Sơn La: Xử phạt 955 vụ vi phạm, nộp ngân sách hơn 3,8 tỷ đồng
Quản lý thị trường 14/11/2023 14:58 Theo dõi Congthuong.vn trên
Ngày 14/11, thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Sơn La cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2023, đơn vị đã thực hiện kịp thời các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công Thương, Tổng Cục Quản lý thị trường, UBND tỉnh Sơn La trong công tác đấu tranh chống buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và các hành vi kinh doanh trái pháp luật khác.
![]() |
Cục Quản lý thị trường tỉnh Sơn La đã tổ chức kiểm tra, xử lý 955 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 3,8 tỷ đồng trong 10 tháng đầu năm 2023 |
Đồng thời, triển khai có hiệu quả kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2023; kế hoạch truyền thông năm 2023; kế hoạch triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2023; kế hoạch kiểm tra chuyên đề về an toàn thực phẩm trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2023, công tác Thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
Kết quả đạt được, lực lượng Quản lý thị trường Sơn La đã kiểm tra 1.212 vụ, xử lý 955 vụ. Tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 3,8 tỷ đồng; trị giá hàng tịch thu, tiêu huỷ trên 1,1 tỷ đồng.
Thời gian tới, Cục Quản lý thị trường tỉnh Sơn La tiếp tục phát huy những ưu điểm, kết quả đã đạt được, nêu cao hơn nữa tinh thần đoàn kết; triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình Kế hoạch đã đề ra; chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác quản lý địa bàn nắm vững diễn biến tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả để kịp thời phát hiện, nhận diện các vấn đề nổi cộm để đấu tranh ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.
Đặc biệt, tập trung kiểm tra một số mặt hàng trọng điểm như mặt hàng xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, các mặt hàng lương thực, thực phẩm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc lá ngoại nhập lậu, rượu, bia, nước giải khát, xì gà, đường, vật liệu xây dựng, động vật và sản phẩm chế biến từ động vật… và những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu có nhu cầu tiêu dùng cao trong các dịp lễ, Tết vào thời điểm cuối năm.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội: Xử lý 2.626 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách 361 tỷ đồng trong tháng 11

Tuyên Quang: Tạm giữ 3 tấn đường cát nhập lậu không rõ nguồn gốc

Lạng Sơn: Tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính trị giá hơn 7 tỷ đồng

Nhận diện mánh khóe của các đối tượng buôn bán hàng giả, hàng nhái

TP. Hồ Chí Minh: Buôn bán hàng giả, hàng lậu vẫn phức tạp
Tin cùng chuyên mục

Bốn giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chống hàng giả trên thương mại điện tử

Hà Nội: Tạm giữ lô hàng hóa giả mạo nhãn hiệu SKF được bảo hộ tại Việt Nam

Bắc Ninh: Xử phạt 60 triệu đồng, buộc tiêu hủy hơn 400 kg khí cười

Nghệ An: Xử phạt 944 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Cảnh báo mạo danh cán bộ, phóng viên của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia

Điều chỉnh thói quen tiêu dùng để không “tiếp tay” cho hàng giả

Khánh Hòa: 10 tháng đầu năm phát hiện 56 vụ vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng nhái

TP. Hồ Chí Minh: Xử phạt cơ sở kinh doanh không có đăng ký và buộc tiêu hủy hàng hóa nhập lậu

Đồng Tháp: Bắt đối tượng vận chuyển 4.500 bao thuốc lá ngoại từ Campuchia về Việt Nam

Kiên Giang: Bắt giữ tàu vận chuyển 30.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc

Quảng Ninh: Tiêu hủy trên 15.000 sản phẩm nhập lậu và không rõ nguồn gốc

Kiên Giang: Lực lượng Quản lý thị trường nhận thư cảm ơn của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Phòng, chống hàng giả trên không gian mạng: Doanh nghiệp phải tăng tính chủ động

Cảnh sát biển 4 bắt giữ tàu vận chuyển 80.000 lít dầu DO trái phép

Hậu Giang: Tiến hành tiêu hủy hàng hóa vi phạm trị giá gần 3 tỷ đồng

Nghệ An: Phát hiện đối tượng mua bán gần 130 kg pháo hoa

Cao Bằng: Tạm giữ 2.500 sản phẩm thuốc lá điện tử mang nhãn hiệu YOOZ ZERO POD

Quảng Bình: Phát hiện xe khách hoán cải vận chuyển hơn 6.000 sản phẩm không rõ nguồn gốc

Bên trong Phòng trưng bày nhận diện hàng thật, hàng giả có gì đặc biệt?
