Sơn La: Hoạt động thương mại biên giới góp phần phát triển đời sống cư dân

Với đường biên giới với Lào, hoạt động thương mại biên giới trên địa bàn Sơn La dù còn khiêm tốn song đã góp phần phát triển đời sống cư dân.
Thanh Hóa: Triển khai hiệu quả hạ tầng thương mại biên giới, nâng cao đời sống người dân vùng biên Kinh tế cửa khẩu: Trụ cột, động lực phát triển tỉnh Quảng Ninh

Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu

Sơn La là tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Việt Nam, nằm cách thủ đô Hà Nội 320 km trên trục Quốc lộ 6. Tỉnh có diện tích 14.109,83 km² đứng thứ 3 cả nước. Phía Bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu; phía Đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía Tây giáp với tỉnh Điện Biên; phía Nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Huaphanh) - Lào, phía Tây Nam giáp tỉnh Luông Pha Bang (Luangprabang) - Lào.

Sơn La: Hoạt động thương mại biên giới góp phần phát triển đời sống cư dân
Sơn La có 01 cửa khẩu Quốc tế với Lào là Cửa khẩu Lóng Sập, huyện Mộc Châu

Sơn La có đường biên giới quốc gia Việt Nam – Lào dài 274,065 km, với 06 huyện biên giới: Mộc Châu, Vân Hồ, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã và Sốp Cộp với 17 xã giáp biên và có trên 90 nghìn nhân khẩu tại các xã biên giới. Tỉnh có 01 cửa khẩu Quốc tế (Cửa khẩu Lóng Sập, huyện Mộc Châu), 01 Cửa khẩu Quốc gia (cửa khẩu Chiềng Khương – huyện Sông Mã), 02 cửa khẩu phụ (Cửa khẩu phụ Nà Cài – huyện Yên Châu; Cửa khẩu phụ Nậm Lạnh – huyện Sốp Cộp) và 07 đường mòn, lối mở. Số hộ kinh doanh trên địa bàn các huyện biên giới gần 4.000 hộ.

Sở Công Thương Sơn La thông tin, nhìn chung, hoạt động thương mại biên giới giữa Sơn La với các tỉnh của nước CHDCND Lào tuy còn nhiều hạn chế, song đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và đời sống của cư dân biên giới. Công tác quản l‎í hoạt động thương mại biên giới của tỉnh Sơn La trong những năm qua đã góp phần duy trì ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại khu vực biên giới Việt Nam – Lào.

Quan hệ giữa các cấp chính quyền, các lực lượng chức năng trên biên giới, cửa khẩu tỉnh Sơn La với các Hủa Phăn, Luông Pha Bang được duy trì, củng cố và phát triển. Tại các cửa khẩu, công tác kiểm soát xuất nhập cảnh cơ bản duy trì được nề nếp, công tác phối hợp quản lý cửa khẩu được tăng cường và có hiệu quả; Cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được đẩy mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại biên giới.

Thời gian qua, để tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu, Sở Công Thương tỉnh Sơn La đã phối hợp với các Chi cục Hải quan và đơn vị liên quan triển khai thực hiện các quy định đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp tới mua bán hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới trên địa bàn tỉnh; triển khai thực hiện tốt công tác quản lý các hoạt động thương mại biên giới nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh của các thương nhân và thuận lợi trong mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới.

Hiện nay, các dịch vụ công tại khu vực cửa khẩu biên giới trên địa bàn tỉnh Sơn La chủ yếu là các dịch vụ kê khai hải quan được thực hiện bởi lực lượng hải quan: Sơn La, Lóng Sập (trực thuộc Cục Hải quan Điện Biên). Việc giải quyết các thủ tục hành chính tại các Chi cục hải quan được diễn ra công khai, minh bạch, tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm dịch hàng hóa được thực hiện theo các ưu đãi theo nội dung Hiệp định thương mại biên giới giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam với Chính phủ nước CHDCND Lào, tạo sao sự thông thoáng, thuận lợi trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa của cư dân, thương nhân biên giới hai nước.

Hệ thống kho bãi tại 02 cửa khẩu chính là Chiềng Khương, Lóng Sập bước đầu đã hình thành, tuy nhiên có quy mô nhỏ, khả năng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật để sử dụng đúng công năng còn hạn chế.

Riêng đối với năm 2020, 2021, hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Sơn La chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, có thời điểm hầu như không phát sinh do Chính phủ Lào tạm đóng cửa khẩu biên giới. Sở Công Thương đã phối hợp với UBND các huyện biên giới, lực lượng chức năng duy trì kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trên tuyến biên giới thuộc địa bàn tỉnh gắn với thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo chung của Chính phủ và của tỉnh; kịp thời cập nhật tình hình thông qua hàng hóa, xử lý hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh,

Trong giai đoạn 2018-2023, hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Sơn La đã hoạt động ổn định. Tuy nhiên, giá trị kim ngạch còn rất thấp so với cả nước (trung bình dưới 01 triệu USD/năm), cơ cấu mặt hàng còn đơn điệu, chưa có sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu hàng hóa, phương thức trao đổi thương mại biên giới.

Các mặt hàng xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới địa bàn tỉnh Sơn La: Vật liệu xây dựng (chủ yếu là xi măng), ngô giống; tạm nhập, tái xuất các loại máy móc phục vụ công trình có kỳ hạn. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là gỗ các loại, ngoài ra là một số mặt hàng nông sản nông sản (ngô, đậu tương giống, dừa); mặt hàng tiêu dùng (trong đó có một số là các hàng hóa tiêu dùng có nguồn gốc từ Thái Lan). Tuy nhiên, từ khi nước bạn Lào quy định chỉ xuất khẩu gỗ thành phẩm nên hoạt động nhập khẩu gỗ trên địa bản tỉnh Sơn La giảm mạnh.

Mặc dù cơ sở hạ tầng thương mại biên giới còn nhiều khó khăn, giá trị xuất, nhập khẩu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch ngoại thương của tỉnh, tuy nhiên trong tương lai thị trường Lào vẫn sẽ giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược xuất, nhập khẩu của tỉnh Sơn La đối với một số mặt hàng như: Vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến, khai thác khoáng sản, xuất nhập khẩu nông lâm sản...

Tận dụng tốt các thỏa thuận hợp tác phát triển thương mại biên giới Việt Nam – Lào

Sở Công Thương Sơn La cho biết, trong thời gian tới, nhằm tận dụng tốt các thỏa thuận hợp tác phát triển thương mại biên giới giữa hai nước Việt Nam – Lào, Sở Công Thương tỉnh Sơn La sẽ phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện biên giới tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như tiếp tục duy trì công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về thương mại biên giới (Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới; Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương…).

Bên cạnh đó, phối hợp các lực lượng chức năng, UBND các huyện biên giới theo dõi tình hình thương mại biên giới tại các cửa khẩu, lối mở biên giới trên địa bàn tỉnh; Rà soát thực trạng hạ tầng thương mại biên giới

Duy trì mối quan hệ hợp tác, trao đổi thông tin với Sở Công Thương các tỉnh Bắc Lào; hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hợp tác xã trong tỉnh. Tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình, đề án khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương.

Tiếp tục phối hợp với các Sở, UBND các huyện, thành phố tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh (Tuần hàng nông sản an toàn, các hội nghị kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến…) để hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia quảng bá, giới thiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.

Tăng cường công tác quản lý đường biên, chống buôn lậu, tăng cường xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm, quảng bá thương hiệu giữa hai bên, chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật thông qua xây dựng các mô hình, phát triển kinh tế cho một số tỉnh phía Lào.

Tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện biên giới, các đơn vị chức năng triển khai thực hiện các quy định đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp tới mua bán hàng hóa tại các cửa khẩu, lối mở biên giới trên địa bàn tỉnh; thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định mới về xuất nhập khẩu, các Hiệp định thương mại đã được ký kết và có hiệu lực;

Phối hợp vận động, thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng vùng sản xuất, cơ sở sơ chế, chế biến các sản phẩm nông nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, người dân hai bên biên giới đẩy mạnh hợp tác về thương mại, mua bán, trao đổi hàng hóa góp phần phát triển kinh tế, xã hội, ổn định cuộc sống của người dân vùng biên giới.

Phương Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng chỉ đạo, công tác phát triển thị trường châu Á-châu Phi cần tập trung vào những thị trường trọng tâm, trọng điểm, còn nhiều tiềm năng.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Chiều 27/12, tại Lạng Sơn, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Sáng 27/12, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt kỷ lục cả ở xuất khẩu nông sản và xuất siêu. Song những cảnh báo mới đây từ thị trường nhập khẩu là tin kém vui cho ngành này.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

11 tháng 2024, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt trên 1,25 triệu tấn, trị giá 2,07 tỷ USD, giảm 15,5% về lượng, nhưng tăng 5,5% về trị giá so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu cần đưa ra cả mục tiêu và giải pháp trong hoạt động nhập khẩu. Nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu khác với nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Nếu xuất khẩu hàng hoá năm 2025 đạt mức tăng trưởng 12%/năm, mỗi tháng, kim ngạch xuất khẩu phải tăng tương ứng 4 tỷ USD. Đây là con số không hề nhỏ.
Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may.
Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Sau năm 2024 với nhiều điểm sáng, năm 2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá phấn đấu tăng khoảng 12% so với năm 2024.
Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Năm 2024, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị. Giá gạo xuất khẩu gạo bình quân cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay với trên 600 USD/tấn.
Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ vượt mốc 15 tỷ USD, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong hợp tác kinh tế giữa hai nước.
EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tạm thời tăng tần suất kiểm tra sầu riêng của Việt Nam tại biên giới từ 10% lên 20%.
Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản 2024 đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy, thị trường bao phủ cả 5 châu lục.
Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục chưa từng có trong 40 năm đổi mới. “Trái ngọt” thu được từ sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng hành của Bộ Công Thương.
PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Đà tăng trưởng xuất nhập khẩu 2024 rất lớn, dự báo sang năm 2025, ‘mưa thuận, gió hòa’, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể vượt con số 1.000 tỷ USD.
Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các sở, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động xuất nhập khẩu.
EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Ngày 20/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng thông báo ban hành lệnh cấm sử dụng bisphenol A (BPA), trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống.
Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Con số gần 800 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mà nước ta có hiện nay có thể được gia tăng nếu doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các nền tảng thương mại điện tử.
Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 với thặng dư thương mại cao là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, điều này khẳng định chất lượng công tác thương mại.
Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam cán mốc 100 tỷ USD. Dư địa xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn.
Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/12/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD, tăng 13,9%, tương ứng tăng 46,92 tỷ USD...
Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Với kim ngạch đạt được khoảng 10 tỷ USD trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản được nhận định sẽ rất khả quan trong năm tới.
Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương đã đề xuất, đưa ra nhiều giải pháp giúp hệ thống Thương vụ Việt Nam tại châu Á, châu Phi mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động