Kinh tế cửa khẩu: Trụ cột, động lực phát triển tỉnh Quảng Ninh

Từ những quyết sách đúng đắn, phù hợp, tỉnh Quảng Ninh đưa kinh tế cửa khẩu trở thành trụ cột, động lực phát triển của địa phương.
Móng Cái được quy hoạch trở thành khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia Ngày này năm xưa ngày 10/4: Quyết định về việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái Tăng năng lực cho kinh tế cửa khẩu Quảng Ninh

Tạo lực đẩy phát triển kinh tế

Để phát triển kinh tế bền vững, nhiều năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế trên địa bàn. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc đầu tư, phát triển hạ tầng, nâng cao hiệu quả đầu tư công đối với nhiều dự án, công trình ở các khu kinh tế cửa khẩu, từ đó góp phần tạo ra “lực đẩy” lớn để phát triển kinh tế ở khu vực này.

Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, hiện tỉnh có 3 khu kinh tế cửa khẩu nằm trong Quy hoạch phát triển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã có quyết định thành lập với tổng diện tích trên 144.75ha bao gồm: khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái gắn với cửa khẩu Móng Cái với diện tích 121.197ha; khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn với tổng diện tích 14.236ha; khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh với tổng diện tích là 9.302ha.

Thời điểm trước năm 2010, kết cấu hạ tầng của tỉnh chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút các thành phần kinh tế, các tổ chức, doanh nghiệp lớn, đủ mạnh trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển, nhất là hệ thống hạ tầng giao thông, đường cao tốc chưa được đầu tư đồng bộ.

Tuy nhiên, với quan điểm phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại là một trong 3 khâu đột phá chiến lược, tỉnh đã huy động nguồn lực lớn, tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược đồng bộ, hiện đại, bảo đảm liên thông tổng thể, thúc đẩy kết nối vùng, liên vùng, nội vùng.

Đơn cử, từ ngày 1/9/2022, cao tốc Vân Đồn - Móng Cái chính thức được đưa vào khai thác, kết nối với cao tốc Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn tạo thành chuỗi cao tốc dài nhất Việt Nam, rút ngắn thời gian di chuyển từ thủ đô Hà Nội tới Cửa khẩu quốc tế Móng Cái chỉ còn 3 giờ so với 6 giờ trước đây, đã đóng góp quan trọng vào phát triển liên vùng và giao thương giữa các nước ASEAN, được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả lớn về kinh tế - xã hội.

Hay Dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 341 (Quốc lộ 18C) từ khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái đến khu kinh tế Cửa khẩu Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà) vừa được khánh thành ngày 1/9/2023. Sau khi tuyến đường được đưa vào sử dụng, rút ngắn thời gian di chuyển giữa 2 cửa khẩu từ gần 1, 5 giờ xuống còn hơn 25 phút đã giúp tăng năng lực cho kinh tế cửa khẩu Quảng Ninh.

Kinh tế cửa khẩu: Trụ cột, động lực phát triển tỉnh Quảng Ninh
Các đại biểu cắt băng khánh thành Dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 341 (Quốc lộ 18C) từ khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái đến khu kinh tế Cửa khẩu Bắc Phong Sinh

Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh còn thực hiện đầu tư đồng bộ, nâng cấp cơ sở hạ tầng tại khu vực cửa khẩu, lối mở trên địa bàn tỉnh, như: Xây dựng cầu thay thế ngầm tràn tại cửa khẩu Hoành Mô, cửa khẩu Bắc Phong Sinh; xây dựng cầu phao tại lối mở biên giới km3+4; cầu Bắc Luân II; khởi công xây dựng cảng Vạn Ninh; đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật dịch vụ thương mại Trạm kiểm soát liên ngành cầu Bắc Luân II gắn với khu thương mại, dịch vụ tại phường Hải Hòa (TP Móng Cái) giai đoạn 1...

Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, những công trình đó đã và đang mở ra không gian và dư địa phát triển mới mang tính đột phá, tạo nên hành lang kinh tế, hành lang đô thị gắn với các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm trên địa bàn tỉnh như: Quảng Yên, Vân Đồn, Móng Cái và Khu Kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, Hoành Mô - Đồng Văn.

Giữ vững “điểm sáng, vùng xanh an toàn” tại các cửa khẩu

Ngoài việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, tỉnh Quang Ninh còn triển khai nhiều giải pháp đẩy phát triển kinh tế vùng biên giới, đẩy mạnh xuất khẩu. Theo Sở Công Thương Quảng Ninh, giai đoạn 2020 - 2022, tỉnh là điểm sáng về sự chủ động trong phòng, chống dịch bệnh.

“Với sự chỉ đạo quyết liệt và sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ngành địa phương đã triển khai thực hiện có hiệu quả “vùng xanh an toàn” tại các cửa khẩu biên giới. Thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 ở mức cao nhất nhằm giữ vững an toàn khu vực cửa khẩu, lối mở, là tiền đề quan trọng để duy trì và thúc đẩy hoạt động thông quan hàng hóa” - lãnh đạo Sở Công Thương Quảng Ninh nhấn mạnh.

Kinh tế cửa khẩu: Trụ cột, động lực phát triển tỉnh Quảng Ninh
Từ những quyết sách đúng đắn, sáng tạo tỉnh Quảng Ninh đưa kinh tế cửa khẩu trở thành trụ cột, động lực phát triển của tỉnh

Nhờ giữ vững địa bàn “an toàn, ổn định, phát triển trong trạng thái bình thường mới”, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ước đạt 2.783 triệu USD, tăng 8,58% so với năm 2021. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: xơ, sợi bông; dăm gỗ; đất hiếm; quần áo; clinker;... Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp trong tỉnh ước đạt 3.047 triệu USD, tăng 9,6% so với năm trước.

8 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong tỉnh ước đạt 1,993 tỷ USD tăng 13,8% cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp trong tỉnh 8 tháng ước đạt 2,068 tỷ USD, tăng 4,7% cùng kỳ.

“Để có được những kết quả như trên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao. Các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có Sở Công Thương Quảng Ninh luôn song hành cùng doanh nghiệp và đặc biệt cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã linh hoạt, nỗ lực trong quá trình sản xuất, kinh doanh” - lãnh đạo Sở Công Thương Quảng Ninh khẳng định.

Bên cạnh đó, ngành Công Thương cũng thường xuyên chủ động làm việc, nắm bắt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Phối hợp tạo mọi điều kiện thuận lợi để ngành điện, than, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo tăng tối đa sản lượng sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu.

Đáng chú ý, trong những tháng đầu năm 2023, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh và Sở Công Thương các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng (Việt Nam) và Sở Thương mại Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) đã ký kết thỏa thuận khung về hợp tác tăng cường thuận lợi hóa thông quan trong tình hình mới (ký ngày 22/02/2023). Việc ký thỏa thuận khung hợp tác tăng cường thỏa thuận thông quan trong tình hình mới góp phần triển khai thực hiện hiệu quả thông cáo chung về tăng cường hơn nữa, làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Trung. Các thỏa thận được ký kết và thực hiện đã góp phần đảm bảo vận hành cửa khẩu đồng bộ, an toàn, ổn định, đẩy mạnh thông suốt thương mại cửa khẩu biên giới, tạo thuận lợi thông quan hàng hóa giữa 3 tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng (Việt Nam) với Quảng Tây (Trung Quốc) trong tình hình mới.

Năm 2022, phương tiện thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt 114.660 lượt xe. Trong đó, xuất cảnh 57.859 xe; nhập cảnh 56.801 xe, không có tình trạng phương tiện ùn ứ tại cửa khẩu. 8 tháng đầu năm 2023 đạt 174.465 lượt xe, trong đó xuất cảnh 87.836 xe; nhập cảnh 86.629 xe, không có tình trạng phương tiện ùn ứ tại cửa khẩu.

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế cửa khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Điện Biên: Tạo động lực thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu

Điện Biên: Tạo động lực thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu

Để thúc đẩy kinh tế cửa khẩu, tỉnh Điện Biên tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu có hiệu quả và bền vững, phát huy tối đa lợi thế của tỉnh.
Lào Cai: Mỗi ngày có trên 400 xe hàng xuất nhập khẩu qua cửa khẩu

Lào Cai: Mỗi ngày có trên 400 xe hàng xuất nhập khẩu qua cửa khẩu

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Lào Cai trong tháng 10 khá ổn định, trung bình mỗi ngày có trên 400 xe hàng được làm thủ tục thông quan.
Điện Biên: Phát triển hạ tầng thương mại biên giới để phát huy tối đa lợi thế kinh tế cửa khẩu

Điện Biên: Phát triển hạ tầng thương mại biên giới để phát huy tối đa lợi thế kinh tế cửa khẩu

Tỉnh Điện Biên đã và đang đẩy mạnh phát triển hạ tầng thương mại biên giới, nhằm phát huy tối đa lợi mà thế kinh tế cửa khẩu đem lại cho địa phương.
Nghệ An: Khơi thông ùn tắc, tạo thuận lợi cho xuất, nhập khẩu tại Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn

Nghệ An: Khơi thông ùn tắc, tạo thuận lợi cho xuất, nhập khẩu tại Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn

Việc khơi thông ùn tắc phương tiện xuất, nhập khẩu tại Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn đang được lực lượng chức năng tích cực triển khai bằng nhiều giải pháp cấp bách.
Khơi thông xuất khẩu nông sản từ cửa khẩu Quốc tế số II Kim Thành sang Trung Quốc

Khơi thông xuất khẩu nông sản từ cửa khẩu Quốc tế số II Kim Thành sang Trung Quốc

Hai bên cùng thảo luận, thống nhất thí điểm vận chuyển nông sản tươi sống qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai) - Bắc Sơn (Vân Nam).

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông thuỷ sản qua cửa khẩu Móng Cái vượt mốc 1 tỷ USD

Xuất khẩu nông thuỷ sản qua cửa khẩu Móng Cái vượt mốc 1 tỷ USD

10 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản qua cửa khẩu Móng Cái tăng mạnh, đạt trên 1,1 tỷ USD.
Hội chợ thương mại quốc tế Việt – Trung (Lào Cai) 2023 thu hút gần 600 gian hàng tham gia

Hội chợ thương mại quốc tế Việt – Trung (Lào Cai) 2023 thu hút gần 600 gian hàng tham gia

Đến cuối tháng 10, Hội chợ thương mại quốc tế Việt – Trung (Lào Cai) 2023 đã thu hút 349 gian hàng Việt Nam và 224 gian hàng từ Trung Quốc và các quốc gia khác.
Lào Cai thí điểm vận chuyển 2 chiều trên 1 phương tiện thông quan

Lào Cai thí điểm vận chuyển 2 chiều trên 1 phương tiện thông quan

Cặp cửa khẩu Kim Thành – Bắc Sơn, kết nối giao thương tỉnh Lào Cai với huyện Hà Khẩu tiến hành thí điểm vận chuyển 2 chiều trên 1 phương tiện thông quan.
Sôi động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu tại Cao Bằng

Sôi động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu tại Cao Bằng

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng đã liên tục có sự khởi sắc trong thời gian gần đây.
Tây Ninh sẽ có thêm một cửa khẩu quốc tế tuyến biên giới

Tây Ninh sẽ có thêm một cửa khẩu quốc tế tuyến biên giới

Dự kiến đến năm 2030, cửa khẩu Chàng Riệc (Tây Ninh) - Dar (Tboung Khmum) sẽ được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế.
Chợ Pò Hèn: Thúc đẩy thương mại vùng biên Quảng Ninh

Chợ Pò Hèn: Thúc đẩy thương mại vùng biên Quảng Ninh

Chợ phiên Pò Hèn vừa được UBND xã Hải Sơn – TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh khôi phục nhằm góp phần thúc đẩy phát triển thương mại vùng biên tỉnh Quảng Ninh.
Bàn giải pháp phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Bàn giải pháp phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Sáng 24/10, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị Triển khai các giải pháp phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Thúc đẩy xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Hà Giang

Thúc đẩy xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Hà Giang

Việc thông quan cặp cửa khẩu song phương Săm Pun (Mèo Vạc, Hà Giang) – Điền Bồng (châu Văn Sơn, Vân Nam) sẽ giúp thúc đẩy xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Hà Giang.
Thanh Hóa: Hoạt động thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa qua Lào khởi sắc

Thanh Hóa: Hoạt động thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa qua Lào khởi sắc

Trong 9 tháng năm 2023, hàng hóa xuất nhập khẩu của tỉnh Thanh Hóa qua Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo sang Lào có xu hướng tăng với tổng giá trị ước đạt 20.351 USD.
Nâng cao năng lực thông quan cho cửa khẩu Lạng Sơn

Nâng cao năng lực thông quan cho cửa khẩu Lạng Sơn

Hiện nay, có trên 1.000 phương tiện xuất nhập khẩu thông quan mỗi ngày qua cửa khẩu Lạng Sơn.
Đến giữa tháng 10, xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu tại Lào Cai tăng hơn 378%

Đến giữa tháng 10, xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu tại Lào Cai tăng hơn 378%

Hàng nông sản xuất khẩu qua cửa khẩu tại Lào Cai thời gian qua chủ yếu là thanh long, sầu riêng, dưa hấu, xoài…
Lào Cai sẽ có thêm 2 cửa khẩu quốc tế và 6 lối thông quan với Trung Quốc

Lào Cai sẽ có thêm 2 cửa khẩu quốc tế và 6 lối thông quan với Trung Quốc

Dự kiến đến năm 2030, tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc có 26 cửa khẩu, trong đó có 14 cửa khẩu quốc tế, 12 cửa khẩu song phương...
Hội chợ Thương mại quốc tế Việt - Trung Lào Cai 2023 hấp dẫn các doanh nghiệp và địa phương

Hội chợ Thương mại quốc tế Việt - Trung Lào Cai 2023 hấp dẫn các doanh nghiệp và địa phương

Hội chợ Thương mại quốc tế Việt - Trung Lào Cai 2023 là cơ hội lớn để thúc đẩy giao thương, tìm kiếm cơ hội xuất nhập khẩu qua cửa khẩu.
Nghệ An: Gỡ nút thắt hạ tầng để phát triển thương mại vùng biên

Nghệ An: Gỡ nút thắt hạ tầng để phát triển thương mại vùng biên

Có Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn cùng 4 cửa khẩu phụ, nhiều lối mở dọc huyện biên giới... là điều kiện thuận lợi để Nghệ An phát triển kinh tế thương mại vùng biên.
Tháo gỡ điểm nghẽn để phát triển kinh tế cửa khẩu Long An

Tháo gỡ điểm nghẽn để phát triển kinh tế cửa khẩu Long An

Có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực, song cần có giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn cho Khu kinh tế cửa khẩu Long An.
Quảng Ninh: Tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Hoành Mô

Quảng Ninh: Tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Hoành Mô

Hoạt động xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Hoành Mô (Quảng Ninh) được Chi cục Hải quan cửa khẩu và Sở Công Thương tạo điều kiện tối đa.
Tây Ninh thúc đẩy kinh tế cửa khẩu

Tây Ninh thúc đẩy kinh tế cửa khẩu

Thời gian qua, tỉnh Tây Ninh đã quy hoạch, triển khai nhiều dự án trọng điểm nhằm tạo cú huých cho sự phát triển kinh tế khu vực biên giới.
Nâng cấp hạ tầng giao thông phát triển kinh tế biên giới

Nâng cấp hạ tầng giao thông phát triển kinh tế biên giới

Nhiều dự án đầu tư vào hạ tầng giao thông nối cửa khẩu quốc tế đến các khu kinh tế và cảng biển tạo động lực phát triển kinh tế biên giới được quan tâm.
Xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu tại Lào Cai tăng mạnh

Xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu tại Lào Cai tăng mạnh

Xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu tại Lào Cai từ đầu năm đến nay tăng mạnh, giá trị kim ngạch tăng cao so với cùng kỳ năm trước.
Gia Lai: Tăng cường hợp tác để phát triển thương mại biên giới

Gia Lai: Tăng cường hợp tác để phát triển thương mại biên giới

Nằm vị trí quan trọng thuộc Khu tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam, song thương mại biên giới tại Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh chưa thật sự khởi sắc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động