Thị trường thịt heo thiếu hụt và hướng đi mới cho ngành chăn nuôi Việt Nam Thị trường thịt heo điều chỉnh giảm, lo ngại tăng giá dịp cuối năm Thị trường thịt heo: Nguồn cung tăng, sức mua giảm |
Ngày 26/10, tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty CP Nông nghiệp BaF Việt Nam (BaF) đã tổ chức họp báo công bố thương hiệu "heo ăn chay - BaF Meat".
Theo BaF, heo ăn chay là heo chỉ ăn thức ăn được làm 100% nguyên liệu từ thực vật và gốc đạm thực vật do chính công ty này nghiên cứu, sản xuất. Thức ăn này chỉ cung cấp cho đàn heo nuôi nội bộ, không bán thương mại ra thị trường.
Ông Trương Sỹ Bá – Chủ tịch HĐQT BaF, cho biết, bắt đầu đầu tư thử nghiệm với mảng chăn nuôi từ năm 2017. Tuy nhiên cho đến năm 2019 BaF vẫn hoàn toàn thất vọng, vì bức tranh chăn nuôi quá phân hoá và mang tính chu kỳ rất cao.
Song, đến cuối 2019 và sang đầu 2020, mảng heo xuất hiện dịch tả châu Phi, hệ luỵ là đàn heo Việt Nam giảm hơn 50% sau đó, cả người dân và doanh nghiệp lúc này thiệt hại lớn. Đó là rủi ro, nhưng BaF nhận thấy cũng là cơ hội tốt cho doanh nghiệp. Với điều kiện là doanh nghiệp phải đầu tư bài bản, chủ động được con giống… bởi lúc này tầng lớp chăn nuôi nhỏ lẻ không tái đàn được nữa.
Thống kê cho thấy, tầng lớp chăn nuôi nhỏ lẻ từ con số tỷ trọng chiếm 70-80% ngành (so với công ty FDI quy mô lớn nhưng chỉ chiếm khoảng 30%) đã giảm rất mạnh sau dịch. Đây là cơ hội cho doanh nghiệp chăn nuôi công nghiệp. Thực tế, chăn nuôi quy mô công nghiệp cũng là xu hướng chung của thế giới.
Các sản pahamr thịt heo ăn chay sẽ được bán trong hệ thống siêu thị Siba Food |
Cũng theo ông Trương Sỹ Bá, trong một thời gian dài, mảng chăn nuôi nước ta nằm trong tay các doanh nghiệp FDI. Thời gian đầu họ làm Feed và bán cho người chăn nuôi; sau đó họ vừa làm Feed, vừa làm Farm.
Như vậy bức tranh chăn nuôi đầu tiên là Feed đến Farm, bây giờ doanh nghiệp nào có Feed, có Farm thì tồn tại; doanh nghiệp nào chỉ làm Feed đang dần thoái trào. Dự đoán 10 năm nữa Feed và Farm vẫn tồn tại tốt. Tuy nhiên nếu cung vượt cầu, cạnh tranh heo hơi sẽ rất khó khăn.
“Tại Việt Nam, chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, chỉ sau lúa gạo. Song, tỷ trọng doanh nghiệp chăn nuôi nội địa lại khá khiêm tốn so với các doanh nghiệp FDI. Trong khi, tỷ lệ giết mổ trên tổng đàn heo của các doanh nghiệp này thì lại rất ít. Do đó, 3F (feed-farm-food) là công cụ giúp doanh nghiệp nội địa cạnh tranh trên thị trường”, ông Trương Sỹ Bá nhấn mạnh.
Trong khuôn khổ sự kiện, Công ty BaF cũng ký kết hợp tác về việc phân phối độc quyền thịt và các sản phẩm chế biến khác từ thịt mang thương hiệu BaF trong hệ thống chuỗi thực phẩm Siba Food. Chuỗi thực phẩm Siba Food bao gồm siêu thị Siba Food chuyên bán lương thực, các mặt hàng thực phẩm thiết yếu và các điểm bán thịt BaF MeatShop. Thịt mát BaF được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn để đảm bảo độ tươi ngon, thịt nóng được cam kết chỉ bán trong ngày.