Tăng giá trị cho sản phẩm chè Shan tuyết

Huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) vừa công bố và trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam đối với quần thể cây chè Shan tuyết tại thôn Chồ Chải, xã Hoàng Thu Phố.
Yên Bái: Mở rộng đầu ra cho chè Shan tuyết Suối Giàng Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Số cây di sản này được khảo sát, lựa chọn trong quần thể hơn 8.500 cây chè Shan tuyết cổ thụ hiện có trên địa bàn huyện Bắc Hà, đạt các tiêu chí công nhận.

Là giống chè mọc tự nhiên, được chăm sóc hoàn toàn hữu cơ, chè Shan tuyết đã và đang trở thành đặc sản mang lại nguồn thu cho nhiều hộ dân tại địa phương. Bên cạnh đó, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, thương mại thông qua các công đoạn chăm sóc, thu hoạch và sản xuất chè được địa phương đẩy mạnh, trở thành bản sắc và tạo sức hút riêng đối với mỗi du khách khi ghé thăm Bắc Hà.

Tăng giá trị cho sản phẩm chè Shan tuyết
Canh tác chè Shan tuyết hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng hóa chất hay phân bón

Hoàng Thu Phố là xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Hà, cách trung tâm huyện Bắc Hà 10 km, là địa phương có khí hậu thổ nhưỡng đặc trưng cho vùng cao miền núi như có khí hậu lạnh và sương mù quanh năm, mùa hè mưa nhiều và độ ẩm cao. Theo giới chuyên gia, điều kiện khí hậu và độ cao của khu vực (hơn 1200 mét) cùng với sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm và môi trường thổ nhưỡng tạo điều kiện cho chè Shan tuyết có chất lượng tốt.

Chè Shan tuyết cổ thụ đã được trồng qua nhiều thế hệ bởi người dân tộc Tày, Dao, Mông. Cách canh tác chè Shan tuyết thông thường là hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng hóa chất hay phân bón, do đó được coi là chè sạch.

Phát biểu tại buổi lễ công bố và trao bằng công nhận Cây di sản Việt Nam đối với quần thể cây chè Shan tuyết tại thôn Chồ Chải, bà Chu Thị Dương - Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Hà - khẳng định: Việc công nhận quần thể 105 cây chè Shan tuyết tại thôn Chồ Chải, xã Hoàng Thu Phố là Cây di sản Việt Nam có ý nghĩa quan trọng, ghi nhận công sức của nhiều thế hệ người dân địa phương trong phát triển vùng chè; là cơ sở để bảo tồn và phát huy giá trị cây chè shan tuyết cổ thụ, đặc biệt trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, thương mại thông qua công đoạn chăm sóc, thu hoạch và sản xuất chè. Đây cũng là niềm tự hào của không chỉ riêng các chủ hộ sở hữu cây mà còn của cấp ủy, chính quyền và người dân địa phương, đặt ra trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của loại cây này.

Toàn huyện Bắc Hà hiện có trên 1.100 ha chè Shan tuyết, phân bố chủ yếu tại các xã vùng trung và thượng huyện, đặc biệt trên địa bàn đã hình thành vùng chè cổ thụ với trên 8.500 gốc có tuổi đời hàng trăm năm tuổi, trong đó riêng tại xã Hoàng Thu Phố có 2.370 gốc, đã tạo nên một cảnh quan độc đáo, gây được nhiều ấn tượng cho du khách.

Đây cũng là nguồn tài nguyên quý giá, không chỉ có giá trị cao về kinh tế, tiêu biểu về cảnh quan, môi trường mà còn có giá trị đặc biệt về nguồn gen thực vật trong hệ sinh thái mà cây mang lại.

Để bảo tồn và phát huy giá trị cây chè, nâng cao đời sống người trồng chè ở địa phương, lãnh đạo huyện Bắc Hà đề nghị cấp ủy, chính quyền xã Hoàng Thu Phố và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai hiệu quả Phương án số 05/PA-UBND ngày 16/5/2023 của UBND huyện Bắc Hà về bảo tồn, phát triển các vườn chè Shan cổ thụ trên địa bàn huyện, trong đó đặc biệt chú trọng việc hướng dẫn kỹ thuật, bố trí, lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ cho người dân trong bảo tồn, chăm sóc chè cổ thụ theo đúng quy trình kỹ thuật.

Xây dựng thương hiệu, tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm chè cổ thụ Bắc Hà gắn với phát triển sản phẩm OCOP, phát triển du lịch trải nghiệm; chú trọng thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia liên kết với các hộ dân để sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chè; chủ động nhân giống cây để tăng diện tích, số lượng cây chè và đầu tư các điều kiện cần thiết để phát triển du lịch gắn với trải nghiệm vùng chè cổ thụ, tạo sinh kế bền vững cho nhân dân…

Tâm An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hoà Bình: Hiệu quả từ việc quy hoạch chợ gắn với quy hoạch của địa phương

Hoà Bình: Hiệu quả từ việc quy hoạch chợ gắn với quy hoạch của địa phương

Lên với huyện vùng cao, vùng dân tộc thiểu số của Hoà Bình sẽ thật thú vị nếu được ghé vào các phiên chợ, chứng kiến không khí trao đổi, mua bán hàng hóa...
Hà Tĩnh: Kết nối cung cầu, tìm đầu ra cho sản phẩm của bà con miền núi, vùng dân tộc

Hà Tĩnh: Kết nối cung cầu, tìm đầu ra cho sản phẩm của bà con miền núi, vùng dân tộc

Ngành Công Thương Hà Tĩnh đã đẩy mạnh kết nối cung cầu, tìm đầu ra cho các sản phẩm đặc sản, nông sản của bà con miền núi, vùng dân tộc.
Người có uy tín: “Cánh chim đầu đàn” ở các thôn, bản vùng sâu, vùng xa

Người có uy tín: “Cánh chim đầu đàn” ở các thôn, bản vùng sâu, vùng xa

Những người có uy tín ở vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số tỉnh Hoà Bình tựa như “cánh chim đầu đàn” là điểm tựa giúp thôn, xã ấm no...
Hoà Bình: Cần chính sách đầu tư đồng bộ, hỗ trợ đồng bào dân tộc thoát nghèo

Hoà Bình: Cần chính sách đầu tư đồng bộ, hỗ trợ đồng bào dân tộc thoát nghèo

Bà con vùng dân tộc tỉnh Hoà Bình rất cần có thêm những chính sách đầu tư đồng bộ để hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Hòa Bình: Hơn 150 tác phẩm ảnh ghi lại vẻ đẹp, cuộc sống người dân tộc thiểu số

Hòa Bình: Hơn 150 tác phẩm ảnh ghi lại vẻ đẹp, cuộc sống người dân tộc thiểu số

Ngày 22/10, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hòa Bình tổ chức tổng kết và bế mạc Trại sáng tác nhiếp ảnh năm 2023 tại huyện Mai Châu với nhiều tác phẩm ấn tượng...

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Hiệu quả mô hình nuôi gà ứng dụng khoa học kỹ thuật của đồng bào dân tộc

Quảng Ninh: Hiệu quả mô hình nuôi gà ứng dụng khoa học kỹ thuật của đồng bào dân tộc

Mô hình nuôi gà của anh Lý Văn Tiếp (xã Bằng Cả, TP. Hạ Long, Quảng Ninh) được chính quyền địa phương và người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số đánh giá cao.
Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên sàn thương mại điện tử

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên sàn thương mại điện tử

Để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số, việc tận dụng ưu thế của thương mại điện tử là giải pháp bền vững.
Ước mơ trở thành nghệ sỹ múa của cô bé mồ côi dân tộc Mông Thò Thị Dính

Ước mơ trở thành nghệ sỹ múa của cô bé mồ côi dân tộc Mông Thò Thị Dính

Mồ côi cha, mẹ bỏ đi không rõ tung tích, từ nhỏ cô bé dân tộc Mông - Thò Thị Dính (Đồng Văn,tỉnh Hà Giang) vẫn luôn nuôi dưỡng ước mở trở thành nghệ sỹ múa.
Thái Nguyên: Đầu tư phát triển chợ để thúc đẩy giao thương

Thái Nguyên: Đầu tư phát triển chợ để thúc đẩy giao thương

Chợ xã Liên Minh (Võ Nhai, Thái Nguyên) vừa được bàn giao để đi vào hoạt động. Chợ mới được xây dựng với tổng mức đầu tư gần 5 tỷ đồng.
Kiên Giang: Đồng bào Khmer đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế

Kiên Giang: Đồng bào Khmer đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế

Từ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào Khmer đã vươn lên thoát nghèo, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của địa phương.
Hỗ trợ lương, thưởng cho người tốt nghiệp đại học về làm việc tại hợp tác xã

Hỗ trợ lương, thưởng cho người tốt nghiệp đại học về làm việc tại hợp tác xã

Dự thảo Nghị định quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Hợp tác xã đề xuất hỗ trợ lương, thưởng cho người tốt nghiệp đại học làm việc tại hợp tác xã.
Trà Vinh: Tăng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi trên sàn thương mại điện tử

Trà Vinh: Tăng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi trên sàn thương mại điện tử

Là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, Trà Vinh luôn ưu tiên dành nguồn lực đầu tư hỗ trợ bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hà Giang: Phát huy thế mạnh các sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc

Hà Giang: Phát huy thế mạnh các sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc

Do đặc điểm là một tỉnh miền núi có địa hình chia cắt mạnh đã tạo cho Hà Giang các tiểu vùng thời tiết khí hậu và những dòng sản phẩm OCOP đặc thù của bà con.
Hà Giang: Phát triển sản phẩm bò vàng theo hướng hàng hóa

Hà Giang: Phát triển sản phẩm bò vàng theo hướng hàng hóa

Bò vàng là giống bò có từ lâu đời của đồng bào dân tộc Mông tại 4 huyện của Hà Giang (gồm Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ) nên còn được gọi là bò Mông.
Nông dân, hợp tác xã đề xuất ‘cởi trói’ về vấn đề vốn, đất đai, thị trường

Nông dân, hợp tác xã đề xuất ‘cởi trói’ về vấn đề vốn, đất đai, thị trường

Nhiều nông dân, hợp tác xã cho biết đang gặp khó khăn trong vấn đề đất đai, vay vốn và tiếp cận thị trường,...
Lai Châu: Gìn giữ “lộc trời” nơi núi rừng biên cương

Lai Châu: Gìn giữ “lộc trời” nơi núi rừng biên cương

Phong Thổ (Lai Châu) là một trong những vùng chè cổ thụ của cả nước với những gốc chè quý giá lên đến 900 năm tuổi.
Định vị thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Định vị thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Xây dựng thành công thương hiệu cho các sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ giúp nâng cao giá trị cho sản phẩm, cải thiện đời sống bà con.
Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Việc thực hiện chính sách nhằm hỗ trợ sinh kế giúp bà con đồng bào dân tộc Khmer cải thiện đời sống.
Thừa Thiên Huế: Hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm gần 10%.
Tiêu thụ bền vững các sản phẩm nông nghiệp đặc thù

Tiêu thụ bền vững các sản phẩm nông nghiệp đặc thù

Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có địa hình chia cắt đã tạo cho tỉnh tiểu vùng thời tiết khí hậu đặc thù và yếu tố nông hóa thổ nhưỡng đặc trưng.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế): Phát triển cây dược liệu hướng đến giảm nghèo bền vững

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế): Phát triển cây dược liệu hướng đến giảm nghèo bền vững

Là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thế, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã quy hoạch gần 400 ha đất trồng cây dược liệu quý nhằm tạo sinh kế, giảm nghèo bền vững
Nghi lễ mời, đón, rước thần giữ lửa của người Mông

Nghi lễ mời, đón, rước thần giữ lửa của người Mông

Với đồng bào dân tộc Mông, khi kết hôn, dựng nhà mới, chủ gia đình chọn ngày lành, tháng tốt đưa bàn thờ tổ tiên vào nhà và mời, đón, rước thần giữ lửa vào nhà.
Ngăn chặn và xử lý sâm nhập lậu: Còn nhiều thách thức

Ngăn chặn và xử lý sâm nhập lậu: Còn nhiều thách thức

Giá sâm Ngọc Linh trên 300 triệu đồng/kg, sâm Lai Châu 120 triệu đồng/kg; trong khi một số loại sâm nhập lậu, trôi nổi trên thị trường giá chỉ vài triệu đồng/kg
Thêm nguồn lực để bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc Khmer

Thêm nguồn lực để bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc Khmer

Việc chăm lo dạy chữ Khmer cho con em dân tộc Khmer là một việc làm có ý nghĩa thiết thực, giúp giữ gìn bản sắc truyền thống dân tộc.
Nông sản Yên Bái rộn ràng xuất ngoại

Nông sản Yên Bái rộn ràng xuất ngoại

Không chỉ phục vụ thị trường nội địa, nông sản Yên Bái còn được xuất khẩu đến nhiều thị trường trên thế giới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động