Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm

Sở Công Thương Thanh Hóa vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan đề nghị phối hợp thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường.
Giá phân bón tăng, thị trường vẫn trong tầm kiểm soát Chỉ thị của Bộ Công Thương về việc bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường Tết 2024

Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa vừa có Văn bản số 3108/SCT-QLTM ngày 2/11/2023 gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Thông tin và Truyền thông, Cục Quản lý thị trường; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong tỉnh, đề nghị phối hợp thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm
Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa đã có kế hoạch, chuẩn bị đầy đủ các mặt hàng để phục vụ nhân dân trong những tháng cuối năm và dịp Tết

Văn bản của Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa nêu rõ: Thực hiện các Công văn của UBND tỉnh: số 15917/UBND-KTTC ngày 23/10/2023 về việc giao triển khai thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ về quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 2023; số 15962/UBNDTHKH ngày 23/10/2023 về việc tập trung triển khai thực hiện Kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị 9 tháng, trọng tâm công tác quý IV năm 2023; định hướng mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024. Căn cứ Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá về kết quả công tác quản lý, điều hành giá 9 tháng đầu năm 2023 và định hướng công tác quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 2023 tại Thông báo số 419/TB-VPCP ngày 16/10/2023 của Văn phòng Chính phủ.

Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa đề nghị các sở, ngành liên quan và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh phối hợp thực hiện một số nội dung sau:

Đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi sát tình hình sản xuất, diễn biến thời tiết, dịch bệnh, đánh giá, dự báo năng lực cung ứng nguồn hàng lương thực, thực phẩm, nhất là mặt hàng thóc, gạo và các mặt hàng nông sản thiết yếu khác cho thị trường dịp cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024; có phương án đảm bảo nguồn cung ổn định thị trường. Chỉ đạo các đơn vị chức năng trực thuộc Sở tổ chức rà soát, nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh có khả năng cung cấp lớn về lương thực, thực phẩm trên địa bàn tỉnh; đề nghị, động viên các doanh nghiệp xây dựng và đăng ký phương án dự trữ hàng hóa trong dịp cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, đăng ký lượng hàng hóa dự trữ; danh sách và lượng hàng hóa dự trữ của ngành nông nghiệp gửi về Sở Công Thương trước ngày 20/11/2023 để phối hợp theo dõi tình hình thị trường và tổng hợp báo cáo Bộ Công Thương và UBND tỉnh.

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm
Các mặt hàng thiết yếu đã được các siêu thị chuẩn bị để phục vụ nhân dân mua sắm

Đối với Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông của tỉnh thông tin đầy đủ, kịp thời về tình hình diễn biến thị trường, giá cả, quản lý an toàn thực phẩm của nhà nước, thông tin các điểm bán hàng bình ổn và thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng; kiểm soát các thông tin thất thiệt có thể gây bất ổn cho thị trường; tăng cường tuyên truyền về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tuyên truyền, khuyến khích tiêu dùng hàng hóa sản xuất trong nước, trong tỉnh.

Sở Giao thông Vận tải quản lý theo quy định về giá cước, phí vận chuyển của các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách và hàng hóa.

Cục Quản lý thị trường tỉnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường các tháng cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024; phát hiện, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, kém chất lượng, hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý; xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 cấp huyện tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; chỉ đạo Phòng Kinh tế/Kinh tế và Hạ tầng chủ động theo dõi sát tình hình diễn biến thị trường những tháng cuối năm 2023 và phối hợp với Sở Công Thương khảo sát tình hình thị trường, giá cả dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (kế hoạch và lịch khảo sát, Sở Công Thương sẽ gửi tới đơn vị) nhằm phát hiện kịp thời những bất ổn về thị trường hoặc tăng giá bất thường đối với các mặt hàng thiết yếu. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm bình ổn thị trường; tăng cường giám sát việc thực hiện kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng và tăng giá bất hợp lý.

Ngoài ra, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện và báo cáo tình hình thị trường, kết quả thực hiện công tác dự trữ hàng hóa và bình ổn thị trường cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vào trước các ngày: 20/11/2023; 31/12/2023, 20/01/2024, 5/2/2024 và báo cáo kết quả trước ngày 20/02/2024; đồng thời, báo cáo đột xuất khi có yêu cầu hoặc tình hình thị trường có biến động.

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm
Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường để ngăn chặn các hành vi buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, kém chất lượng

Đề nghị các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, tích cực tham gia các hoạt động bình ổn thị trường; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, tích cực hưởng ứng thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, trước hết chú trọng triển khai các nội dung sau: Tổ chức các chuyến bán hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024; chuẩn bị tốt nguồn hàng, các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng phục vụ Tết để cung ứng sớm và đầy đủ cho Nhân dân vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là các xã đảo, với chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý.

Căn cứ năng lực tài chính và tình hình thực tế, xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hoá, góp phần bảo đảm bình ổn thị trường, giá cả trên địa bàn tỉnh (ưu tiên hàng hóa sản xuất trong nước). Chủ động nguồn tài chính trong việc dự trữ hàng hoá phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Thống kê hàng hóa dự trữ phục vụ thị trường cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 gửi về Sở Công Thương trước ngày 20/11/2023 để tổng hợp cân đối cung - cầu, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và Bộ Công Thương.

Hoàng Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Mời tham dự Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ

Mời tham dự Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ

Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ sẽ được tổ chức vào ngày 13/11, tại TP. Hồ Chí Minh.
Đoàn doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7

Đoàn doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7

Đoàn đại biểu của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Trưởng đoàn đã tham dự Lễ Khai mạc Hội chợ và Diễn đàn kinh tế quốc tế Hồng Kiều 2024.
Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á

Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á

Chiều 5/11, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường châu Á.
Hải Phòng: Hơn 300 người tham gia lớp tập huấn quy định pháp luật về thương mại điện tử

Hải Phòng: Hơn 300 người tham gia lớp tập huấn quy định pháp luật về thương mại điện tử

Sở Công Thương Hải Phòng, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương phối hợp tổ chức lớp tập huấn, đào tạo quy định pháp luật về thương mại điện tử.
Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Với chủ đề “Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh", các doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia cam kết mạnh mẽ giúp Việt Nam hướng tới phát triển xanh, bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty ShopeePay 25 triệu đồng.
Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) tiếp tục vinh dự được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024.
Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

10 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi gần 1,2 tỷ USD để nhập khẩu gạo, tăng gần 73% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức kỷ lục từ trước đến nay.
Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Nền tảng MISA AMIS và MISA FinGov do Công ty Cổ phần MISA (MISA) phát triển đã được công nhận là sản phẩm mang Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông báo lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ từ Thái Lan, Trung Quốc.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
Hải Dương: 4 doanh nghiệp liên tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Hải Dương: 4 doanh nghiệp liên tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Tỉnh Hải Dương có 4 doanh nghiệp với 7 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024, trong tổng số 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm.
Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ cần có lộ trình phù hợp với từng thị trường, từng loại hình, quy mô doanh nghiệp và sản phẩm.
Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 648 tỷ USD, tăng 15,8%. Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế.
Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Danh sách 190 doanh nghiệp với tổng số 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần 9 năm 2024 có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Hội thảo Tăng cường năng lực DN điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng: Cập nhật các quy định xuất khẩu điện tử đi các thị trường Âu - Mỹ diễn ra chiều 4/11.
Sẽ chặn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu quá hạn vẫn không đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương

Sẽ chặn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu quá hạn vẫn không đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương

Nếu Temu vẫn không đăng ký theo quy định, Bộ Công Thương sẽ trao đổi với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn.
Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Công tác cảnh báo sớm đã giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn thay vì bị động khi bị điều tra phòng vệ thương mại mới có thông tin ban đầu.
Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8%; cán cân thương mại thặng dư 23,31 tỷ USD.
Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hiện, các doanh nghiệp trong ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản đang đối diện 5 khó khăn lớn liên quan đến cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính.
Hà Nội nhân rộng mô hình

Hà Nội nhân rộng mô hình 'Chợ thông minh 4.0 - không dùng tiền mặt'

Thay vì phải mang theo ví tiền như trước đây, nhiều người dân giờ chỉ cần mang theo điện thoại có kết nối mạng internet mỗi khi đi chợ.
Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Việc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên, doanh nghiệp lúng túng trong triển khai.
Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

9 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu được 21.841 tấn gừng, nghệ và gia vị với kim ngạch đạt gần 45 triệu USD, giảm 28,3% về lượng nhưng tăng 9,9% về kim ngạch.
Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Trong số các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia, đậu tương ghi nhận mức tăng kỷ lục, tăng 799,4% tương đương gần 8 lần trong 9 tháng năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động