Chống ngập đô thị - nhìn từ bài học thành phố Đà Nẵng (bài 2)

Quy hoạch thành phố Đà Nẵng cần chuẩn bị dư địa để ứng phó với ngập lụt

Tần suất những trận mưa cực đoan có chiều hướng gia tăng dày hơn. Quy hoạch thành phố Đà Nẵng cần chuẩn bị dư địa cho việc ứng phó với ngập lụt.
Thành phố Đà Nẵng ngập sâu, do đâu?

Gia tăng mưa cực đoan

Là người nhiều năm nghiên cứu về tình hình ngập lụt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, theo Tiến sĩ Lê Hùng – Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng, trong vòng 10 năm trở lại đây (năm 2013 – nay) đã xuất hiện 5 trận mưa trên 89 mm/1 giờ, trên 148 mm/3 giờ. Trong khi đó, trước năm 2013, chưa có trận mua nào xảy ra như vậy (trận mưa 1 giờ lớn nhất là năm 1999 với lượng mưa 54,6 mm; mưa 3 giờ lớn nhất năm 2009 là 125,7 mm). Đợt mưa lũ vừa qua là lần thứ 2 trong 4 năm kể từ 2018 đến nay xảy ra trận mưa cực đoan. Điều đó cho thấy tần suất trận mưa cực đoan xuất hiện ngày càng dày hơn; lượng mưa ngày càng lớn hơn (lượng mưa 1 giờ và 3 giờ lớn nhất trong đợt mưa lũ vừa qua gấp 1,5 lần lượng mưa trong thời gian tương tự năm 2018).

Quy hoạch thành phố Đà Nẵng cần chuẩn bị dư địa để ứng phó với ngập lụt
Tần suất những trận mưa cực đoan với lượng mưa cao đột biến có chiều hướng gia tăng (Ảnh: Ngập tại quận Thanh Khê lúc 19h tối 14/10)

Tiến sĩ Lê Hùng cho biết, số liệu lượng mưa 1 giờ, 3 giờ và 6 giờ lớn nhất thống kê từ năm 1976 – 2018 cho thấy năm 2022, lượng mưa 1 giờ vượt tần suất 0,2% (chu kỳ 500 năm xảy ra 1 lần), lượng mưa 3 giờ vượt 0,1% (chu kỳ 1.000 năm xảy ra một lần), và lượng mưa 6 giờ xấp xỉ 0,2% (chu kỳ 500% xảy ra 1 lần). Vì vậy, từ trận mưa bất thường vừa qua thành phố phải làm rõ được những bất cập về hạ tầng. “Không phải để quy trách nhiệm, mà để chính quyền thành phố, những nhà quản lý, quy hoạch có giải pháp và sự chuẩn bị cho tương lai để ứng phó với những trận mưa cực đoan có thể xuất hiện nhiều hơn, tránh cho thành phố bị “đánh úp” và hoàn toàn “thất thủ” như đợt mưa lũ vừa qua.

Đồng tình với quan điểm này, theo TSKH. KTS. Ngô Viết Nam Sơn, thành phố Đà Nẵng là đô thị biển, vì vậy cần có kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. “Nhưng cơn mưa vừa rồi chưa phải là biến đổi khí hậu, mật độ đô thị tại thành phố chưa cao, mà đã ngập như vậy. Trong tương lai, thành phố chắc chắn còn phải đối mặt với những trận mưa có thể lớn hơn nữa. Trận mưa lớn này chưa phải là ngưỡng. Tức là phải có sự tính toán, ứng phó lâu dài”, KTS Ngô Viết Nam Sơn nhận định và cho rằng thành phố phải có sự chuẩn bị thật tốt để việc ứng phó với những trận mưa cực đoan hiệu quả hơn.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Về lâu dài, thành phố Đà Nẵng phải nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, trong đó, đầu tư bài bản hệ thống thoát nước; cần kết hợp làm tốt công tác dự báo, thực hiện tốt hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó với các tình huống khẩn cấp xảy ra do đặc thù địa phương ven biển, tiềm ẩn nhiều thiên tai.

Phải đánh giá lại hệ thống thoát nước thành phố

Theo Tiến sĩ Lê Hùng, thành phố Đà Nẵng phải đánh giá kỹ các công trình thoát nước hạ tầng khi xây dựng mới. Bên cạnh đó, đánh giá lại các hiện trạng và quy hoạch thoát nước, thoát lũ của thành phố. Ngoài việc xác định một số điểm ngập sau mỗi lần mưa cần đánh giá khả năng chịu đựng tối đa của khu vực là bao nhiêu mm. Để tăng khả năng thoát nước cần xác định ưu tiên đầu tư những công tình xây dựng nào theo từng giai đoạn. Ngoài ra, cần tuyển dụng được người tài trong công tác ứng phó với thiên tai; cập nhật liên tục các cảnh báo thiên tai, các vị trí có nguy cơ ngập nặng để thông tin rộng rãi cho người dân nắm được thông tin.

Quy hoạch thành phố Đà Nẵng cần chuẩn bị dư địa để ứng phó với ngập lụt
Mạng lưới thoát nước mưa theo quy hoạch đến năm 2030 tại Đề án điều chỉnh quy hoạch thành phố giai đoạn 2021 - 2030, tâm nhìn 2050 đã được phê duyệt

GS.TS. Nguyễn Thế Hùng – Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng cho rằng thành phố phải rà soát, đánh giá lại hệ thống thoát nước của thành phố bao gồm cả tiêu chuẩn về kích thước, độ dốc của hệ thống thoát nước. Thường xuyên theo dõi, nạo vét để không cản dòng chảy, làm chậm tốc độ thoát nước.

Ngoài ra, thành phố phải nghiêm túc xem xét lại vai trò của các hồ điều tiết nước. “Thành phố Đà Nẵng có nhiều hồ điều tiết tự nhiên nhưng dần bị thu hẹp và san lấp. Ví dụ như hồ Thạc Gián, hồ Bàu Tràm, hồ Vàng… Việc thu hẹp diện tích sẽ làm khả năng điều tiết nước giảm xuống. Đô thị hóa, bê tông hóa làm khả năng rút nước tự nhiên mất đi”, GS.TS. Nguyễn Thế Hùng nói.

Quy hoạch phải chuẩn bị dư địa để ứng phó với việc ngập lụt

Nói về giải pháp khắc phục ngập lụt cho thành phố Đà Nẵng, TSKH.KTS Ngô Viết Nam Sơn khẳng định “Quy hoạch thành phố Đà Nẵng cần chuẩn bị dư địa để ứng phó với việc ngập lụt”.

Trên thực tế, mật độ xây dựng tại thành phố Đà Nẵng chưa phải là cao. Thành phố vẫn đang đô thị hóa mạnh mẽ. Trong tương lai gần Đà Nẵng còn có mật độ xây dựng, đô thị cao hơn nhiều hiện tại. Sẽ có thêm nhiều công trình cao tầng, thậm chí là bê tông hóa. Như vậy, quy hoạch cần chuẩn bị dư địa cho việc ứng phó với ngập lụt.

Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, chuẩn bị về quy hoạch để ứng phó với việc ngập lụt đó là phải tăng không gian xanh bao gồm ở khu vực đồi núi với đồng bằng nên có những vành đai xanh rừng để giữ nước lại, cản tốc độ nước từ trên núi đổ xuống. Cùng với đó, là tăng không gian xanh công viên thành phố. Hiện giờ, diện tích công viên tại thành phố Đà Nẵng khá thấp, cần thiết phải bổ sung. Trong quy hoạch phải tăng diện tích công viên. Các công viên có vai trò khi mưa lớn, hạ tầng không kham nổi thì nước đổ vào công viên, thẩm thấu xuống đất, bổ sung nước ngầm. Một mặt giảm xâm nhập mặt, một mặt giảm ngập.

“Hiện tại Đà Nẵng đang thiếu công viên, thiếu không gian rừng. Đừng tham lam xây dựng đô thị nhiều quá mà phải có không gian rừng để giữ nước, có đồi núi để ngăn nước chảy xuống nhanh. Dưới đồng bằng thì phải có công viên kết hợp với hồ nước”, KTS. Ngô Viết Nam Sơn khuyến nghị.

Song song với không gian xanh, cần nghiên cứu những hệ thống kênh rạch làm không gian cho nước. Đặc biệt chú ý đến bổ sung các hồ điều tiết. Đối với những khu vực đô thị đã làm kín hết thì tương lai xa phải tính đến xây dựng các hồ điều tiết ngầm để thu nước.

Phải hoàn thiện, nâng cấp dần dần hệ thống hạ tầng thoát nước đối với đô thị cũ (đã xây dựng), giám sát chặt chẽ việc xây dựng hạ tầng thoát nước ở các khu đô thị mới.

Khi có những trường hợp mưa cực đoan như thời gian qua, thậm chí mưa lớn hơn thì sẽ phải chuẩn bị những không gian cho nước để hút nước về đó. Ở những vị trí các con đường bị ngập gần các hồ điều tiết thì nước về hồ điều tiết đường sẽ hết ngập. Đó là một kinh nghiệm.

Quy hoạch thành phố Đà Nẵng cần chuẩn bị dư địa để ứng phó với ngập lụt
Theo TSKH. KTS Ngô Viết Nam Sơn, đợt ngập lụt vừa qua là một cảnh báo cần thiết để thành phố Đà Nẵng có sự chuẩn bị bài bản hơn ứng phó hiệu quả với ngập lụt đô thị trong tương lai (Ảnh: Hầm chui Điện Biên Phủ ngập nước trong đợt mưa lũ hôm 14/10)

Trong tương lai, để giảm tác hại của biến đổi khí hậu sẽ có những đô thị phải quy hoạch chiều cao nền của đô thị đủ cao và không gian nước. Đợt ngập lụt vừa rồi tại thành phố Đà Nẵng là một cảnh báo cần thiết để các thành phố có sự chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.

“Đà Nẵng ngập vừa qua là một điều đáng tiếc, nhưng cũng là điều may mắn cảnh báo cho biết Đà Nẵng trong có thể ngập hơn để thành phố có sự đầu tư, chuẩn bị bài bản hơn ứng phó hiệu quả với ngập lụt đô thị”, KTS. Ngô Viết Nam Sơn nói.

Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định 359/QĐ-TTg ngày 15/3/2021:

Thành phố Đà Nẵng hiện có 31 hồ điều tiết nước, chủ yếu là hồ nhỏ (có diện tích từ 1,4 – 6,9 ha). Hồ điều tiết lớn nhất hiện tại là hồ Bàu Tràm (KCN Hòa Khánh, quận Liên Chiểu) với diện tích 48,6 ha.

Thành phố Đà Nẵng sẽ xem xét, đánh giá đúng mức lại vai trò của các hồ điều tiết. Trong đó nhấn mạnh, cần có nghiên cứu sâu về vấn đề này và xem xét tăng cường mạng lưới hồ điều tiết nước.

Để giảm quy mô và lưu lượng mạng lưới thoát nước mưa việc cần thiết là xây dựng các hồ điều hoà (bao gồm cả cải tạo hồ hiện trạng và xây dựng mới) trong từng lưu vực và đảm bảo tuân thủ theo vị trí các hồ quy hoạch trong đồ án điều chỉnh quy hoạch.

Hiện nay khu vực huyện Hòa Vang bị ngập lụt rất nhiều vị trí trong khi quy hoạch chung 2013 chưa nghiên cứu sâu khu vực này. Cần phải kiểm tra, đánh giá lại cho khu vực này đặc biệt là ảnh hưởng của phát triển đô thị và các tuyến đường giao thông như cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi, đường Vành đai phía Tây.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thời tiết hôm nay 4/5: Tây Bắc Bộ có mưa đá

Thời tiết hôm nay 4/5: Tây Bắc Bộ có mưa đá

Thời tiết hôm nay 4/5, phía Tây Bắc Bộ có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Thời tiết biển hôm nay 4/5/2025: Gió chuyển hướng đông nam

Thời tiết biển hôm nay 4/5/2025: Gió chuyển hướng đông nam

Dự báo thời tiết biển hôm nay 4/5/2025, gió trên các vùng biển cường độ yếu, khu vực Vịnh Bắc Bộ có mưa vài nơi, gió đông nam đến nam, sóng cao 0,5-1,5m.
Những giọt nước mắt trong đại lễ 50 năm lịch sử

Những giọt nước mắt trong đại lễ 50 năm lịch sử

Chứng kiến những phút giây hào hùng của buổi Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều người đã không cầm được nước mắt.
Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ Y tế đề nghị địa phương siết kiểm tra, xử lý thực phẩm giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả trên thị trường, công khai vi phạm để bảo vệ sức khỏe người dân.
Bộ Xây dựng dự toán kinh phí cho đường sắt quốc gia

Bộ Xây dựng dự toán kinh phí cho đường sắt quốc gia

Theo Bộ Xây dựng, tổng kinh phí đầu tư đường sắt quốc gia và đô thị Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh dự kiến hơn 5,5 triệu tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Vụ bán áo in thiếu Hoàng Sa, Trường Sa: Lỗ hổng không chỉ từ chợ

Vụ bán áo in thiếu Hoàng Sa, Trường Sa: Lỗ hổng không chỉ từ chợ

Chiếc áo in bản đồ Việt Nam thiếu quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại chợ Thanh Bình, tỉnh Hải Dương là vấn đề đáng lo ngại, không thể xem nhẹ.
Nút giao Liêm Tuyền hướng về Cầu Giẽ ùn tắc nghiêm trọng

Nút giao Liêm Tuyền hướng về Cầu Giẽ ùn tắc nghiêm trọng

Chiều 3/5, nút giao Liêm Tuyền hướng về cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ xảy ra tình trạng ùn tắc nghiêm trọng khi người dân trở về Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan báo cáo về kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, những vấn đề đã hứa tại kỳ họp trước trong lĩnh vực y tế.
Chi tiết các hoạt động Đại lễ Vesak 2025 tại Việt Nam

Chi tiết các hoạt động Đại lễ Vesak 2025 tại Việt Nam

Đại lễ Phật đản (Vesak 2025) diễn ra từ ngày 2-8/5, tại TP. Hồ Chí Minh với chuỗi hoạt động phong phú, là sự kiện đối ngoại văn hoá quốc tế ý nghĩa.
Sản phẩm nông nghiệp

Sản phẩm nông nghiệp 'cất cánh' nhờ chuyển đổi số

Chuyển đổi số đã tạo đà cho nhiều sản phẩm nông nghiệp thành công, từ truy xuất nguồn gốc đến mở rộng tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử.
Ngày 3/5 ở Hà Nội: Thành phố hai nhịp, hai sắc thái

Ngày 3/5 ở Hà Nội: Thành phố hai nhịp, hai sắc thái

Ngày 3/5, chuẩn bị hết kỳ nghỉ lễ, Hà Nội hiện lên với hai sắc thái song hành: Một nhịp sống đang dần sôi động trở lại và một nhịp sống chậm rãi.
Người trẻ hôm nay vẫn thổi bùng

Người trẻ hôm nay vẫn thổi bùng 'ngọn lửa', sẵn sàng viết tiếp nên câu chuyện hòa bình

Ngọn lửa yêu nước vẫn cháy rực trong lòng người Việt qua những hành động giản dị, thiết thực trong đại lễ 30/4 kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Tháng 5/2025: Nhiều chính sách mới hỗ trợ trẻ em, học sinh

Tháng 5/2025: Nhiều chính sách mới hỗ trợ trẻ em, học sinh

Nhiều chính sách hỗ trợ trẻ em và học sinh có hiệu lực từ ngày 1/5/2025, giúp các bậc cha mẹ giảm gánh nặng chi phí, thực hiện định hướng ưu tiên cho giáo dục.
Du lịch hay ‘trốn phố’ về quê: Người Việt chọn gì?

Du lịch hay ‘trốn phố’ về quê: Người Việt chọn gì?

Khi kỳ nghỉ đến, người chọn du lịch để xả stress, người “trốn phố” về quê tìm bình yên. Xu hướng nào đang lên ngôi trong đời sống hiện đại của người Việt?
Thời tiết hôm nay 3/5: Bắc Bộ ngày nắng, đêm mưa

Thời tiết hôm nay 3/5: Bắc Bộ ngày nắng, đêm mưa

Thời tiết hôm nay 3/5, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ ngày 3/5 đến ngày 4/5, có nắng vào ban ngày, chiều tối và đêm có mưa rào, rải rác có dông.
Thời tiết biển hôm nay 3/5/2025: Biển Đông có lốc xoáy

Thời tiết biển hôm nay 3/5/2025: Biển Đông có lốc xoáy

Dự báo thời tiết biển hôm nay 3/5/2025, gió trên các vùng biển có cường độ yếu, khu vực Biển Đông có mưa rào và dông, khả năng xảy ra lốc xoáy.
Từ lời nhắn ‘thế hệ các cháu đừng có huân chương’ đến hiệu triệu ‘đôi cánh mới’ của Tổng Bí thư

Từ lời nhắn ‘thế hệ các cháu đừng có huân chương’ đến hiệu triệu ‘đôi cánh mới’ của Tổng Bí thư

Đại lễ lịch sử để lại rất nhiều dấu ấn nhưng tôi nhớ nhất lời nhắn ‘thế hệ các cháu đừng có huân chương’ và lời hiệu triệu ‘đôi cánh mới’ của Tổng Bí thư
Bộ đội Biên phòng Lai Châu cứu bé gái lạc trong rừng

Bộ đội Biên phòng Lai Châu cứu bé gái lạc trong rừng

Sau gần 3 ngày đêm tìm kiếm, Bộ đội Biên phòng Lai Châu đã kịp thời cứu an toàn cháu bé người La Hủ 7 tuổi bị thiểu năng lạc vào rừng sâu.
Chuyển đổi số du lịch nông thôn mới: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Chuyển đổi số du lịch nông thôn mới: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Dù sở hữu tiềm năng phát triển mạnh mẽ, nhưng chuyển đổi số trong du lịch nông thôn nhiều nơi vẫn chậm triển khai, bỏ lỡ cơ hội thúc đẩy kinh tế địa phương.
Tai nạn giao thông trong 2 ngày lễ đầu tháng 5 giảm cả hai tiêu chí

Tai nạn giao thông trong 2 ngày lễ đầu tháng 5 giảm cả hai tiêu chí

Thống kê của Cục Cảnh sát giao thông, trong hai ngày nghỉ lễ 1 và 2/5/2025 cả nước ghi nhận 117 vụ tai nạn giao thông, làm chết 50 người bị thương 100 người.
Từ ngày 1/7/2025, khoảng 1,6 triệu người cao tuổi sẽ nhận trợ cấp hưu trí

Từ ngày 1/7/2025, khoảng 1,6 triệu người cao tuổi sẽ nhận trợ cấp hưu trí

Từ 1/7/2025, khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực, dự kiến khoảng 1,6 triệu người cao tuổi trên cả nước sẽ nhận trợ cấp hưu trí theo quy định mới.
Từ tuyến lửa Trường Sơn đến

Từ tuyến lửa Trường Sơn đến 'xa lộ' logistics - Bài 3: Từ 'mạch máu' thép đến 'huyết quản' số

Việt Nam đã chuyển từ hậu cần chiến tranh sang chuỗi cung ứng toàn cầu, cải cách hạ tầng và phát triển chiến lược logistics, nền tảng vững chắc cho hội nhập.
Thời tiết hôm nay 2/5: Hà Nội đêm mưa, ngày nắng

Thời tiết hôm nay 2/5: Hà Nội đêm mưa, ngày nắng

Thời tiết hôm nay 2/5, Hà Nội có mây, đêm có mưa vài nơi, ngày nắng, gió nhẹ. Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, trong mưa dông xảy ra lốc, sét, mưa đá.
Thời tiết biển hôm nay 2/5/2025: Hầu hết vùng biển mưa, dông

Thời tiết biển hôm nay 2/5/2025: Hầu hết vùng biển mưa, dông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 2/5/2025, gió trên các vùng biển có cường độ yếu. Hầu hết các vùng biển có mưa rào và dông vài nơi.
Về Bảo tàng Lịch sử Quân sự, cùng dòng người ngược dấu xưa

Về Bảo tàng Lịch sử Quân sự, cùng dòng người ngược dấu xưa

Dịp 30/4 - 1/5, hàng ngàn người đổ về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, cùng nhau ngược dòng ký ức, chạm vào những dấu chân không thể lãng quên của dân tộc.
Mobile VerionPhiên bản di động