Thứ hai 05/05/2025 12:53

Tăng lương tối thiểu vùng cần hài hòa lợi ích- Kỳ II: Đừng để tăng lương trở thành gánh nặng chi phí

Việc đề xuất tăng lương tối thiểu vùng trong thời điểm này thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của cơ quan chức năng với người lao động sau 2 năm chịu tác động của dịch bệnh. Tuy nhiên, cần có những giải pháp quản lý giá cả phù hợp, để tăng lương không gây ra “gánh nặng” chi phí với doanh nghiệp (DN) và người lao động.

Doanh nghiệp lo tiết giảm chi phí

Ông Phạm Hoài Nam - Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động (Tổng cục Thống kê) - cho rằng: Trong bối cảnh các hoạt động dần đi vào trạng thái bình thường như hiện nay, việc tăng lương tối thiểu vùng được tính đến để bù đắp chi phí cho người lao động và tái sản xuất sức lao động, đó cũng là một trong những nguyện vọng chính đáng của người lao động. Mặc dù nhiều DN đã trả mức lương cho người lao động cao hơn, nhưng qua nghiên cứu cho thấy, mỗi lần tăng mức lương tối thiểu vùng thì 90% số DN sẽ áp dụng mức tăng này.

Lương tối thiểu vùng được đề xuất tăng 6% từ ngày 1/7/2022

Tăng lương trong thời điểm này cũng rất cần thiết, nhằm chia sẻ khó khăn cho người lao động, tuy nhiên tiền lương cũng là yếu tố đầu vào của sản xuất, nên việc tăng tiền lương sẽ làm tăng chi phí đầu vào, giá cả hàng hóa và gây ra những khó khăn cho DN.

Trong bối cảnh 95% DN của Việt Nam là DN nhỏ và siêu nhỏ, cộng đồng DN vừa chịu tác động nặng nề của dịch bệnh, ông Phạm Hoài Nam kiến nghị, cần có những bước đi thận trọng, tham khảo ý kiến DN, người lao động và đưa ra quyết định phù hợp.

Đồng tình với phương án tăng lương tối thiểu vùng lên 6% từ ngày 1/7 để chia sẻ khó khăn với những vất vả người lao động phải trả qua sau 2 năm chống chịu với dịch bệnh, nhưng đại diện Công ty Cổ phần Hơi kỹ nghệ Que Hàn cũng cho bày tỏ, với khoảng 400 lao động đang làm việc, việc tăng lương tối thiểu vùng lên 6% nếu được triển khai từ ngày 1/7/2022 sẽ có những tác động không nhỏ đến tình hình tài chính của DN. Nhất là trong bối cảnh giá nhiên liệu đầu vào tăng cao, sản xuất còn đang trong quá trình củng cố, phục hồi lại sau đại dịch.

Tuy nhiên, với tinh thần ủng hộ, tuân thủ đề xuất tăng lương, Công ty Cổ phần Hơi kỹ nghệ Que Hàn đang tiến hành cân đối lại thu chi, tiết giảm những chi phí không cần thiết, khuyến khích người lao động đóng góp sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phấn đấu để thu xếp nguồn lực trả đúng, trả đủ lương cho người lao động tại DN.

TS. Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - cho rằng: Phương án tăng lương tối thiểu vùng lên mới 6% là một sự cố gắng rất tích cực trong việc đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động và DN.

“Đề xuất này được người sử dụng lao động ủng hộ và họ thực sự có thiện chí đồng tình vì họ thực tâm coi trọng người lao động - một yếu tố quan trọng đóng góp quyết định vào sự tồn tại, phát triển của DN” - ông Tô Hoài Nam khẳng đinh và chia sẻ thêm, điều chỉnh tăng lương sẽ ảnh hưởng và gây áp lực chi phí cho khu vực DN, tuy nhiên trong khó khăn chung, cộng đồng DN vẫn đang rất cố gắng để thực hiện định hướng chung đó là “người lao động và DN cùng đồng hành, chia sẻ lợi ích”.

Còn theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, tăng lương là thể hiện nỗ lực chia sẻ của cộng đồng DN với những khó khăn của người lao động đã trải qua sau một thời giam chịu tác động từ dịch bệnh. Tuy nhiên, để giảm bớt khó khăn, bên cạnh tiết giảm chi phí không cần thiết thì vấn đề tăng năng suất cũng cần được cả DN và người lao động chú trọng, vì với DN, lương chỉ tăng khi năng suất lao động tăng và ngược lại. Điều đó sẽ không khiến DN rơi vào tình trạng thua lỗ, thậm chí phải đóng cửa, dừng hoạt động.

“Bởi nếu DN thua lỗ, phải đóng cửa, khiến người lao động mất việc làm thì cả DN và người lao động vẫn là đối tượng chịu thiệt thòi nhiều nhất” - ông Lê Đăng Doanh khẳng định.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần có biện pháp quản lý tốt giá cả hàng hóa sau tăng lương

Đừng để tình trạng “lương chưa tăng, giá đã tăng”

Ông Nguyễn Chu Hồi - Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng đưa thông tin: Tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động từ ngày 1/7/2022 là rất hợp lý. Mặc dù mỗi lần tăng lương, chi phí gia tăng tiền mặt rất lớn, đất nước lại vừa trải qua 2 năm chống dịch Covid-19 căng thẳng. Tuy nhiên, với tinh thần lấy mục tiêu lo cho dân là chính, thì việc tăng lương không chỉ thể hiện tính ưu việt và tinh thần nhân đạo, mà còn là giải pháp để đồng hành cùng đất nước trong việc khôi phục và phát triển kinh tế trong điều kiện bình thường mới hậu Covid-19.

Việc họp bàn, lấy ý kiến để đưa đến quyết định đề xuất tăng lương tối thiểu 6% từ ngày 1/7 được các cơ quan liên quan triển khai thẳng thắn, dân chủ, thận trọng với tinh thần chung là xây dựng.

“Theo tôi, tăng thêm 6% là con số khả thi, vừa tạo động lực về tinh thần cho người lao động, vừa không gây ra tác động tiêu cực đối với nền kinh tế” - ông Nguyễn Chu Hồi nhận định và cho biết, tăng lương 6% chỉ là con số “mồi”, cái chúng ta được lớn hơn ở đây, đó chính là động lực, là nền tảng để tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, kéo theo GDP đầu người tăng lên. Không ai khác, chính người lao động lại tiếp tục thu nhận được giá trị gia tăng ngay trong năng suất lao động của mình, đóng góp nhiều hơn cho DN, đất nước.

“Tuy nhiên, để lần tăng lương tới đây có giá trị và tác động tích cực thực sự đến người lao động, DN và cả nền kinh tế, Chính phủ cần chỉ đạo kiểm soát tốt việc tăng giá hàng hóa và giá các mặt hàng, có chế tài nghiêm với những tập thể, cá nhân lợi dụng chính sách tăng lương để tăng giá bất hợp lý, tránh tình trạng “lương chưa tăng, giá đã tăng” - ông Nguyễn Chu Hồi cho biết thêm.

Cũng lo lắng việc tăng lương kéo theo giá cả hàng hóa tăng, gây tác động ngược với DN và nền kinh tế, ông Nguyễn Văn Hởi - đại diện Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Thái Nam cho rằng: Để cân bằng lợi ích cho DN, các cơ quan chức năng cần quản lý tốt việc tăng giá sau tăng lương, nếu không chính DN và người lao động lại gánh chịu nhiều hậu quả nhất.

Theo các chuyên gia kinh tế, nếu không quản lý tốt giá cả hàng hóa sau tăng lương, thì không chỉ người lao động, DN bị ảnh hưởng, tình hình kinh tế vĩ mô, lạm phát cũng chịu tác động theo. Vì thế, cần có những bước đi cẩn trọng, bởi chia sẻ với khó khăn của người lao động là tốt, nhưng cũng cần tham khảo ý kiến DN, vì DN là người trả lương, cũng là người chịu tác động của chính sách tiền lương.

Ông Phạm Hoài Nam - Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động (Tổng cục Thống kê): Tiền lương là yếu tố đầu vào của sản xuất, nên việc tăng lương sẽ làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp, tăng giá cả hàng hóa đầu ra và ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Nhóm phóng viên
Bài viết cùng chủ đề: Tăng lương cơ sở

Tin cùng chuyên mục

Hào khí dân tộc nâng bước doanh nghiệp Việt Nam phát triển

Cần chính sách vượt trội để khu vực tư nhân vươn tầm

PC Huế bảo dưỡng lưới điện trong ngày nghỉ lễ 1/5

Quảng Nam khánh thành công trình kỷ niệm 50 năm EVNCPC

Nestlé Việt Nam triển khai chương trình tôn vinh ẩm thực Huế

Công đoàn EVNGENCO2 thăm, tặng quà người lao động Thủy điện Trung Sơn

Hòa Phát cung cấp thép dự ứng lực cho dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

TTC AgriS giữ vững & phát triển vùng nguyên liệu, tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào canh tác mía

Giảm thuế VAT giúp doanh nghiệp duy trì mạch sản xuất

PC Huế: Bàn giao 2 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai: Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025

Đảng bộ EVNNPT bước vào nhiệm kỳ mới với khí thế mới

Acecook Việt Nam - Hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước

Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Petrolimex Sài Gòn và huyện Nhà Bè bàn giao 2 căn nhà cho hộ cận nghèo

Petrolimex nỗ lực hoàn thành các mục tiêu lớn năm 2025

PC Huế: Đảm bảo cấp điện Chương trình Huế - Kinh đô ẩm thực

Thủy điện Trung Sơn sẵn sàng huy động tối đa công suất cho mùa khô 2025

Delta Group không ngừng đổi mới, khẳng định vị thế hàng đầu

Hồng Châu Yến và dấu hỏi sau những lọ yến 'thuần Việt'