Sáp nhập tỉnh: Người dân đồng tình ủng hộ

Người dân đồng tình với chủ trương sáp nhập tỉnh. Nhiều người tin rằng, sáp nhập tỉnh sẽ tạo thêm động lực để kinh tế, xã hội phát triển hơn.
Sáp nhập tỉnh, thành tái cơ cấu không gian phát triển Sáp nhập tỉnh: Góc nhìn từ kinh tế biển Dạo quanh thị trường bất động sản trước sáp nhập tỉnh

Sáp nhập tỉnh - tỉnh mới sẽ có sông, có biển, có rừng...

Trước khi trình Quốc hội, Đề án sáp nhập tỉnh, thành phố sẽ được lấy ý kiến nhân dân tại các đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp.

Việc lấy ý kiến nhân dân đối với việc sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính là thực hiện theo quy định tại Hiến pháp. Theo điều 110 Hiến pháp về đơn vị hành chính của chính quyền địa phương quy định: Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định.

Những ngày qua, thông tin về việc sáp nhập các tỉnh, thành phố là câu chuyện được đưa ra bàn thảo nhiều nhất trên những bàn trà, ván cờ của các cụ ông cao tuổi tại Kim Bảng, Hà Nam.

Sáp nhập tỉnh, thành: Chia sẻ từ người dân
Ông Nguyễn Quang Dưỡng chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương quan điểm cá nhân về chủ trương sáp nhập tỉnh, thành

Trong khi nhiều người lo lắng sáp nhập tỉnh, thành phố sẽ mất quê hương thì ông Nguyễn Quang Dưỡng (86 tuổi, người dân phường Lê Hồ, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) - thiếu tá quân y về hưu lạc quan cho rằng, Tổng Bí thư đã nói rồi, đâu cũng là quê hương; sáp nhập tỉnh sẽ tạo động lực, tạo dư địa cho phát triển.

Chia sẻ quan điểm về chủ trương sáp nhập tỉnh, thành phố với Báo Công Thương, ông Dưỡng cho biết, ông hoàn toàn ủng hộ chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Tỉnh Hà Nam đã trải qua nhiều lần tách nhập tỉnh thành. Năm 1991 Hà Nam Ninh tách ra thành tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình; năm 1997 tỉnh Nam Hà tách thành tỉnh Hà Nam và tỉnh Nam Định. Trong lần sáp nhập tỉnh, thành lần này, nếu như Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình sáp nhập tỉnh với nhau, thì sẽ có một tỉnh mới với lợi thế về vị trí địa lý.

3 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình cùng nằm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng Hà Nam là tỉnh không có đường biển, nhiều núi; Nam Định có biển, có núi nhưng là đồi núi thấp, còn Ninh Bình thì đầy đủ núi, biển... nếu sáp nhập tỉnh, tỉnh mới sẽ vừa có biển, vừa có rừng, lại có thêm núi...

Tỉnh mới mang đầy đủ sắc thái của nước Việt Nam thu nhỏ và hội tụ đủ những lợi thế để thúc đẩy kinh tế phát triển, từ kinh tế biển, kinh tế rừng...” - ông Nguyễn Quang Dưỡng chia sẻ.

Cũng theo ông Dưỡng, việc sáp nhập tỉnh không chỉ mang lại lợi thế về vị trí địa lý mà còn khắc phục được tình trạng cát cứ địa bàn. Ông ví dụ, nếu xây một cây cầu nối liền 2 huyện của hai tỉnh như hiện nay, thì thủ tục hành chính, giấy tờ phải giải quyết ở 2 huyện, hai tỉnh giáp ranh. Nhưng nếu sáp nhập tỉnh thành, thì thủ tục hành chính, giấy tờ chỉ cần giải quyết ở một tỉnh, từ đó giúp tiết kiệm kinh phí, thời gian và công sức.

Hay như với công tác an ninh trật tự, các đối tượng thường lợi dụng những địa bàn các tỉnh, các huyện giáp ranh để thực hiện hành vi vi phạm, nhưng nếu sáp nhập tỉnh, cùng về một địa phương, việc giải quyết cũng sẽ thuận tiện hơn rất nhiều, từ đó góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm.

Chia sẻ quan điểm về việc đặt tên cho tỉnh mới sau khi sáp nhập tỉnh, ông Nguyễn Quang Dưỡng cho rằng, cần cân nhắc kỹ lưỡng.

Việc lựa chọn tên mới hay giữ lại một trong những tên của các tỉnh sáp nhập cần đảm bảo được dấu ấn lịch sử, văn hóa và được sự đồng thuận của người dân bởi người Việt ta đã có truyền thống “gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân”.

Tên tỉnh mới sau sáp nhập tỉnh sẽ không chỉ là một cái tên mà còn tạo sự liên kết mạnh mẽ hơn giữa cộng đồng và địa danh.

Văn hóa không biến mất khi ranh giới hành chính thay đổi

Ở góc độ là người làm văn hóa, đã hơn 60 năm xây dựng phát triển, giữ gìn và bảo tồn nghệ thuật chèo truyền thống của địa phương, thông tin tới Báo Công Thương, Nghệ nhân ưu tú Hoàng Văn Hởi (80 tuổi, cùng ở Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) cho rằng, chủ trương sáp nhập tỉnh sẽ mở ra những cơ hội lớn để thúc đẩy sự phát triển, giao thoa văn hóa ở quy mô rộng hơn.

Sáp nhập tỉnh, thành: Chia sẻ từ người dân
Nghệ nhân ưu tú Hoàng Văn Hởi chia sẻ quan điểm về phát triển văn hóa, nghệ thuật khi sáp nhập tỉnh, thành

Hà Nam có nghệ thuật chèo truyền thống, Nam Định cũng có môn nghệ thuật này. Nhưng giai điệu chèo của Hà Nam và Nam Định vẫn có sự khác nhau. Nếu sáp nhập 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình thì văn hóa chèo giữa hai tỉnh Nam Định, Hà Nam sẽ có sự giao thoa và hội nhập.

Làn điệu chèo vẫn mang đậm chất trữ tình, sâu lắng nhưng sẽ được thổi thêm làn gió mới” - Nghệ nhân ưu tú Hoàng Văn Hởi chia sẻ và kỳ vọng, chủ trương sát nhập tỉnh nếu được thực hiện bài bản thì nguồn lực dành cho văn hóa nghệ thuật cũng được tập trung hơn, hiệu quả hơn. Những di sản, những văn hóa nghệ thuật xưa kia bị bỏ quên, được đầu tư ít thì nay được chú trọng hơn, có thể được đầu tư nhiều hơn, phát triển hơn.

Nghệ nhân ưu tú Hoàng Văn Hởi nhấn mạnh rằng, văn hóa, nghệ thuật không biến mất khi ranh giới hành chính thay đổi.

Chủ trương sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện là một bước đi quan trọng trong công cuộc cải cách hành chính, giúp tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và đưa chính quyền đến gần dân hơn.

Hoàng Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sáp nhập tỉnh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam là điểm đến du lịch phát triển nhanh nhất

Việt Nam là điểm đến du lịch phát triển nhanh nhất

Theo nhận định của các hãng thông tấn, báo đài nước ngoài, Việt Nam là điểm đến du lịch phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.
Cuộc thi ‘Sinh viên thông thái - Hiểu pháp luật bán hàng đa cấp" chính thức trở lại

Cuộc thi ‘Sinh viên thông thái - Hiểu pháp luật bán hàng đa cấp" chính thức trở lại

Cuộc thi “Sinh viên thông thái - Tìm hiểu quy định pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp” đã chính thức quay trở lại.
TRỰC TIẾP: Người dân trải chiếu, dựng lều chờ xem diễu binh, diễu hành

TRỰC TIẾP: Người dân trải chiếu, dựng lều chờ xem diễu binh, diễu hành

Trực tiếp không khí người dân cả nước trước thềm Lễ diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Chùm ảnh: Hà Nội ken đặc người, xe trước nghỉ lễ 30/4-1/5

Chùm ảnh: Hà Nội ken đặc người, xe trước nghỉ lễ 30/4-1/5

Chiều 29/4, nhiều con đường, bến xe tại thành phố Hà Nội ken cứng người và các phương tiện giao thông... về quê, đi du lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5.
Nghỉ lễ 30/4: Hà Nội tăng lượt xe, đảm bảo an toàn giao thông

Nghỉ lễ 30/4: Hà Nội tăng lượt xe, đảm bảo an toàn giao thông

Nhằm đảm bảo an toàn giao thông, nhu cầu đi lại của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Cảnh sát giao thông Hà Nội tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông.

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thực hiện chế độ khi tinh gọn bộ máy

Hướng dẫn thực hiện chế độ khi tinh gọn bộ máy

Bộ Nội vụ ban hành công văn hướng dẫn việc thực hiện Nghị định 178, Nghị định 67 về chế độ đối với cán bộ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Xã hội hóa nguồn lực: Động lực xây dựng nông thôn mới

Xã hội hóa nguồn lực: Động lực xây dựng nông thôn mới

Khi ngân sách nhà nước còn hạn chế, nhiều địa phương đang đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực, huy động sức dân và doanh nghiệp cùng tham gia xây dựng nông thôn mới.
Hơn 2,8 triệu lượt tìm kiếm về đại lễ 30/4

Hơn 2,8 triệu lượt tìm kiếm về đại lễ 30/4

Chỉ trong 4 tuần, hơn 2,8 triệu lượt tìm kiếm đã "đổ" về các chủ đề liên quan đến đại lễ, từ diễu binh, bắn pháo hoa, biểu tượng lịch sử đến Quốc kỳ, Quốc ca...
Hình ảnh ấn tượng diễu binh, diễu hành trước lễ 30/4

Hình ảnh ấn tượng diễu binh, diễu hành trước lễ 30/4

Từ 6h30 sáng 30/4, lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ chính thức bắt đầu.
Chuyển đổi số:

Chuyển đổi số: 'Cánh tay nối dài' văn hoá nông thôn

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số đã trở thành một “cánh tay nối dài” hữu hiệu, giúp cộng đồng lan toả những giá trị văn hoá nông thôn đặc trưng.
Gần 450 thị trưởng Pháp ngữ họp tại Huế bàn về di sản

Gần 450 thị trưởng Pháp ngữ họp tại Huế bàn về di sản

Gần 450 thị trưởng, quan chức Pháp ngữ họp tại Huế, thảo luận bảo tồn di sản, du lịch bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu trong bối cảnh nhiều thách thức.
Kinh nghiệm săn vị trí

Kinh nghiệm săn vị trí 'vàng' xem diễu binh, diễu hành 30/4

Sáng mai, ngày 30/4/, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Lễ diễu binh và diễu hành cấp quốc gia, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Phó Thủ tướng lưu ý gì về kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông?

Phó Thủ tướng lưu ý gì về kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông?

Phó Thủ tướng Lê Thành Long lưu ý, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có một số điểm mới, cần nhận thức, xác định rõ trong các văn bản chỉ đạo để có giải pháp sát hơn.
Ngành giáo dục đào tạo bước vào chặng đường mới

Ngành giáo dục đào tạo bước vào chặng đường mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mở hướng mới cho ngành giáo dục.
Tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Thời gian qua, Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đã triển khai nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Bộ Nội vụ thông tin về đề án sắp xếp 63 tỉnh, thành

Bộ Nội vụ thông tin về đề án sắp xếp 63 tỉnh, thành

Trong tháng 5, Bộ Nội vụ phải xử lý 63 đề án sắp xếp tỉnh, thành, hoàn thành đề án chung để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thời tiết các miền trên cả nước trong dịp lễ 30/4-1/5

Thời tiết các miền trên cả nước trong dịp lễ 30/4-1/5

Dự báo thời tiết ngày 30/4-1/5, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ khả năng có mưa rào và có dông. Ngày 2/5 mưa giảm, nhưng không có dấu hiệu của nắng nóng.
Dấu ấn tuổi trẻ trong hành trình đổi mới nông thôn

Dấu ấn tuổi trẻ trong hành trình đổi mới nông thôn

Bằng bàn tay, khối óc và trái tim nhiệt huyết, tuổi trẻ in đậm dấu ấn trên hành trình đổi mới nông thôn, vun đắp tương lai cho vùng đất còn nhiều gian khó.
Môn Lịch sử dẫn đầu lựa chọn của sĩ tử trong kỳ thi THPT năm 2025

Môn Lịch sử dẫn đầu lựa chọn của sĩ tử trong kỳ thi THPT năm 2025

Ngoài Toán và Ngữ văn là 2 môn thi bắt buộc, Lịch sử là môn lựa chọn được các thí sinh đăng ký nhiều nhất với gần 500.000 trong hơn 1,16 triệu thí sinh.
Bộ Tài chính tiếp tục sáp nhập các đơn vị trực thuộc

Bộ Tài chính tiếp tục sáp nhập các đơn vị trực thuộc

Nghị quyết của Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Tài chính đã thông qua phương án tiếp tục sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tài chính.
Chi tiết lịch trình diễu binh, diễu hành 30/4

Chi tiết lịch trình diễu binh, diễu hành 30/4

Sáng mai, ngày 30/4, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hào khí 30/4: Nguồn lực tinh thần cho mọi cuộc đổi mới

Hào khí 30/4: Nguồn lực tinh thần cho mọi cuộc đổi mới

Hào khí 30/4 không chỉ làm nên chiến thắng lịch sử mà còn trở thành nguồn lực tinh thần mạnh mẽ, tiếp sức cho Việt Nam trong mọi cuộc đổi mới hôm nay.
Thời tiết hôm nay 29/4: Hà Nội lốc sét, gió giật mạnh

Thời tiết hôm nay 29/4: Hà Nội lốc sét, gió giật mạnh

Thời tiết hôm nay 29/4, Hà Nội nhiều mây, đêm có mưa rào, ngày có mưa vài nơi. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Thời tiết biển hôm nay 29/4/2025: Nam Biển Đông có lốc xoáy

Thời tiết biển hôm nay 29/4/2025: Nam Biển Đông có lốc xoáy

Dự báo thời tiết biển hôm nay 29/4/2025, gió trên các vùng biển có cường độ yếu. Khu vực Nam Biển Đông có mưa, dông, khả năng xảy ra lốc xoáy.
Mãn nhãn màn tổng duyệt 10.500 drone thắp sáng bầu trời TP. Hồ Chí Minh

Mãn nhãn màn tổng duyệt 10.500 drone thắp sáng bầu trời TP. Hồ Chí Minh

Tối 28/4, tại TP. Hồ Chí Minh, 10.500 drone - công nghệ trình diễn ánh sáng bằng máy bay không người lái thực hiện bay tổng duyệt chuẩn bị cho đại lễ 30/4.
Mobile VerionPhiên bản di động