Thứ hai 12/05/2025 13:24

Sửa đổi Luật Đất đai 2013 sau khi có Nghị quyết 18-NQ/TW: Xử lý triệt để các chồng chéo về pháp luật

Việc sửa đổi Luật Đất đai 2013 sau khi có Nghị quyết 18-NQ/TW sẽ cho phép khắc phục triệt để các chồng chéo về pháp luật lâu nay.

Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề Nghị quyết 18-NQ/TW và những vấn đề đặt ra trong sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 do trường Đại học Kinh tế quốc dân phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Thế giới tổ chức ngày 30/8/2022 tại Hà Nội.

Sự ra đời của Luật Đất đai năm 2013 đã thực sự tạo ra hành lang pháp lý đồng bộ, chặt chẽ và khả thi cho việc khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả đất đai, khai thác nguồn lực đất đai cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, sau gần 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW/2012 và Luật Đất đai năm 2013, mặc dù đạt được những kết quả quan trọng, song thực tế vẫn còn nổi lên nhiều tồn tại, bất cập. Trong đó, công tác quản lý và sử dụng đất vẫn chưa theo kịp tiến trình phát triển của thực tiễn.

Quảng cảnh hội thảo

Đáng chú ý, có những vấn đề chưa giải quyết được triệt để nảy sinh trước đó. Điển hình, đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai vẫn chiếm tỉ lệ cao trong tổng số các đơn thư khiếu nại, tố cáo (trên 60%). Các vụ án hành chính liên quan đến đất đai có xu hướng tăng liên tục từ mức chiếm 64,2% tổng số các vụ án về hành chính năm 2015 lên trên 80% năm 2020. Số lượng thụ lý, giải quyết các vụ án dân sự, kinh doanh thương mại liên quan đến đất đai chiếm 75% tổng số các vụ án. Có nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến nhiều tổ chức, nhiều người v.v.

Trong bối cảnh đó, Nghị quyết số 18-NQ/TWcủa Hội nghị Trung ương 5 (khoá XIII) là cơ sở chính trị rất quan trọng để hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai và căn cứ quan trọng định hướng trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2013 nhằm khai thác tối ưu nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế -xã hội, hướng tới phát triển thị trường bất động sản, trong đó có thị trường đất đai trở thành kênh phân bổ và khai thác đất đai hợp lý, công bằng và hiệu quả.

Tại Hội thảo GS. TS Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân nhấn mạnh, trong số những khuyến nghị chính sách kinh tế liên quan đến sửa đổi Luật Đất đại 2013, đáng chú ý là việc bãi bỏ khung giá đất, xây dựng khung giá đất sát giá thị trường. Đây là cuộc cách mạng, thay đổi về tư duy quản lý từ biện pháp hành chính sang cơ chế thị trường. Cần có quyết tâm chính trị cao để có thể xóa bỏ cơ chế xin - cho, các yếu tố tính cá nhân, bởi đây là những rào cản, động chạm đến lợi ích cá nhân của nhiều đối tượng.

GS.TS Hoàng Văn Cường khuyến nghị cần phân định giá cả thị trường và giá trị thị trường của đất đai, bảng giá đất phải phù hợp với giá trị thị trường và cập nhật giá đất hàng năm, quy định quyền ưu tiên mua của Nhà nước đối với đất chuyển nhượng giá thấp, bổ sung thu hồi đất do vi phạm về luật đất đai.

Phân tích về những định hướng trong sửa đổi Luật Đất đai 2014, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai Mai Văn Phấn cho biết, Tổng cục Quản lý đất đai nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp liên quan đến Luật Đất đai 2013 theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, bởi đây là luật có phạm vi rộng, liên quan nhiều đối tượng, liên quan nhiều luật và trên thực tế thực hiện gặp nhiều vướng mắc. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 16 chương, 237 điều, trong đó giữ nguyên 48 điều, sửa đổi, bổ sung 153 điều, bổ sung mới 36 điều và bãi bỏ 8 điều.

“Bản tổng hợp các ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã dày tới gần 600 trang giấy A4 và hiện Ban soạn thảo vẫn đang tích cực tiếp thu các ý kiến đóng góp”- ông Phấn cho biết.

Thừa nhận pháp luật về đất đai ở Việt Nam hiện đang có sự chồng chéo lớn với việc 1 mảnh đất phải “cõng” trên 120 văn bản pháp luật, theo ông Phấn, quan điểm của việc sửa đổi Luật Đất đai tới đây là bên cạnh việc bám sát các Nghị quyết của Trung ương sẽ xử lý một các triệt để tình trạng này.

Cùng với đó, một điểm triệt để khác cũng rất được mong đợi theo lãnh đạo Tổng cục Quản lý đất đai là sẽ có sự phân cấp tối đa cho địa phương với quan điểm địa phương mới là người thực thi luật trong khi Trung ương chỉ đóng vai trò giám sát.

Đặc biệt theo ông Phấn, sẽ gấp rút xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu này sẽ góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý đất đai, khắc phục các tiêu cực trong giao dịch trong khi các cơ quan nhà nước có thêm cơ sở để ra các văn bản quản lý hiệu quả hơn.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: Nghị quyết số 12/NQ-CP

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội xem xét sửa 47 điều trong Luật Bầu cử: Tăng trách nhiệm cho chính quyền hai cấp

Khi Tổng Bí thư và Đảng ta lần đầu gọi doanh nhân là chiến sĩ

Tổng Bí thư: Hợp tác dầu khí là kết tinh trí tuệ Liên bang Nga và ý chí, khát vọng Việt Nam

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế

Thủ tướng nhắc nhiều địa phương chưa quyết liệt xóa nhà tạm

Thủ tướng: Cả nước đã xóa gần 209.000 căn nhà tạm

Thủ tướng yêu cầu '6 rõ' trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 4 về xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm cho sân bay Gia Bình

Chính phủ tạo 'bệ phóng' cho tập đoàn tư nhân vươn tầm toàn cầu

Chi tiết phương án sáp nhập tỉnh mới nhất

Chủ tịch Quốc hội: Không điều chỉnh quy hoạch tùy tiện

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Đại biểu Quốc hội đề xuất gì?

Thủ tướng nhắc 10 địa phương cần khẩn trương gỡ vướng dự án cao tốc

Đại biểu Phạm Văn Hòa: Phải tăng mức xử phạt đối với người có sức ảnh hưởng quảng cáo sai

Gỡ bỏ rào cản hợp quy, truy cứu trách nhiệm công bố tiêu chuẩn sai lệch

Bộ Nội vụ trình phương án sắp xếp cấp xã năm 2025

Sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo mới: Gọi tên trách nhiệm người có ảnh hưởng

Thủ tướng chỉ rõ động lực tăng trưởng mới cho Bà Rịa - Vũng Tàu

Bàn giao chức Phó Chính ủy Quân khu 3 giữa hai Thiếu tướng