Thứ sáu 09/05/2025 14:21

Số doanh nghiệp giảm lao động tại TP. Hồ Chí Minh có xu hướng tăng

Quý I/2023, doanh nghiệp giảm lao động tại TP. Hồ Chí Minh có xu hướng tăng, trong khi doanh nghiệp có nhu cầu tăng lao động không nhiều.

Theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh, trong quý I/2023, thành phố có 9 doanh nghiệp gửi thông báo cho người lao động thôi việc vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế với số người lao động mất việc là 537 người, so với cùng kỳ số lao động mất việc tăng 481 người. Tình hình người lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp là 32.355 người, trong đó có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 28.618 trường hợp, so với cùng kỳ giảm 4,17% (1.244 người).

Ông Nguyễn Văn Lâm - Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Được biết, để có đánh giá tình hình lao động trong doanh nghiệp, Sở đã triển khai và có kết quả khảo sát tại 3.917 doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ doanh nghiệp có giảm lao động chiếm 31% (số lao động giảm là 19.524 người), trong khi số doanh nghiệp có tăng lao động chiếm 18% với 5.239 lao động.

Tại cuộc họp báo cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội và công tác phòng chống dịch trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh chiều 6/4, ông Nguyễn Văn Lâm - Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố- cho biết: Sở hiện đã triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng việc làm cho người lao động như: Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố tổ chức 25 phiên, sàn giao dịch việc làm trực tuyến, tư vấn giới thiệu việc làm cho 41.163 lượt người; tư vấn và hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho 157 người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp để chuyển đổi việc làm..

“Trong quý II, Sở dự kiến sẽ tổ chức 47 phiên, sàn giao dịch việc làm, trong đó phối hợp với Sở Du lịch thành phố tổ chức sàn giao dịch việc làm ngành du lịch cũng như tổ chức thêm nhiều sàn giao dịch việc làm trực tuyến phối hợp với các tỉnh miền Đông Nam bộ và Tây Nam bộ” - ông Luân cho biết thêm.

Theo tính toán của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động, dự kiến quý II/2023, nhu cầu nhân lực cần khoảng 67.000 - 73.000 chỗ làm việc. Nhu cầu nhân lực 4 ngành công nghiệp trọng yếu là 14.000 - 15.000 chỗ làm việc chiếm 21% tổng nhu cầu nhân lực; nhân lực 9 ngành dịch vụ chủ yếu cần 38.800 - 42.300 chỗ làm việc chiếm 58%

Bên cạnh những yêu cầu về trình độ chuyên môn, nhà tuyển dụng đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng nghề nghiệp, kỷ luật lao động, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và thông thạo ngoại ngữ.

Đức Hiếu
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường lao động

Tin cùng chuyên mục

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên

Thời tiết hôm nay 9/5: Hà Nội ngày nắng nóng, đêm mưa

Thời tiết biển hôm nay 9/5/2025: Gió nhẹ, sóng êm

Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

Chuyện về những sĩ quan 'giữ lửa' giữa trùng khơi

PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

Đảm bảo kinh phí cho lao động nghỉ việc theo Nghị định 178

Vụ lòng se điếu: Quán Lòng Chát nói gì về nguồn gốc sản phẩm?

Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Thúc đẩy các mô hình, giải pháp phát triển hạ tầng internet

Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”

Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Hệ thống bán lẻ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới

Chuyện về những người gác rừng, giữ biển ở Côn Đảo

Bước khởi đầu hồi sinh dòng sông Tô Lịch giữa Thủ đô

Gửi yêu thương từ đất liền đến Trường Sa, nhà giàn DK-1

Diễn đàn liên kết 5 nhà: Hướng đến nền nông nghiệp xanh và hiện đại

Cục trưởng An toàn thực phẩm nói gì về nguyên nhân lộn xộn thực phẩm giả?

Điểm mới trong dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi

Rà soát số lượng cán bộ dự kiến tinh giản trước 30/6