; vùng IV là 17,25 triệu đồng.
Tăng tiền lương ngừng việc: Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định, nếu phải ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động, với mức không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Tăng tiền lương tối thiểu khi chuyển công việc: Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ, thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ, nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu. Như vậy, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu, người lao động vẫn sẽ giữ nguyên mức lương theo tiền lương của công việc cũ.
Sau 30 ngày, người lao động sẽ được hưởng tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ, nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu. Do đó, khi tăng lương tối thiểu thì mức tiền lương tối thiểu khi chuyển công việc cũng sẽ tăng.
Danh sách địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu mới