Tăng cường giám sát quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu

Trước tình trạng một số doanh nghiệp “mượn” mã số vùng trồng của cơ sở khác để hoàn thiện hồ sơ xuất khẩu, gây ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh trái cây Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) đã chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị chức năng thuộc Bộ tăng cường giám sát quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trái cây xuất khẩu.
Chống gian lận mã số vùng trồng: Cần sự bắt tay của 4 nhà Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu xoài Việt Nam do mạo danh mã số vùng trồng

Ông Lê Quốc Doanh- Thứ trưởng Bộ NN&PTNN vừa yêu cầu UBND các địa phương cũng như các Cục, gồm: Bảo vệ thực vật; Trồng trọt; Chế biến và Phát triển thị trường nông sản tăng cường giám sát, quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trái cây phục vụ xuất khẩu.

Theo đó, Bộ NN&PTNN cho rằng, thời gian qua, việc quản lý mã số vùng trồng tại các địa phương chỉ mới dừng lại ở thống kê ban đầu để gửi về đơn vị này, còn việc kiểm tra, giám sát các cơ sở đã được cấp mã số theo quy định chưa được thực hiện nghiêm túc ở nhiều địa phương.

0455-xoai-cao-lanh-dac-san-dong-thap
Vụ mạo danh xuất xứ gây ảnh hưởng đến uy tín của trái cây Việt Nam khi xuất sang các thị trường Trung Quốc và các thị trường khác

Đánh giá của Bộ NN&PTNT cho thấy, cơ chế trao đổi thông tin thường kỳ giữa các địa phương và đơn vị này cũng chưa hiệu quả. Thêm vào đó, thời gian gần đây, đã có một số doanh nghiệp sử dụng không đúng mã số vùng trồng; mã số cơ sở đóng gói thậm chí “mượn”, mạo danh mã số của cơ sở khác để hoàn thiện hồ sơ xuất khẩu.

Do đó, Bộ NN&PTNN yêu cầu các địa phương kiểm tra, đánh giá và rà soát toàn bộ hiện trạng vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số tại địa phương và gửi kết quả báo cáo chi tiết về Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) trước ngày 20/9. Đồng thời, Bộ NN&PTNT yêu cầu các địa phương chủ động giám sát đối với các vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số, không để xảy ra tình trạng sử dụng mã số không đúng quy định.

Đối với Cục bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT yêu cầu hướng dẫn các địa phương quản lý, giám sát mã số đã được cấp; phổ biến cho các địa phương, các tổ chức và cá nhân về những quy định của thị trường nhập khẩu, nhất là Trung Quốc…

Đối với Cục Trồng trọt và Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản, cần phối hợp Cục Bảo vệ thực vật và các địa phương giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng mã số đã được cấp.

Trước đó, thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật cho biết, Trung Quốc đã có thông báo về 220 lô xoài vi phạm với các nguyên nhân khác nhau, có tổng khối lượng khoảng 3.300 tấn, chiếm khoảng gần 0,5% tổng lượng xoài đã xuất khẩu sang quốc gia này trong năm 2019-2020.

Trung Quốc đã có quyết định tạm dừng nhập khẩu xoài từ các vùng trồng và cơ sở đóng gói có liên quan của Việt Nam để phối hợp điều tra nguyên nhân cũng như đề xuất biện pháp để khắc phục vi phạm và nâng cao công tác quản lý.

Thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật cho thấy, trong số các vùng trồng và cơ sở đóng gói, thì tỉnh Đồng Tháp có 2/82 vùng trồng và 1/12 cơ sở đóng gói nằm trong danh sách bị xác định vi phạm. Trước đó, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã phát hiện doanh nghiệp cố tình lấy sản phẩm khác “mạo danh” sản phẩm có mã số vùng trồng để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Cụ thể, Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp qua kiểm tra phát hiện mã số vùng trồng “VN- DTOR- 0017” và “VN- DTOR- 0018” không có sản lượng xoài được thu hoạch. Thế nhưng, có doanh nghiệp vẫn dán mã số vùng trồng nêu trên để xuất khẩu và bị Hải quan Trung Quốc phát hiện đối tượng “kiểm dịch thực vật”, tức lô hàng xuất sang Trung Quốc bị quốc gia này giữ lại do không đảm bảo yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh và phòng dịch.

Từ câu chuyện của quả xoài Đồng Tháp không chỉ tạo ra những tác động tiêu cực đối với trái cây, đặc biệt là xoài của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, mà còn gây ảnh hưởng đến uy tín của trái cây Việt Nam khi xuất sang các thị trường khác.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Theo Cục Xuất nhập khẩu, số lượng C/O ưu đãi được cấp giai đoạn từ 2020 đến nay tăng trung bình khoảng 20% mỗi năm. Dự kiến, năm 2024 tăng 18% so với năm ngoái.
Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo các loại vaccine thú y, trong đó phải kể đến vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng chỉ đạo, công tác phát triển thị trường châu Á-châu Phi cần tập trung vào những thị trường trọng tâm, trọng điểm, còn nhiều tiềm năng.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Chiều 27/12, tại Lạng Sơn, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Sáng 27/12, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu cần đưa ra cả mục tiêu và giải pháp trong hoạt động nhập khẩu. Nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu khác với nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.
Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt kỷ lục cả ở xuất khẩu nông sản và xuất siêu. Song những cảnh báo mới đây từ thị trường nhập khẩu là tin kém vui cho ngành này.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

11 tháng 2024, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt trên 1,25 triệu tấn, trị giá 2,07 tỷ USD, giảm 15,5% về lượng, nhưng tăng 5,5% về trị giá so với cùng kỳ.
Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Nếu xuất khẩu hàng hoá năm 2025 đạt mức tăng trưởng 12%/năm, mỗi tháng, kim ngạch xuất khẩu phải tăng tương ứng 4 tỷ USD. Đây là con số không hề nhỏ.
Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may.
Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Sau năm 2024 với nhiều điểm sáng, năm 2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá phấn đấu tăng khoảng 12% so với năm 2024.
Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Năm 2024, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị. Giá gạo xuất khẩu gạo bình quân cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay với trên 600 USD/tấn.
Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ vượt mốc 15 tỷ USD, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong hợp tác kinh tế giữa hai nước.
EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tạm thời tăng tần suất kiểm tra sầu riêng của Việt Nam tại biên giới từ 10% lên 20%.
Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản 2024 đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy, thị trường bao phủ cả 5 châu lục.
Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục chưa từng có trong 40 năm đổi mới. “Trái ngọt” thu được từ sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng hành của Bộ Công Thương.
PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Đà tăng trưởng xuất nhập khẩu 2024 rất lớn, dự báo sang năm 2025, ‘mưa thuận, gió hòa’, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể vượt con số 1.000 tỷ USD.
Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các sở, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động xuất nhập khẩu.
EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Ngày 20/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng thông báo ban hành lệnh cấm sử dụng bisphenol A (BPA), trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống.
Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Con số gần 800 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mà nước ta có hiện nay có thể được gia tăng nếu doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các nền tảng thương mại điện tử.
Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 với thặng dư thương mại cao là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, điều này khẳng định chất lượng công tác thương mại.
Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam cán mốc 100 tỷ USD. Dư địa xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn.
Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/12/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD, tăng 13,9%, tương ứng tăng 46,92 tỷ USD...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động