Giá lúa giảm sâu, nông dân mong chờ chính sách hỗ trợ

Trong những tháng đầu năm, giá lúa tại nhiều tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long liên tục giảm mạnh, khiến nông dân rơi vào tình cảnh khó khăn.
Sóc Trăng: Giá lúa tươi tăng, nông dân phấn khởi thu hoạch Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu gạo VFA đề xuất đưa ra quy định giá sàn xuất khẩu gạo

Giá lúa giảm, nông dân lo lắng

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, năm 2025, cả nước dự kiến gieo trồng 7,03 triệu ha lúa, năng suất bình quân đạt 6,16 tấn/ha, đưa tổng sản lượng lên 43,14 triệu tấn, giảm 323.000 tấn so với năm 2024. Riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long, dự kiến đạt 24,057 triệu tấn trên diện tích 3,8 triệu ha, với năng suất bình quân hơn 6,3 tấn/ha.

Hiện, nông dân trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch rộ vụ Đông Xuân và bắt đầu xuống giống vụ Hè Thu. Tuy nhiên, giá lúa năm nay giảm mạnh, kéo theo thu nhập của nông dân cũng sụt giảm đáng kể, trong khi doanh nghiệp xuất khẩu lại gặp khó khăn trong việc thu mua lúa dự trữ do thiếu vốn.

Giá lúa giảm sâu, nông dân mong chờ chính sách hỗ trợ
Từ đầu năm đến nay, giá gạo xuất khẩu giảm hơn 18%.

Ghi nhận tại thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, vụ Đông Xuân năm nay có tổng diện tích xuống giống 18.500 ha, trong đó hơn 2.000 ha đã được thu hoạch với năng suất trung bình 7,8 tấn/ha. Hiện giá lúa thu mua tại đồng đối với nhóm giống OM dao động từ 6.300 - 6.500 đồng/kg, trong khi nhóm giống ST có giá từ 9.000 đồng/kg trở lên. Với mức giá này, nông dân thu lợi nhuận khoảng 30 - 35 triệu đồng/ha, giảm từ 10 - 15 triệu đồng so với cùng kỳ vụ trước.

Tại phường 2, khóm Tân Thạnh, cánh đồng lúa trên 200 ha chuyên canh giống ST25 đã hoàn thành thu hoạch với năng suất 7 tấn/ha. Lúa bán ra với giá 9.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, nông dân thu lãi từ 35 - 40 triệu đồng/ha. Ông Lê Văn Lộc, nông dân tại địa phương, cho biết: “Gia đình tôi trồng 1,5 ha lúa ST25, năng suất đạt 7 tấn/ha, thu lợi nhuận khoảng 60 triệu đồng, nhưng giá lúa vụ này chỉ còn 9.000 đồng/kg, giảm 1.500 - 2.500 đồng/kg so với vụ trước, làm thu nhập giảm từ 15 - 20 triệu đồng/ha. Chi phí sản xuất ngày càng cao, trong khi giá lúa lại giảm mạnh, khiến nông dân gặp khó khăn. Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không giảm bao nhiêu, mà giá lúa thì xuống nhanh quá.”

Cách đó không xa, ông Nguyễn Hoàng Long sản xuất 6.000 m² lúa OM 18, thu hoạch đạt 4,3 tấn với giá bán 6.300 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, ông thu lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng, thấp hơn gần 10 triệu đồng so với những vụ trước.

“Vụ Đông Xuân năm nay, mặc dù năng suất lúa ổn định, nhưng giá giảm mạnh từ 1.000 - 2.500 đồng/kg khiến lợi nhuận không còn cao, trong khi chi phí vật tư lại không giảm. Tôi chỉ có đầu ra ổn định để yên tâm sản xuất”, ông Long chia sẻ.

Tại TP. Cần Thơ, vụ lúa Đông Xuân 2024-2025 có diện tích gieo trồng 72.031 ha, đạt 100% kế hoạch. Đến hết tháng 2-2025, hơn 57.100 ha đã được thu hoạch với năng suất bình quân 7,5 tấn/ha.

Nông dân chủ yếu sử dụng các giống lúa Jasmine 85, Đài Thơm 8, OM 380, OM 5451, OM 18, trong đó giống Đài Thơm 8 chiếm 72% diện tích xuống giống. Hiện nay, giá lúa dao động ở mức 5.000 - 7.500 đồng/kg tùy theo giống. Trước tình hình giá giảm, ngành nông nghiệp TP. Cần Thơ khuyến khích nông dân dự trữ lúa, chờ giá lên cao vào cuối vụ.

Ông Trần Văn Lợi, nông dân tại huyện Thới Lai, Cần Thơ, bày tỏ sự lo lắng khi giá lúa giảm trong khi chi phí canh tác vẫn ở mức cao. “Năm trước tôi bán lúa Đài Thơm 8 được hơn 7.000 đồng/kg, năm nay chỉ còn 6.100 - 6.400 đồng/kg. Mỗi công đất giảm vài triệu đồng tiền lời, làm nhiều nhưng chẳng dư được bao nhiêu”, ông Lợi than thở.

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, 2 tháng đầu năm 2025, Việt Nam xuất khẩu khoảng 1,1 triệu tấn gạo, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, giá trị kim ngạch chỉ đạt 613 triệu USD, giảm 13,6%. Giá gạo xuất khẩu trung bình giảm xuống còn 553,6 USD/tấn, thấp hơn 18,3% so với năm trước. Đầu tháng 3/2025, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giảm sâu, chỉ còn 310-367 USD/tấn.

Các thị trường lớn như Philippines, Bờ Biển Ngà và Ghana vẫn là khách hàng chính của gạo Việt Nam, nhưng sức mua giảm khiến lượng gạo tiêu thụ không còn sôi động.

Trong khi giá lúa đang ở mức thấp, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu muốn mua vào để dự trữ chờ giá tốt hơn nhưng lại gặp khó khăn về tài chính. Đại diện Công ty xuất khẩu gạo Minh Nhất (TP. Cần Thơ), cho biết: “Chúng tôi muốn thu mua lúa để dự trữ, nhưng do thiếu vốn nên không thể mua số lượng lớn. Nếu được tiếp cận các gói vay ưu đãi, doanh nghiệp sẽ có điều kiện thu mua nhiều hơn, góp phần bình ổn giá lúa và đảm bảo lợi ích cho nông dân. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp cũng gặp khó khăn vì lãi suất vay ngân hàng cao, điều kiện vay lại khắt khe, khiến việc dự trữ lúa không như mong muốn.”

Xem xét chính sách vay ưu đãi cho ngành lúa gạo

Trước tình hình giá lúa giảm mạnh và tác động của biến đổi khí hậu, ngày 7/3, tại TP. Cần Thơ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp về công tác điều hành sản xuất, tiêu thụ lúa gạo và tình hình hạn hán, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, cần có các chính sách hỗ trợ nông dân, nâng cao năng lực dự báo thị trường và theo dõi diễn biến cung cầu để chủ động trong điều hành sản xuất và xuất khẩu.

Giá lúa giảm sâu, nông dân mong chờ chính sách hỗ trợ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị xem xét áp dụng chính sách cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp lúa gạo. Ảnh: Minh Khôi

Phó Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu gói cho vay ưu đãi dành cho doanh nghiệp trong ngành lúa gạo, tương tự chính sách vay mua nhà ở xã hội, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư và phát triển. Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo sửa đổi Nghị định 107/2018, bổ sung các quy định về điều kiện xuất khẩu gạo, trong đó doanh nghiệp muốn được cấp phép xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chí về năng lực liên kết sản xuất, hệ thống kho bãi và tài chính.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng đề nghị xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành lúa gạo nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho các bên liên quan, từ nông dân, doanh nghiệp đến cơ quan quản lý. Bộ Nông nghiệp và Môi trường cùng Bộ Khoa học và Công nghệ được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược bảo vệ thương hiệu gạo Việt Nam, ngăn chặn tình trạng nước ngoài sử dụng trái phép nhãn hiệu gạo Việt.

Ngành lúa gạo Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, từ giá xuất khẩu giảm đến ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Trong bối cảnh này, các giải pháp đồng bộ từ Chính phủ, doanh nghiệp và người nông dân là yếu tố quan trọng giúp ổn định sản xuất, đảm bảo thu nhập và nâng cao vị thế gạo Việt trên thị trường quốc tế.
Ngân Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Cửu Long

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu được giao cấp phép hoạt động điện lực

Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu được giao cấp phép hoạt động điện lực

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ủy quyền cho Sở Công Thương tỉnh này thực hiện việc cấp giấy phép hoạt động điện lực trên địa bàn tỉnh.
Tiến độ sáp nhập tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh

Tiến độ sáp nhập tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh

Hiện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang và Bắc Ninh đã thống nhất thành lập các tổ công tác để phục vụ triển khai việc sáp nhập hai tỉnh.
Đà Nẵng chuẩn bị nhà công vụ cho cán bộ sau sáp nhập tỉnh

Đà Nẵng chuẩn bị nhà công vụ cho cán bộ sau sáp nhập tỉnh

Thành phố Đà Nẵng đã tổng rà soát nhà ở xã hội, sẵn sàng bố trí cho cán bộ, công chức tỉnh Quảng Nam ra làm việc sau sáp nhập tỉnh (nếu có).
Bình Dương: Xem xét nhiều nội dung về đầu tư công, quy hoạch, công nghiệp

Bình Dương: Xem xét nhiều nội dung về đầu tư công, quy hoạch, công nghiệp

Tại Kỳ họp lần thứ 22, HĐND Bình Dương tập trung thảo luận, xem xét, thông qua các nghị quyết về đầu tư công, quy hoạch, cơ chế phát triển kinh tế - xã hội.
Sáp nhập tỉnh, Đà Nẵng có tiếp tục dự án lấn biển?

Sáp nhập tỉnh, Đà Nẵng có tiếp tục dự án lấn biển?

Thành phố Đà Nẵng vẫn đang nghiên cứu, khảo sát đánh giá về dự án lấn biển để tạo ra động lực mới, không gian phát triển kinh tế mới cho thành phố.

Tin cùng chuyên mục

Thông tin mới nhất về sáp nhập Đà Nẵng, Quảng Nam

Thông tin mới nhất về sáp nhập Đà Nẵng, Quảng Nam

Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đã thành lập Ban Chỉ đạo để chuẩn bị cho việc sáp nhập tỉnh giữa 2 địa phương.
Hải Phòng: Xử phạt hơn 40,8 tỷ đồng vi phạm giao thông

Hải Phòng: Xử phạt hơn 40,8 tỷ đồng vi phạm giao thông

Trong quý I, các lực lượng chức năng Hải Phòng kiểm tra, xử lý 19.554 trường hợp vi phạm, có 6.240 xe ô tô; 10.940 xe mô tô...; phạt tiền trên 40,8 tỷ đồng.
Cần Thơ đẩy mạnh chuyển đổi số ngành Công Thương

Cần Thơ đẩy mạnh chuyển đổi số ngành Công Thương

UBND TP. Cần Thơ yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện đẩy mạnh phong trào thi đua chuyển đổi số, hoàn thành các mục tiêu theo kế hoạch đến năm 2025.
Dấu ấn kinh tế Trà Vinh, Vĩnh Long thời sáp nhập tỉnh

Dấu ấn kinh tế Trà Vinh, Vĩnh Long thời sáp nhập tỉnh

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp 66%, giá trị xuất khẩu đạt 4,2 triệu USD... là những dấu ấn kinh tế nổi bật của tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long thời còn sáp nhập.
Nghệ An: Thiệt hại nặng nề sau trận lốc xoáy kèm mưa đá

Nghệ An: Thiệt hại nặng nề sau trận lốc xoáy kèm mưa đá

Trước thiệt hại do trận lốc xoáy kèm mưa đá, xã Tam Hợp và Tam Quang (tỉnh Nghệ An) đã có báo cáo và đề xuất huyện hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả.
Thái Nguyên trong cuộc đua dữ liệu số, công nghiệp bán dẫn

Thái Nguyên trong cuộc đua dữ liệu số, công nghiệp bán dẫn

Trong bức tranh toàn cầu hóa dữ liệu và AI, Thái Nguyên đang chuyển mình từ thủ phủ công nghiệp truyền thống thành trung tâm số hóa và bán dẫn mới của miền Bắc.
Quảng Ninh: Tăng trưởng kinh tế cao thứ 7 cả nước

Quảng Ninh: Tăng trưởng kinh tế cao thứ 7 cả nước

Quý 1/2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Ninh đạt 10,91%, tăng 0,4% so với kế hoạch đề ra, đứng thứ 3 vùng Đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 7 cả nước.
Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước sáp nhập tỉnh?

Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước sáp nhập tỉnh?

Trước sáp nhập tỉnh, Cà Mau và Bạc Liêu được biết đến là 2 địa phương có thế mạnh đặc biệt về nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản xuất khẩu, nhất là tôm.
Thông tin mới nhất về vụ nổ lò hơi ở Thái Nguyên

Thông tin mới nhất về vụ nổ lò hơi ở Thái Nguyên

Nổ lò hơi tại Công ty TNHH Hương Đông (Thái Nguyên) khiến 4 công nhân bị bỏng, lãnh đạo tỉnh chỉ đạo khẩn trương điều tra và hỗ trợ nạn nhân.
PC Thanh Hóa huy động tối đa nguồn lực bảo đảm cung ứng điện, nâng cao chất lượng dịch vụ

PC Thanh Hóa huy động tối đa nguồn lực bảo đảm cung ứng điện, nâng cao chất lượng dịch vụ

PC Thanh Hóa vừa tổ chức Hội nghị Cung ứng điện và Dịch vụ điện lực năm 2025 để thông tin đến các đối tác, khách hàng về tình hình cung ứng điện năm 2025.
Gấp rút chuẩn bị cho 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Gấp rút chuẩn bị cho 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tại TP. Hồ Chí Minh, công tác chuẩn bị cho đại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đang được gấp rút hoàn thành.
Nghệ An: AI giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh

Nghệ An: AI giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh

Sở Công Thương Nghệ An vừa phối hợp với VCCI tổ chức Hội nghị tập huấn về ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Thủy điện Hồi Xuân: Hoang lạnh trên dòng sông Mã

Thủy điện Hồi Xuân: Hoang lạnh trên dòng sông Mã

Được khởi công từ tháng 3/2010, thế nhưng Thủy điện Hồi Xuân không thể hoàn thành, đã “đắp chiếu” nhiều năm. Đây là một bài học lớn từ những dự án chậm tiến độ.
Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 11/4 đến 13/4/2025

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 11/4 đến 13/4/2025

Công ty Điện lực Tiền Giang vừa thông tin về lịch cúp điện (cắt điện) trên địa bàn tỉnh từ ngày 11/4 đến 13/4/2025.
Bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Nam Định

Bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Nam Định

Ngày 9/4/2025, Ban Tổ chức tỉnh uỷ Nam Định đã công bố quyết định sáp nhập 2 cơ quan báo chí địa phương và bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Nam Định mới.
Khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi lego tỷ USD tại Bình Dương

Khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi lego tỷ USD tại Bình Dương

Nhà máy Lego Việt Nam (Lego Manufacturing Vietnam) vốn đầu tư gần 1,4 tỷ USD đã được khánh thành tại Khu công nghiệp VSIP III, tỉnh Bình Dương.
TP. Hồ Chí Minh giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn thuế quan

TP. Hồ Chí Minh giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn thuế quan

Nhằm ứng phó thuế đối ứng của Mỹ, TP. Hồ Chí Minh xây dựng các kịch bản điều hành kinh tế, linh hoạt với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp, giữ vững đà tăng trưởng.
Đề xuất dừng chặt cây, lấy đất làm Nhà máy rác Côn Đảo

Đề xuất dừng chặt cây, lấy đất làm Nhà máy rác Côn Đảo

Cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất chưa thực hiện việc khai thác tận dụng lâm sản để giải phóng mặt bằng thuộc dự án Nhà máy xử lý rác Côn Đảo.
Hậu Giang cam kết khởi công Khu công nghệ số trước 30/6

Hậu Giang cam kết khởi công Khu công nghệ số trước 30/6

Theo kế hoạch, dự án xây dựng Khu công nghệ số tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2 sẽ được khởi công trước ngày 30/6/2025, với tổng vốn đầu tư dự kiến là 400 tỷ đồng.
Vĩnh Phúc: Tập đoàn Thép Việt Đức có Phó Chủ tịch 9X

Vĩnh Phúc: Tập đoàn Thép Việt Đức có Phó Chủ tịch 9X

Tập đoàn Thép Việt Đức tại Vĩnh Phúc bổ nhiệm Phó Chủ tịch HĐQT thế hệ 9X, mở ra làn sóng lãnh đạo trẻ với tư duy hiện đại và tầm nhìn quốc tế.
Mobile VerionPhiên bản di động