Bài dự thi cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng:

Tận dụng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt vào thị trường EU nhằm thực thi Hiệp định EVFTA

Hiệp định EVFTA không chỉ mang đến cơ hội về tăng trưởng xuất khẩu mà còn giúp cho ngành nông nghiệp nước ta đẩy mạnh công tác tái cơ cấu.
Năm 2023, Hiệp định EVFTA có cứu cánh cho xuất khẩu của Việt Nam sang EU? Hiệp định EVFTA giúp giảm thiểu tác động tiêu cực từ bối cảnh quốc tế

Thời gian qua, có thể thấy, vai trò và kết quả của hội nhập kinh tế quốc tế đã được thể hiện toàn diện trong các lĩnh vực đời sống kinh tế, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Việt Nam là nước đang phát triển đầu tiên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có Hiệp định thương mại tự do với EU. Điều này vừa khẳng định vai trò vừa nâng cao vị thế địa - chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực, cũng như trên trường quốc tế.

EVFTA: Cơ hội cho nông sản Việt - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) có mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong số các FTA đã được ký kết (99% dòng thuế nhập khẩu giữa hai bên được xóa bỏ trong vòng 7 - 10 năm), đặc biệt đối với một số mặt hàng nông sản mà ta có thế mạnh sản xuất và xuất khẩu như gạo, thủy sản, cà phê, nhân điều, rau quả nhiệt đới, ca cao, dầu cọ, đồ gỗ...

Việc ký kết và thực thi Hiệp định EVFTA không chỉ mang đến cơ hội về tăng trưởng xuất khẩu mà còn giúp cho ngành nông nghiệp nước ta đẩy mạnh công tác tái cơ cấu hướng sâu vào vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, quy cách đóng gói..., góp phần đưa hàng hóa nông sản của Việt Nam tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hiện Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 16 của EU, là đối tác thương mại lớn thứ 8 của EU trong châu Á và là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong ASEAN. Đến nay, Việt Nam mới xếp thứ 10 trong số các nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất vào EU (sau Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ…). Trong khu vực ASEAN, Việt Nam là nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất sang EU và sẽ nhận được nhiều lợi ích từ Hiệp định EVFTA so với các Hiệp định thương mại khác đã tham gia. EU và Việt Nam là 2 thị trường bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau, do vậy, lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là 1 trong 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta hiện nay.

Với Hiệp định EVFTA, sau khi triển khai thực thi, hàng hóa nông sản xuất khẩu của ta sẽ có thể tiếp cận được một thị trường đầy tiềm năng với dân số hơn 500 triệu người và GDP đạt 15.000 tỷ USD. EU là thị trường có kim ngạch nhập khẩu đứng thứ 2 thế giới (chiếm 14,9% tổng nhập khẩu toàn cầu). Mặc dù là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, nhưng nước ta mới chiếm thị phần khoảng 2% trong tổng nhập khẩu của EU, như vậy cơ hội để tăng trưởng xuất khẩu, đặc biệt là đối với nông sản còn rất lớn, thuế quan đã được giảm về 0% khi Hiệp định có hiệu lực.

Trong 10 năm qua, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU tăng trưởng đều (nhưng không cao so với Hoa Kỳ và Trung Quốc), đạt bình quân 6,7%/năm. Việt Nam liên tục xuất siêu nông sản sang thị trường này, đặc biệt năm 2019 xuất siêu 2,89 tỷ USD. Nhập khẩu nông sản hiện đang chiếm 8,4% trong tổng nhập khẩu của EU, do vậy, ta vẫn còn dư địa tăng trưởng xuất khẩu nông sản để phục vụ nhu cầu tiêu thụ rất lớn của thị trường này, góp phần phát triển đầu ra tiêu thụ hàng hóa cho doanh nghiệp và người nông dân.

Ngoài việc tiếp tục duy trì và phát triển tại các thị trường xuất khẩu truyền thống, Hiệp định EVFTA còn tạo cơ hội cho nông sản Việt giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á, thúc đẩy tạo các mối quan hệ mới và thiết lập mạng lưới mới, tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, đặc biệt là cơ hội hợp tác về vốn, chuyển giao công nghệ chế biến nông sản và phương thức quản lý hiện đại, hiệu quả hơn… Bên cạnh đó, có thể nhận thấy, ngoài các lợi thế về thuế quan và quy tắc xuất xứ, Hiệp định EVFTA đã và đang là đòn bẩy, thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp toàn diện và đồng bộ hơn, đặc biệt là việc nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp, gắn liền với yếu tố “xanh, sạch”, đảm bảo giá trị lao động, kèm theo các chứng chỉ về khai thác, nuôi trồng theo đúng chỉ dẫn địa lý. Đồng thời, Hiệp định sẽ thúc đẩy liên kết sản xuất giữa nông dân, ngư dân, hợp tác xã, doanh nghiệp trong một chuỗi giá trị, gắn với “tín hiệu thực” của thị trường EU nói riêng cũng như các thị trường phát triển nói chung, góp phần nâng tầm hình ảnh của nông sản Việt.

Tận dụng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt vào thị trường EU nhằm thực thi Hiệp định EVFTA
Nông sản Việt được bày bán trên kệ của các chuỗi siêu thị bán lẻ của Đức

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, tiềm năng từ Hiệp định EVFTA, ngành nông nghiệp nước ta và từng chủ thể liên quan như người nông dân, ngư dân, doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý nhà nước sẽ bước vào “sân chơi” lớn, cũng phải chấp nhận đương đầu với các khó khăn, thách thức mới:

Thứ nhất, rào cản kỹ thuật đối với hàng hóa nông sản nhập khẩu từ phía EU rất chặt chẽ. Cho đến nay, EU vẫn là thị trường có yêu cầu về hàng rào kỹ thuật rất cao, đặc biệt là về kiểm dịch động, thực vật; quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm; chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); khai báo nguồn gốc gỗ hợp pháp,.v.v... Việc thực thi Hiệp định EVFTA, đối với người nông dân cũng như doanh nghiệp Việt Nam vẫn chỉ là sự tiếp nối trong quá trình tuân thủ các yêu cầu này từ phía EU.

Thứ hai, dù Hiệp định EVFTA có ưu đãi với những quy định SPS linh hoạt nhưng một số ngành hàng nông sản của nước ta như hồ tiêu, chè, rau quả…, mặc dù chất lượng sản phẩm trong thời gian qua đã được cải thiện, tuy nhiên trước hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn, kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm của EU và để phát triển xuất khẩu một cách bền vững, ngành nông nghiệp của Việt Nam cần phải tổ chức lại sản xuất để đảm bảo nguồn hàng có chất lượng, giá trị gia tăng cao, tăng cường hơn nữa công tác quản lý, giám sát từ khâu sản xuất đến chế biến, bảo quản sau thu hoạch, truy xuất nguồn gốc, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây chính là vấn đề “cốt lõi”, “căn cơ” mà ta cần chú trọng quan tâm giải quyết trong bối cảnh nền kinh tế nông nghiệp nước ta dựa trên 10,6 triệu hộ nông dân với quy mô nhỏ lẻ, phân tán nên hoạt động nuôi, trồng diễn ra tự phát, manh mún và theo phong trào, không ký kết đầu ra trước khi sản xuất, không theo “tín hiệu thực” của thị trường, dẫn đến vượt quy hoạch, không kiểm soát được “chân hàng” tốt dành cho xuất khẩu.

Thứ ba, Việt Nam đã tham gia nhiều FTA, thị trường nông sản được mở rộng. Có thể khẳng định, ta đã làm tốt công tác đàm phán để cắt giảm thuế quan nhập khẩu vào các nước tạo điều kiện tối đa cho hàng hóa của ta tiếp cận các thị trường, tuy nhiên công tác đàm phán kỹ thuật để được công nhận về quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm vẫn còn hạn chế.

Thứ tư, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động đến nhiều ngành sản xuất, xuất khẩu, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp, nếu như ta không đáp ứng được sự phát triển này sẽ dẫn tới sự “tụt hậu” về công nghệ, kỹ thuật chế biến nhóm hàng nông sản, kéo theo sự mất cạnh tranh so với đối thủ khác, đặc biệt là tại các thị trường có “yêu cầu cao” như EU.

Thứ năm, khi yếu tố thuế quan không còn là vấn đề thì chất lượng sản phẩm do người nông dân sản xuất ra và “nội lực” cạnh tranh của doanh nghiệp lại là yếu tố tiên quyết trong việc phát triển xuất khẩu nông sản sang EU, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Các khâu sản xuất, thu gom, chế biến, phân phối, tiêu thụ được đặt trong một “chuỗi giá trị” với doanh nghiệp được coi là yếu tố hạt nhân, then chốt thì mới giải quyết được tận gốc vấn đề.

Tận dụng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt vào thị trường EU nhằm thực thi Hiệp định EVFTA

Kết quả xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU quý I/2023

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng đặt ra nhiệm vụ, đó là “phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập; phát triển đồng bộ và tạo ra sự liên kết giữa các khu vực, các vùng, các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh; có chính sách hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp trong nông nghiệp;…”.

Trên cơ sở quan điểm, định hướng chỉ đạo, điều hành của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, với mục tiêu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong công tác hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần tăng trưởng kinh tế song phương và đa phương, ngăn chặn mọi tư tưởng xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta do Đảng lãnh đạo, Bộ Công Thương đã và đang chủ động triển khai các giải pháp như nội luật hóa cam kết, xúc tiến thương mại, phòng vệ thương mại, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh, tuyên truyền phổ biến nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA, khắc phục các khó khăn, thách thức như đã nêu trên. Cụ thể:

Thứ nhất, về công tác nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực: Xây dựng kịch bản khai thác, phát triển thị trường, nghiên cứu, định hướng thiết lập các kênh phân phối hàng hóa của Việt Nam trên thị trường các nước thành viên EVFTA đối với các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam; Nghiên cứu, xây dựng tài liệu hướng dẫn doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường EU cho các nhóm hàng trọng điểm mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh; Chú trọng truyền thông, quảng bá hình ảnh thương hiệu sản phẩm Việt Nam hướng tới thị trường EU, và chương trình quảng bá chỉ dẫn địa lý tại thị trường EU trong khuôn khổ Chương trình thương hiệu Quốc gia; Hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức xúc tiến thương mại tham gia các sự kiện x úc tiến thương mại (XTTM) quy mô lớn tại thị trường EU trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về XTTM; Hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp các giải pháp phát triển bền vững cho doanh nghiệp hướng tới tiêu chí xanh nhằm tiếp cận thị trường, định vị sản phẩm trên thị trường quốc tế, phù hợp với xu hướng tiêu dùng thân thiện với môi trường của người tiêu dùng tại các nước EU; Hỗ trợ hướng dẫn doanh nghiệp Việt Nam cách xử lý, thực hiện và rà soát về mặt kỹ thuật khi có yêu cầu về kiểm tra, xác minh xuất xứ từ phía EU trong trường hợp cần thiết để bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp Việt Nam; Tiếp tục nâng cấp hạ tầng kỹ thuật phục vụ triển khai C/O nhằm tạo thuận lợi cho quá trình tận dụng ưu đãi của Hiệp định EVFTA.

Thứ hai, về công tác tuyên truyền, phổ biến về Hiệp định EVFTA: Tổ chức các hội thảo giới thiệu, khóa tập huấn chuyên sâu về Hiệp định EVFTA tới các đối tượng thụ hưởng khác nhau đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp tại các cụm tỉnh, thành khác nhau trên cả nước; Tổ chức các hội thảo/diễn đàn doanh nghiệp tại EU để giới thiệu, phổ biến về Hiệp định và các cơ hội tiếp cận thị trường, cũng như kết nối xúc tiến thương mại và thu hút đầu tư của doanh nghiệp EU vào Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến nông sản nhằm tạo nguồn hàng có chất lượng xuất khẩu ngược lại EU cũng như sang các thị trường khác; Xây dựng cổng thông tin điện tử về FTA trong đó bao gồm Hiệp định EVFTA và CPTPP để doanh nghiệp có thể dễ dàng tra cứu một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất cam kết mở cửa thị trường của các đối tác FTA dành cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam; Đổi mới phương thức truyền thông, đào tạo về Hiệp định thông qua thiết kế, tổ chức các chương trình tập huấn trực tuyến cho doanh nghiệp; Xây dựng và duy trì chương trình truyền hình/truyền thanh chuyên sâu về Hiệp định EVFTA cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân; Cung cấp thông tin trên cổng liên kết thông tin xúc tiến thương mại, và chuyên trang thương hiệu thực phẩm và nông sản Việt Nam (bao gồm cả nội dung tiếng Anh và tiếng Việt) nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước đối tác EU.

Thứ ba, về công tác xúc tiến thương mại: Tăng cường và đổi mới các hoạt động XTTM hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp có tiềm năng xuất khẩu; Thực hiện tốt công tác định hướng và có chương trình hỗ trợ sản xuất sản phẩm có chất lượng, sẵn sàng tham gia thị trường; Chỉ đạo hoạt động xúc tiến thương mại mang tính liên kết vùng, miền nhằm quảng bá và phát triển thị trường cho sản phẩm nông nghiệp có tiềm năng xuất khẩu; Tăng cường liên kết hoạt động XTTM giữa các tổ chức XTTM, tích cực chia sẻ thông tin nhằm tận dụng hiệu quả các nguồn lực, tránh lãng phí và triển khai các hoạt động trùng lắp, cạnh tranh lẫn nhau; Tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại như hội nghị/hội thảo/tập huấn nâng cao năng lực quản trị chất lượng trong khâu thiết kế sản phẩm với mẫu mã và kiểu dáng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng tại một số thị trường trọng điểm của EU; triển khai chiến lược truyền thông trong 3-5 năm quảng bá tiềm năng ngành chế biến nông sản Việt Nam, chất lượng và thương hiệu nông sản của Việt Nam thông qua các hội chợ triển lãm, báo, tạp chí, kênh thông tin điện tử chuyên ngành tại các nước EU; Thử nghiệm, áp dụng thêm các công cụ mới để kết nối khách hàng, đối tác như các phần mềm thiết kế sản phẩm ba chiều (3D), hội chợ online 3D, tương tác trực tuyến (virtual trade fairs)..v.v… để bắt kịp với xu hướng phát triển của ngành và hoạt động XTTM, marketing đặc thù cho ngành hàng nông nghiệp của quốc tế; Trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hoặc hướng dẫn các hiệp hội ngành hàng, tổ chức XTTM lựa chọn các hội chợ, triển lãm, sự kiện XTTM chuyên ngành lớn, có uy tín tại thị trường châu Âu để xây dựng đề án XTTM quốc gia, tổ chức cho doanh nghiệp tham gia. Việc tham dự những hội chợ có uy tín, lớn hàng đầu thế giới ở châu Âu liên tục, hàng năm giúp các doanh nghiệp đạt kết quả ngay tại sự kiện như các hội chợ triển lãm quốc tế chuyên ngành nông thủy sản, rau quả, thực phẩm chế biến tại Pháp, Đức, Bỉ (Triển lãm thủy sản toàn cầu Brusels - Bỉ, Hội chợ Rau quả Logistica Berlin - Đức, Hội chợ quốc tế công nghiệp thực phẩm Anuga - Đức, Hội chợ Quốc tế Công nghiệp thực phẩm SIAL Paris - Pháp,v.v...). Bên cạnh đó, sự xuất hiện thường xuyên, liên tục của doanh nghiệp Việt Nam tại các hội chợ này góp phần tạo hiệu ứng lan tỏa, tích cực, dần xây dựng uy tín, hình ảnh sản phẩm Việt Nam tại thị trường EU nói riêng và thị trường thế giới nói chung.

Về phía doanh nghiệp, cần phải lưu ý thực hiện đồng bộ các giải pháp, bao gồm:

Thứ nhất, chủ động tìm hiểu Hiệp định EVFTA thông qua việc tham gia các chương trình phổ biến, hội nghị, hội thảo, khóa tập huấn về EVFTA do Bộ Công Thương và các đơn vị phối hợp tổ chức; tra cứu tài liệu, thông tin cập nhật về Hiệp định, cơ hội thị trường EU tại trang thông tin điện tử về EVFTA của Bộ Công Thương tại địa chỉ evfta.gov.vn; liên hệ trực tiếp Bộ Công Thương nếu có thắc mắc trong quá trình tận dụng, thực thi Hiệp định. Doanh nghiệp cần lưu ý, trong vòng 7 năm đầu tiên, hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu sang EU sẽ được lựa chọn thuế suất ưu đãi nhất trong số các cơ chế ưu đãi thuế quan mà EU dành cho Việt Nam (EVFTA, GSP, WTO). Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý đến việc đáp ứng các quy định về quy tắc xuất xứ theo từng cơ chế.

Thứ hai, chủ động chuẩn bị năng lực, nguồn hàng, nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc xây dựng kế hoạch dài hạn, bài bản, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm gia tăng giá trị sản phẩm nông sản, học tập, áp dụng các mô hình thành công đã có để có sự chuẩn bị tốt nhất khi phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngay trên “sân nhà”.

Thứ ba, chủ động hợp tác, liên kết để nâng cao sức mạnh, tạo chuỗi cung ứng thông qua thúc đẩy liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân, hộ sản xuất, từ đó hoàn thiện “chuỗi giá trị” từ sản xuất, canh tác, chế biến và phân phối tới người tiêu dùng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu chặt chẽ của Hiệp định và tiêu chuẩn cao của EU đối với các mặt hàng nông nghiệp. Bên cạnh đó, phải nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thông qua chất lượng và giá cả, đồng thời xây dựng và bảo vệ được thương hiệu để thúc đẩy xuất khẩu bền vững, duy trì và đa dạng hóa được thị trường.

Thứ tư, nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, chú ý đến vấn đề phát triển bền vững của Hiệp định, cụ thể cần lưu ý đến các nguyên tắc, tiêu chuẩn về lao động (ví dụ như quy định về chấm dứt hình thức lao động cưỡng bức, không được sử dụng lao động trẻ em, không được phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp tại nơi làm việc...), và các quy định, nguyên tắc về bảo vệ môi trường (ví dụ như yêu cầu về chống biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý rừng và lâm sản, bảo vệ tài nguyên sinh vật biển và thủy sản) do đây là những nội dung mà phía EU đặc biệt quan tâm.

Thứ năm, cần chủ động và chuẩn bị các biện pháp đối phó với các vụ kiện về phòng vệ thương mại thông qua việc theo dõi tình hình thị trường, giá cả, các điều kiện trong giao thương, nâng cao năng lực.

Nguyễn Thị Mai Linh - Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định EVFTA

Tin mới nhất

Thắng

Thắng 'giặc nội xâm' để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đất nước 'chuyển mình', bước vào kỷ nguyên mới, cần chiến thắng được 'giặc nội xâm' – lãng phí là nhiệm vụ cấp bách được Tổng Bí thư Tô Lâm quan tâm sâu sắc.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Đổi mới sáng tạo được xem là con đường để nhanh chóng tận dụng được sức mạnh của khoa học – công nghệ 4.0 rút ngắn khoảng cách đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Những điển hình cách làm và hiệu quả đối với các doanh nghiệp chính là khai mở dư địa tiềm năng, hiện thực hóa khát vọng đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Đổi mới sáng tạo đi cùng các đột phá chiến lược là chủ trương lớn của Đảng ta, con đường ngắn nhất đưa Việt Nam tới phồn vinh, hạnh phúc.
Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ trẻ, tạo điều kiện đào tạo bài bản cả trong và ngoài nước.

Tin cùng chuyên mục

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

VietnamPlus trân trọng giới thiệu nội dung bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Lễ trao giải Cuộc thi Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024.
Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: “Sợ trách nhiệm là một khuyết điểm thuộc về ý thức tư tưởng, phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên".
Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Gõ từ khóa “sợ trách nhiệm”, chúng ta sẽ nhận được hàng nghìn kết quả, trong đó có hàng trăm bài viết, phóng sự bàn luận dưới nhiều bàn luận, góc nhìn.
Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Theo Công an tỉnh Lai Châu, cần nhận diện rõ những thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm chống phá cách mạng hiện nay.
“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

"Tuần lễ Vàng" kêu gọi các tầng lớp nhân dân tình nguyện ủng hộ xây dựng "Quỹ Độc Lập" do Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động vẫn nguyên giá trị.
Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác là một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, đã làm "rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta" và mãi mãi đồng hành cùng dân tộc.
Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới được nêu rõ tại Quy định số 144-QĐ/TW được xem là kim chỉ nam cho mỗi hành động, việc làm.
Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

‘Xâm lăng văn hóa’ là một thủ đoạn mà các thế lực thù địch đã ráo riết triển khai nhằm thực hiện chiến dịch phá hoại tư tưởng đối với nước ta.
Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Cuộc thi chính luận “Về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” lần thứ tư, năm 2024 đã được sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy Đảng trên địa bàn TP. Hải Phòng.
Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là

Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là 'hội luận kinh tế thị trường ở Việt Nam'

Tổ chức phản động Việt Tân đã nhanh chóng lợi dụng việc Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường để xuyên tạc thô bạo tình hình Việt Nam.
Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Suốt hơn 2000 năm lịch sử, Phật giáo Việt Nam luôn lấy phương châm nhập thế và phát huy tinh thần "Đạo pháp bất ly thế gian pháp" làm giá trị cốt lõi.
Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Lợi dụng sự phong phú, bao dung của giới luật Phật giáo để thủ lợi...thì cần phải lên án và có sự điều chỉnh của pháp luật ở tư cách công dân của người tu hành.
Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Nhằm giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách đúng đắn về Phật giáo ở Việt Nam.
Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Thay vì hướng tới việc xiển dương chính pháp, một số chư tôn tịnh đức đã lạc lối vào việc truyền bá các hành vi mê tín, thương mại hóa các nghi lễ tôn giáo.
Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Nhiều chức sắc tôn giáo và cả những người mạo danh nhà tu hành đã có các việc làm trái đời ngược đạo, gây tổn hại tới thanh danh Phật giáo…
Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Đoàn kết tôn giáo luôn nằm trong số những vấn đề quan trọng nhất của mỗi quốc gia, là tài sản tinh thần không thể thiếu vắng trong mọi giai đoạn phát triển.
Không công khai do sợ sai

Không công khai do sợ sai

Công khai, minh bạch là một giải pháp quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong lãnh đạo, quản lý điều hành để khắc phục tình trạng quan liêu, tham nhũng.
Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tinh thần bất khuất, những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú để lại cho các thế hệ mai sau tấm gương ngời sáng của một người chiến sĩ cách mạng kiên trung.
Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia và nền kinh tế.
Bài 3 (Bài cuối):

Bài 3 (Bài cuối): ''Hoá giải'' thách thức tạo ''đòn bẩy'' cho phát triển công nghiệp

Luật Công nghiệp trọng điểm được kỳ vọng sẽ chắp cánh cho mục tiêu Việt Nam trở thành nền kinh tế mạnh, phát triển bền vững, có ngành công nghiệp hiện đại.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động