Chống ngập đô thị - nhìn từ bài học thành phố Đà Nẵng (bài 3)

Tăng không gian cây xanh để tăng sức chống chịu với biến đổi khí hậu cho đô thị ven biển

Các địa phương miền Trung, trong đó có thành phố Đà Nẵng phải tăng diện tích cây xanh, khu công cộng để tăng sức chống chịu biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Thành phố Đà Nẵng ngập sâu, do đâu? Quy hoạch thành phố Đà Nẵng cần chuẩn bị dư địa để ứng phó với ngập lụt

Các đô thị ven biển miền Trung đứng trước thách thức biến đổi khí hậu, nước biển dâng

Nhìn từ bài học ngập lụt tại thành phố Đà Nẵng vừa qua, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng đang diễn ra thường xuyên và ngày càng trầm trọng, và dư địa đô thị hóa của các địa phương, đô thị ven biển miền Trung còn lớn, nhiều chuyên gia quy hoạch cho rằng các địa phương, đô thị ven biển miền Trung đang đứng trước nhiều thách thức của biến đổi khí hậu, trong đó có hiện tượng thời tiết cực đoan, mưa lớn.

Tăng không gian cây xanh, công cộng để tăng sức chống chịu với biến đổi khí hậu cho đô thị ven biển
Bản đồ nguy cơ ngập úng với mực nước biển dâng 100cm tại thành phố Đà Nẵng. Nguồn: Đề án Quy hoạch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Theo TSKH.KTS. Ngô Viết Nam Sơn, tương lai, thành phố Đà Nẵng sẽ còn phát triển mạnh, đồng nghĩa với việc tăng bê tông hóa đô thị hơn, xây dựng nhiều nhà cao tầng hơn. Trong đó, trong quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045 cũng khuyến khích phát triển về phía đồi núi. Tình trạng bê tông hóa đồi núi, sẽ tạo nguy cơ nước mưa đổ nhanh hơn từ vùng cao xuống khu thấp. Nếu không có sự chuẩn bị tốt, sắp tới Đà Nẵng sẽ có nguy cơ ngập nặng hơn rất nhiều.

KTS. Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhận định, thực trạng chung hiện nay đối với khu vực ven biển đó là quy hoạch xây dựng và công tác quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức nên chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và phát triển; nhiều dự án tập trung ven biển dẫn đến thiếu không gian, cự ly cần thiết để tạo không gian công cộng dành cho cộng đồng. Hệ thống cây xanh chống gió cát và bảo vệ đô thị trước gió bão bị đốn hạ nhường chỗ cho các công trình dịch vụ nhỏ, lẻ, làm hạn chế khả năng “chống chịu” của đô thị trước gió bão. Quỹ đất cho phát triển không gian công cộng và hạ tầng đô thị bị hạn chế, làm giảm khả năng thoát nước tự nhiên, gây úng ngập cho đô thị trong trường hợp xảy ra mưa với cường độ lớn và làm gia tăng nguy cơ xói lở đường bờ dưới tác động của biến đổi khí hậu.

Với xu hướng phát triển như hiện nay, các thành phố và thị trấn ven biển đang phải đối mặt với những thách thức phát triển cân bằng. Cùng với đó là những biến động về điều kiện tự nhiên và môi trường, biến đổi khí hậu và nước biển dâng, lũ lụt... cũng đang là những thách thức lớn mà các đô thị ven biển phải đối mặt.

Mặc dù được đánh giá là quốc gia chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu và nước biển dâng nhưng các giải pháp ứng phó của nước ta vẫn chưa đồng bộ và hiệu quả.

Tăng không gian cây xanh, công cộng để tăng sức chống chịu với biến đổi khí hậu cho đô thị ven biển
TSKH. KTS Ngô Viết Nam Sơn

Thành phố Đà Nẵng và các đô thị ven biển miền Trung cần dành không gian cho cây xanh và không gian nước. Không gian nước trong khu đô thị có thể xây dựng hồ điều tiết ở trên. Còn nếu không xây hồ điều tiết trên thì phải xây dựng hồ điều tiết ngầm. Đây là trách nhiệm xã hội của nhà đầu tư. Vấn đề ở đây là câu chuyện quản lý đô thị phải quản lý, điều hành như thế nào để có sự phối hợp nhịp nhàng.

Xây đô thị cao tầng bao nhiêu tăng tương ứng không gian xanh, không gian công cộng bấy nhiêu

Ông Sơn cho rằng tại thành phố Đà Nẵng, hiện tại, nhìn trên cao xuống, đất đều “đã có chủ”, đã có quy hoạch và thành phố đã giao đất, nhưng rất nhiều nhà đầu tư chưa xây dựng. Đây vừa là thư thách, vừa là cơ hội.

“Hiện giờ mật độ xây dựng của Đà Nẵng chưa cao. Nhưng sau này khi xây cao tầng lên thì đừng nên tham lợi, mà phải dành ít nhất 30 - 40% diện tích đất cho không gian xanh, công viên. Ngay cả khu vực đường đi bộ cũng không nên bê tông hóa hết mà nên chọn giải pháp vật liệu hút thấm phù hợp, để nước thẩm thấu xuống dưới”, ông Sơn đề xuất và nhấn mạnh “Đà Nẵng vẫn còn cơ hội để thay đổi. Đất dự án nhìn có vẻ như đã kín hết nhưng đa số trong đó vẫn là nhà thấp tầng, sau này khi chỉnh trang phát triển cao tầng hơn, thì phải đưa đồng thời kế hoạch xây dựng công viên, hồ điều tiết vào”.

Theo TSKH.KTS. Ngô Viết Nam Sơn, tương lai, đô thị hóa thành phố Đà Nẵng vẫn có thể tăng gấp hàng chục lần so với hiện tại, nhưng phải lưu ý cũng phải tăng tương ứng không gian xanh lên hàng chục lần. “Phát triển chiều cao đô thị thì phải đi kèm với việc tăng diện tích công viên dưới đất. Đó là bài toán về cân đối trong mặt quy hoạch bền vững”, ông Sơn nói.

Tăng không gian cây xanh, công cộng để tăng sức chống chịu với biến đổi khí hậu cho đô thị ven biển
Các đô thị ven biển miền Trung, trong đó có thành phố Đà Nẵng phải tăng không gian xanh, không gian công cộng để tăng sức chống chịu với biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan (gồm mưa lớn). Ảnh: Một góc công viên 29/3 Đà Nẵng

Để làm được điều này, ông gợi ý rằng chính quyền thành phố Đà Nẵng phải có chính sách kiểm soát và chế tài trong quá trình cấp phép và quản lý việc xây dựng các dự án.

Cụ thể, khi cấp phép xây dựng dự án cao tầng thì phải ràng buộc với các cam kết của chủ đầu tư, đề nghị nhà đầu tư khi bán dự án đến đâu thì phải làm hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng không gian xanh mặt đất đến đó, theo một tỷ lệ tương xứng. Ví dụ, trong một dự án 9.000 căn hộ, khi chủ đầu tư muốn bán 3.000 căn hộ thì phải xây dựng hoàn thiện xong hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, bao gồm diện tích không gian xanh, tương ứng cho nhu cầu sử dụng của 3.000 căn hộ. Thành phố Đà Nẵng không nên cho phép việc xây và bán xong 3.000 căn hộ đợt đầu, mà hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và không gian xanh cho người dân vẫn chưa làm. “Phải “ràng buộc” chủ đầu tư ở mỗi giai đoạn khi mở bán sản phẩm (căn hộ, nhà ở) thì hạ tầng không gian xanh, hạ tầng kỹ thuật, trường học, bệnh viện, trạm xá… phải đi song hành với không gian ở. Đây là một điều rất quan trọng”, TSKH.KTS. Ngô Viết Nam Sơn lưu ý.

Trong khi ở một số nơi như TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh vẫn còn “lỏng lẻo” trong vấn đề này, thì thành phố Đà Nẵng có thể đi đầu làm gương trong việc quản lý phát triển bền vững, ràng buộc nhà đầu tư, để chính những người mua dự án được thụ hưởng khi vào ở có sẵn hạ tầng không gian xanh, hạ tầng xã hội thiết yếu; vừa giúp bổ sung không gian xanh, mảng giữ nước cho phát triển bền vững. “Làm như thế khả thi và hợp lý hơn. Nếu để nhà đầu tư “mắc nợ” việc làm không gian xanh, thì sau khi nhà đầu tư bán hết sản phẩm, đa phần họ sẽ không tiếp tục làm không gian xanh, không làm hạ tầng xã hội, lúc đó hệ lụy tất yếu, là thành phố sẽ buộc phải bỏ ngân sách ra làm”

TSKH.KTS. Ngô Viết Nam Sơn nhấn mạnh “Hiện giờ Đà Nẵng đang rất thiếu không gian xanh, đặc biệt là thiếu không gian cho nước. Đây là thử thách lớn cho việc quản lý đô thị hiện nay. Phải chuẩn bị tốt, quy hoạch tốt thì mới có thể đảm bảo đô thị tương lai không ngập”.

Ở góc độ quản lý vĩ mô, KTS. Trần Ngọc Chính cho rằng, để ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, cần thiết phải có sự điều chỉnh các văn bản pháp luật, bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng, đáp ứng yêu cầu phát triển của khu vực ven biển. Bên cạnh đó, cần phân loại dự án ưu tiên đầu tư xây dựng và có giải pháp cụ thể đối với từng nhóm dự án nhằm đảm bảo việc đầu tư xây dựng có hiệu quả, tránh lãng phí đất đai, bảo vệ môi trường và ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Xây dựng kịch bản nước biển dâng để kịp thời điều chỉnh quy hoạch, kết cấu hạ tầng xây dựng nếu cần thiết.

Đối với các địa phương ven biển, KTS. Trần Ngọc Chính khuyến nghị cần kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của các dự án đầu tư tại khu vực ven biển với quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt; rà soát tổng thể các dự án để điều chỉnh quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất đảm bảo lợi ích cộng đồng dân cư và doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn; khai thác sử dụng không gian ven biển hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh quốc phòng. Tổ chức lập quy hoạch xây dựng khu vực ven biển, đảm bảo quỹ đất bố trí khu dịch vụ công cộng, công viên, quảng trường, bãi tắm công cộng phục vụ dân cư và khách du lịch, công trình hạ tầng kỹ thuật, khu vực bảo tồn, phòng hộ,...

Tăng không gian cây xanh, công cộng để tăng sức chống chịu với biến đổi khí hậu cho đô thị ven biển
Mạng lưới cây xanh, mặt nước hiện trạng tại thành phố Đà Nẵng

Điều chỉnh quy hoạch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050:

Hiện tại, có rất ít không gian xanh nằm trong khu vực đô thị. Những không gian xanh đô thị này hầu hết nằm dọc theo sông Hàn. Thiếu không gian xanh trong các khu vực phát triển để góp phần vào cuộc sống của thành phố và các khu dân cư. Nguyên nhân được cho là diện tích đất hạn chế cho không gian xanh do áp lực đô thị hóa.

Định hướng đến năm 2030, không gian xanh sử dụng công cộng cấp đô thị tại thành phố Đà Nẵng là 1.394 ha. Tổng cộng có 1.476 ha đất đã được khoanh vùng thành khu vực cây xanh cách ly (khu đệm cho các cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu vực mặt nước…). Có 429 ha diện tích không gian xanh dành riêng cho vườn ươm thực vật, vườn bách thảo và các công viên chủ đề. Ngoài ra, tổng diện tích các loại đất rừng ở Đà Nẵng vào khoảng 56.334 ha.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Kinh doanh dịch vụ mang tính thời vụ đang diễn ra khá nhộn nhịp tại tuần lễ hoa dã quỳ Chư Đang Ya (Gia Lai), tiểu thương kỳ vọng một tuần lễ bội thu.
Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Theo Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 tăng gần 12% so cùng kỳ, trong đó ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt toàn ngành.
Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 10 tỉnh Bắc Giang ước đạt gần 81 nghìn tỷ đồng, lũy kế 10 tháng đạt hơn 562 nghìn tỷ đồng, tăng 28,1% so với cùng kỳ.
Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Một số ngành sản xuất chủ lực của tỉnh Vĩnh Long hoạt động khá khởi sắc trong 10 tháng đầu năm 2024, điển hình là sản xuất giày da, trang phục, phụ tùng xe...
Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, từ đó tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Hơn 5 năm triển khai đồng bộ chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Sóc Trăng đã tạo ra nhiều hiệu quả tích cực trong phát kinh tế nông thôn.
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10/2024 của tỉnh Bình Phước ước tính tăng hơn 7% so tháng trước và tăng hơn 20% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

10 tháng năm 2024, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp Hải Phòng tăng 14,45% so với cùng kỳ. Hải Phòng đang đẩy nhanh thành lập các khu, cụm công nghiệp mới.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Từ đầu năm đến nay, vượt qua những khó khăn, thách thức, kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phục hồi ở hầu hết các ngành, lĩnh vực.
Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Những năm qua, lượng phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tăng nhanh, nhưng hạ tầng giao thông lại không đáp ứng kịp nhu cầu.
Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP, đây là cách mà ngành Công Thương Hà Nội đưa sản phẩm an toàn đến với người tiêu dùng Thủ đô.
Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Cần Thơ, số lao động làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố lên tới 45.252 người, tăng 4.865 người so với cùng kỳ
Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Sở Công Thương Trà Vinh cho biết, trong tháng 10/2024 ghi nhận tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 5.300 tỷ đồng.
Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Nhờ sự hỗ trợ thiết thực và hiệu quả từ chương trình khuyến công, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Bình Dương đã phát triển, khẳng định vị thế.
Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đang khẳng định vị thế là một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam.
Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, Quảng Ninh đã dành sự quan tâm, tích cực vào cuộc, đồng hành với doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Tỉnh Đồng Nai tổ chức lập quy hoạch xây dựng tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2050, trong đó phát triển hạ tầng logistic đang được tập trung đẩy mạnh.
Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

10 tháng năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế có bước tăng trưởng khá, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD, tăng hơn 17%.
Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Trong tháng 10 và 10 tháng đầu 2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khá.
Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Quảng Ninh đã và đang tận dụng tối đa tiềm năng từ các khu kinh tế biển để phát triển, hướng tới mục tiêu trở thành một địa phương mạnh và giàu từ biển.
Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Việc tối ưu hóa các giải pháp logistics giúp Tiền Giang nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí vận chuyển, đồng thời thúc đẩy xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động