Đặt tên địa phương sáp nhập: Giữ truyền thống hay tạo dấu ấn mới?

Theo các chuyên gia, việc đặt tên địa phương sau sáp nhập tỉnh là một nhiệm vụ nặng nề và rất quan trọng, vì thế cần cân nhắc kỹ lưỡng, tạo được sự đồng thuận.
Đại biểu Bùi Hoài Sơn: Tên gọi sau sáp nhập tỉnh sẽ là biểu tượng mới của sự đoàn kết Sáp nhập tỉnh: Đất nước muốn vươn mình, không gian phát triển phải lớn Sáp nhập tỉnh, nâng tầm tư duy chiến lược phát triển

Đặt tên địa phương là nhiệm vụ nặng nề và quan trọng

Sau sáp nhập tỉnh, việc lựa chọn tên mới cho các địa phương là vấn đề đang được người dân quan tâm, bàn luận. Trong đó, ý kiến từ chuyên gia văn hoá, doanh nghiệp du lịch đặc biệt nhấn mạnh rằng, việc đặt tên địa phương sau sáp nhập cần sự cân nhắc kỹ lưỡng giữa yếu tố văn hóa, lịch sử và thực tiễn phát triển.

Đặt tên địa phương sau sáp nhập tỉnh, thành đang được người dân quan tâm. Ảnh: TTXVN
Theo các chuyên gia, đặt tên địa phương sau sáp nhập tỉnh cần cân nhắc hợp lý để vừa có thể giữ được những yếu tố truyền thống vừa đảm bảo được một không gian phát triển mới. Ảnh: TTXVN

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên chuyên trách - Ủy ban Văn hoá, Xã hội của Quốc hội, việc đặt tên cho tỉnh hoặc thành phố mới ở Việt Nam cần tuân theo những nguyên tắc vừa đảm bảo tính kế thừa lịch sử, vừa phản ánh được tinh thần phát triển trong giai đoạn mới. Bởi, một cái tên không chỉ là danh xưng hành chính, mà còn là biểu tượng gắn kết cộng đồng, khơi dậy niềm tự hào của người dân và tạo dấu ấn đặc trưng cho địa phương trong bản đồ văn hóa, kinh tế, xã hội của đất nước.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Phạm Hải Quỳnh – Viện trưởng Viện Phát triển du lịch châu Á - cũng bày tỏ, Việt Nam chúng ta qua từng thời kỳ vẫn có sáp nhập, vẫn có chia tách nhưng đến nay vẫn phát triển và quê hương vẫn đó, con người vẫn đó và kinh tế địa phương vẫn ngày càng phát triển. Và, chúng ta thường nói, văn hóa là cội nguồn của dân tộc, văn hóa còn dân tộc còn, vì vậy hy vọng rằng, những cái tên mới của địa phương sẽ không mất đi bản sắc văn hóa của từng vùng đất và con người.

Xét về lợi ích quốc gia, trong chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, ông Lê Công Năng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Du lịch quốc tế WonderTour - nhấn mạnh, bản thân ông tôi và đông đảo người dân rất ủng hộ chủ trương sát nhập tỉnh, tinh gọn bộ máy hành chính. "Tôi sinh ra ở Nam Định, dù tên Nam Định có thể mất đi thì lễ hội Đền Trần, hội chợ Viềng, tín ngưỡng Đức thánh Trần, làn điệu Chầu Văn... vẫn còn đó và song hành với tiến trình lịch sử của đất nước"- ông Năng nói.

Tuy nhiên, theo ông Lê Công Năng, việc đặt tên mới cho địa phương sau khi sáp nhập là một nhiệm vụ nặng nề và rất quan trọng. Đơn cử, khi nhìn vào lịch sử, trường hợp ba tỉnh Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình đã từng được sáp nhập thành Hà Nam Ninh năm 1975, rồi lại tách thành Nam Hà và Ninh Bình vào năm 1991, rồi Nam Hà tiếp tục tách thành Nam Định và Hà Nam năm 1996, cho thấy tính phức tạp của việc đặt tên.

Việc đặt tên địa phương không chỉ là một vấn đề đại diện cho một vùng đất mà còn là sự tôn vinh văn hóa và lịch sử. Trong trường hợp của ba tỉnh Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình, chúng ta cần cân nhắc kỹ về các yếu tố như lịch sử, di sản văn hóa và thậm chí cả tâm tư nguyện vọng của người dân”- ông Năng nói.

Phân tích rõ hơn, ông Lê Công Năng cho rằng, đơn cử như Ninh Bình với sự khởi đầu từ kinh đô Hoa Lư, Nam Định gắn liền với triều Trần, còn Hà Nam hiện đang thể hiện sự phát triển kinh tế nổi bật. Vì thế, một cái tên mới cần phải có khả năng đại diện cho cả lịch sử lâu đời và sự phát triển hiện tại. "Chúng ta cũng có thể cân nhắc việc sử dụng các danh xưng lịch sử có ý nghĩa, có thể là tên cũ Hà Nam Ninh hoặc Giao Chỉ hoặc bất kỳ tên nào khác có ý nghĩa lịch sử, văn hóa mà được nhân dân công nhận" - ông Năng nêu gợi ý.

Chung quan điểm, ông Nguyễn Tiến Đạt – CEO AZA Travel - cho rằng, sau một quãng thời gian rất dài, chúng ta lại thực hiện sắp xếp lại bộ máy hành chính địa phương. Do vậy, việc chọn tên địa phương cần tính toán, cân nhắc hợp lý để vừa có thể giữ được những yếu tố truyền thống vừa đảm bảo được một không gian phát triển mới. “Việc đặt tên địa phương không cần quá dài, cần ngắn gọn. Trong đó, việc đặt tên theo thủ phủ của địa phương sau sáp nhập cũng nên là một phương án cần cân nhắc”- ông Đạt gợi ý.

Tạo được sự đồng thuận

Việc đặt tên địa phương sau sáp nhập ngoài cân nhắc kỹ các yếu tố, theo các chuyên gia, để đảm bảo sự đồng thuận của người dân là điều hết sức quan trọng. Bởi, sự đồng thuận không chỉ là vấn đề của tên gọi mà còn là việc xây dựng lòng tin giữa người dân và chính quyền. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh chúng ta đang cố gắng xây dựng một đất nước đoàn kết và phát triển.

Ông Lê Công Năng cho rằng, một trong những giải pháp quan trọng là phải xây dựng một cơ chế tham gia rộng rãi và công khai cho tất cả các tầng lớp nhân dân. Chính phủ và các cơ quan chức năng cần tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, hội thảo để người dân có thể bày tỏ ý kiến, đồng thời tạo cơ hội để họ đóng góp vào quá trình ra quyết định. Theo đó, cơ quan chức năng cần lắng nghe ý kiến từ đa dạng các đối tượng – từ các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử cho đến người dân bình thường – để có cái nhìn toàn diện và đa chiều về vấn đề này.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn cũng nhấn mạnh, dù lựa chọn theo hướng nào, điều quan trọng nhất là phải có sự tham vấn rộng rãi, lắng nghe ý kiến của nhân dân, các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa và quản lý để đảm bảo rằng tên gọi mới không chỉ hợp lý về mặt hành chính mà còn tạo được sự đồng thuận, niềm tự hào và cảm giác gắn kết cho người dân trong vùng.

Một tên gọi mới phải không chỉ dễ nhớ, dễ phát âm mà còn phải đại diện cho bản sắc văn hóa và truyền thống lịch sử của địa phương đó là những tâm tư, nguyện vọng của nhiều người dân. Vì thế, các khuyến nghị nhấn mạnh, khi lựa chọn được tên mới cho địa phương, việc đẩy mạnh truyền thông làm rõ với người dân rằng tên gọi mới không chỉ là một sự thay đổi đơn thuần, mà còn là một bước đi hướng tới tương lai phát triển bền vững.

Về điều này, ông Lê Công Năng nêu ý kiến, một chiến dịch truyền thông hiệu quả sẽ giúp người dân hiểu được rằng việc đổi tên sẽ không làm mất đi những giá trị văn hóa mà họ trân trọng, mà ngược lại còn giúp quảng bá hình ảnh của đất nước ra thế giới

Còn đối với những địa phương là điểm đến du lịch, văn hoá đã có thương hiệu, ông Nguyễn Tiến Đạt cho rằng, các địa phương cần bắt tay nhanh chóng vào xây dựng kế hoạch truyền thông quảng bá một cách bài bản. "Không chỉ đẩy mạnh truyền thông trong nước mà còn quốc tế để tăng sự nhận diện cho thị trường về điểm đến"- ông Đạt gợi ý.

Việc đề xuất tên gọi địa phương sau sáp nhập không chỉ thể hiện tôn trọng lịch sử mà còn phải phù hợp với sự phát triển bền vững và hội nhập quốc tế của đất nước.
Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sáp nhập tỉnh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ký ức khó quên của binh nhất và kiến trúc sư tại Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975

Ký ức khó quên của binh nhất và kiến trúc sư tại Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975

Nửa thế kỷ sau ngày 30/4/1975, hai nhân chứng có mặt tại Dinh Độc Lập vẫn không khỏi bồi hồi nhớ lại thời khắc lịch sử mà họ có mặt trong buổi trưa hôm ấy.
TP. Hồ Chí Minh: Triệu người đón chờ khoảnh khắc lịch sử

TP. Hồ Chí Minh: Triệu người đón chờ khoảnh khắc lịch sử

Cả triệu người dân TP. Hồ Chí Minh thức trắng đêm 29/4, trải dài từ Bến Bạch Đằng đến đại lộ Lê Duẩn, để giữ chỗ, chờ đón lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 30/4.
Giới trẻ háo hức sở hữu poster xe tăng 390 ngày 30/4/1975

Giới trẻ háo hức sở hữu poster xe tăng 390 ngày 30/4/1975

Ban đầu chỉ là quà tặng của báo Việt Nam News, ấn phẩm poster cắt xếp mô phỏng chiếc xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 đang được săn lùng.
Tiếp nhận ảnh về ngày 30/4/1975 của phóng viên chiến trường

Tiếp nhận ảnh về ngày 30/4/1975 của phóng viên chiến trường

Chiều ngày 29/4, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III tổ chức tiếp nhận những bức ảnh quý giá từ các phóng viên chiến trường có mặt tại TP Sài Gòn ngày 30/4/1975.
Báo Công Thương và nhiều cục, vụ rực rỡ cờ hoa đón đại lễ 30/4

Báo Công Thương và nhiều cục, vụ rực rỡ cờ hoa đón đại lễ 30/4

Hòa cùng không khí cả nước, Báo Công Thương tưng bừng trang hoàng, thay avatar mừng đại lễ 30/4, lan tỏa tinh thần yêu nước, tri ân lịch sử và khơi dậy tự hào.

Tin cùng chuyên mục

Những người Công Thương viết tiếp câu chuyện hòa bình

Những người Công Thương viết tiếp câu chuyện hòa bình

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, những người Công Thương vẫn bền bỉ viết tiếp câu chuyện hoà bình bằng trí tuệ, nghị lực và khát vọng kinh tế thời bình.
Tin Công Thương 29/4: Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh

Tin Công Thương 29/4: Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh

Ngày 29/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Bộ Công Thương sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập

Bộ Công Thương sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập

Bộ Công Thương ban hành kế hoạch về việc bổ sung, điều chỉnh kế hoạch tổ chức sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc năm 2024-2025.
Bộ Công Thương phê duyệt quy trình vận hành hồ Trị An

Bộ Công Thương phê duyệt quy trình vận hành hồ Trị An

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1157/QĐ-BCT ngày 23/4 về việc phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Trị An.
Từ ánh mắt học trò đến nhịp bước công nhân: Tự hào hai tiếng Việt Nam!

Từ ánh mắt học trò đến nhịp bước công nhân: Tự hào hai tiếng Việt Nam!

Nhiều câu chuyện, hình ảnh xúc động gắn với lá cờ Tổ quốc, lễ chào cờ… khiến mỗi chúng ta càng thấy thêm tự hào là người Việt Nam!
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đồng hành cùng Tháng Công nhân 2025

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đồng hành cùng Tháng Công nhân 2025

Trong khuôn khổ Lễ phát động Tháng Công nhân 2025, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng lãnh đạo Tổng LĐLĐVN tham quan, chúc mừng thành tích của Supe Lâm Thao.
Hãy yêu nước bằng những việc làm nhỏ nhất như đừng xả rác khi dự đại lễ

Hãy yêu nước bằng những việc làm nhỏ nhất như đừng xả rác khi dự đại lễ

Tình yêu đất nước trỗi dậy những ngày này khi những đoàn quân tham gia tổng duyệt diễu binh mừng thống nhất đất nước đi giữa đông đảo người dân TP. Hồ Chí Minh.
Tin Công Thương 28/4: Nông sản Việt vào hệ thống bán lẻ quốc tế

Tin Công Thương 28/4: Nông sản Việt vào hệ thống bán lẻ quốc tế

Ngày 28/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Chất chứa tự hào qua màn pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Nội

Chất chứa tự hào qua màn pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Nội

Tối 27/4, Hà Nội tưng bừng trong sắc màu pháo hoa, hòa chung không khí cả nước hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ý nghĩa chính trị to lớn của các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử

Ý nghĩa chính trị to lớn của các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử

Các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử có ý nghĩa chính trị to lớn đã được Đảng, Nhà nước duy trì từ thời Bác Hồ đến nay và luôn có sức cổ vũ mạnh mẽ.
Nguyên Phó Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam chia sẻ câu chuyện ủng hộ Việt Nam thống nhất đất nước

Nguyên Phó Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam chia sẻ câu chuyện ủng hộ Việt Nam thống nhất đất nước

Trong cuộc chiến bảo vệ đất nước, nhân dân Việt Nam luôn có bạn bè quốc tế sát cánh, trong đó có người dân Thụy Điển.
Từ tầm nhìn của Tổng Bí thư: Việt Nam - một dân tộc, một tương lai

Từ tầm nhìn của Tổng Bí thư: Việt Nam - một dân tộc, một tương lai

Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tinh thần hòa hợp dân tộc, vì mục tiêu chung xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hùng cường.
Người dùng gặp hoạ vì hàng giả

Người dùng gặp hoạ vì hàng giả 'núp bóng' thương hiệu ngoại

Việc đặt tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn với thương hiệu nước ngoài có thể để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng.
Tự hào tầm vóc, khí thế mới từ thế hệ trẻ trong hợp luyện duyệt binh đại lễ 30/4

Tự hào tầm vóc, khí thế mới từ thế hệ trẻ trong hợp luyện duyệt binh đại lễ 30/4

Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam mạnh mẽ sải bước trong lễ duyệt binh của đại lễ 30/4 đã thắp lên niềm tin về một thế hệ trẻ đầy khát vọng, vươn xa...
Tin Công Thương 26/4: Siêu thị tăng nguồn cung hàng hóa

Tin Công Thương 26/4: Siêu thị tăng nguồn cung hàng hóa

Ngày 26/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Việt Nam - Nga tăng cường hợp tác về năng lượng

Việt Nam - Nga tăng cường hợp tác về năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã có buổi việc với các tập đoàn năng lượng lớn của Nga, trong đó nhấn mạnh tăng cường hợp tác dầu khí, điện hạt nhân.
Trục lợi trên sức khỏe cộng đồng: Xử lý nghiêm, không khoan nhượng!

Trục lợi trên sức khỏe cộng đồng: Xử lý nghiêm, không khoan nhượng!

Thực phẩm chức năng, thuốc giả tràn lan trên thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe người dân, cần xử lý nghiêm và bịt lỗ hổng quản lý.
Cần hiểu đúng về

Cần hiểu đúng về 'chứng nhận FDA', tránh lợi dụng quảng cáo sai

Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng chứng nhận FDA như một ‘bức bình phong’ để che đi chất lượng thực sự của sản phẩm.
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam: Tự hào và xúc động trào dâng

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam: Tự hào và xúc động trào dâng

Những hình ảnh về hợp luyện lễ diễu binh, hình ảnh bình dị gắn với Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam... khiến mỗi người xem trào dâng cảm xúc, tự hào.
Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt và ký ức của những năm tháng hào hùng

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt và ký ức của những năm tháng hào hùng

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt xúc động khi nhớ về giây phút thiêng liêng ngày 30/4/1975.
Mobile VerionPhiên bản di động