Thứ bảy 10/05/2025 18:30

Sáng 16/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi)

Sáng 16/8, tại phiên họp chuyên đề pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Dầu khí (sửa đổi).

Qua thực tiễn đánh giá thi hành Luật Dầu khí ban hành năm 1993, được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2000 và năm 2008, Luật Dầu khí và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Dầu khí trong những năm qua đã tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành dầu khí trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và bảo vệ chủ quyền của đất nước trên Biển Đông.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tuy nhiên, thời gian qua hoạt động dầu khí cũng đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập tập trung vào một số vấn đề thực tế phát sinh mang tính đặc thù của hoạt động dầu khí nhưng chưa được quy định cụ thể bởi Luật Dầu khí và các văn bản dưới Luật hoặc quy định chưa phù hợp với thực tiễn đã có những thay đổi.

Bên cạnh đó, là một số vấn đề được quy định trong Luật Dầu khí nhưng chưa đồng bộ với các quy định pháp luật khác. Một số vấn đề đang được quy định tại các văn bản dưới Luật cần được quy định trong Luật Dầu khí để nâng cao hiệu lực thi hành và đảm bảo tính đồng bộ, tương thích với các Luật khác có liên quan.

Theo đó, việc xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi) là hết sức cần thiết, nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước, loại bỏ rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư, góp phần cải thiện mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí.

Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp này gồm 11 chương 64 điều, kế thừa các điều khoản cơ bản của Luật Dầu khí hiện hành, bảo đảm tính ổn định, liên tục của các hợp đồng dầu khí, Hiệp định đã ký kết; bảo đảm tính tương thích, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế.

Nội dung của dự thảo Luật giải quyết 6 nhóm chính sách đã được Chính phủ trình Quốc hội thông qua (Nghị quyết số 17/2021/QH15), bao gồm: Thứ nhất, chính sách về bổ sung và hoàn thiện các quy định liên quan đến hợp đồng dầu khí.

Thứ hai, chính sách quy định về điều tra cơ bản và dầu khí và trình tự, phê duyệt các bước triển khai hoạt động dầu khí, dự án dầu khí gồm các giai đoạn tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí.

Thứ ba, Chính sách quy định khung cho việc thực hiện dự án dầu khí theo chuỗi từ tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, xử lý.

Thứ tư, Chính sách về ưu đãi đầu tư và ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với dự án dầu khí theo lô dầu khí thông qua hợp đồng dầu khí.

Thứ năm, chính sách quy định về công tác kế toán, kiểm toán, quyết toán và xử lý chi phí trong hoạt động dầu khí.

Thứ sáu, chính sách quy định khung việc cho phép bên thứ ba tiếp cận các cơ sở hạ tầng có sẵn của ngành dầu khí và nghĩa vụ chia sẻ công trình dầu khí, cơ sở hạ tầng sẵn có nhằm sử dụng tối ưu, hiệu quả hệ thống hạ tầng cơ sở sẵn có, tránh lãng phí trong đầu tư.

Phát biểu khai mạc phiên họp chuyên đề pháp luật sáng ngày 15/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 5 dự án luật đã trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 và dự kiến sẽ xem xét và biểu quyết thông qua tại Kỳ họp thứ 4 gồm: Dự án Luật Dầu khí (sửa đổi), dự án Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi), dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), dự án Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.

5 dự án luật này đều đã được cơ quan soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra chuẩn bị một cách rất kỹ lưỡng, đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Khi trình ra Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3, về cơ bản các dự án luật nhận được sự đồng thuận nhất trí cao và chỉ còn một số vấn đề quan trọng, cá biệt còn một số nội dung có ý kiến khác nhau - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội: Không điều chỉnh quy hoạch tùy tiện

Không hợp nhất luật: Bảo đảm minh bạch, đồng bộ trong quản lý chất lượng

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh: Công bố hợp quy tạo gánh nặng cho người tiêu dùng

Gỡ bỏ rào cản hợp quy, truy cứu trách nhiệm công bố tiêu chuẩn sai lệch

‘Siết’ hoa hậu, người mẫu, người ảnh hưởng tham gia quảng cáo

Sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo mới: Gọi tên trách nhiệm người có ảnh hưởng

Đại biểu Quốc hội lên tiếng về người nổi tiếng quảng cáo sai

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn mở rộng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Trung Quốc tạo thuận lợi cho nông sản Việt Nam

Thủ tướng chỉ rõ động lực tăng trưởng mới cho Bà Rịa - Vũng Tàu

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại nông, lâm, thủy sản Việt Nam - Hoa Kỳ

68 bộ đội Cụ Hồ sải bước trên Quảng trường Đỏ, nơi Bác đứng 68 năm trước

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng: Nên hay không?

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Đạo luật mới tạo hành lang xây dựng Chiến lược nghiên cứu và phát triển AI quốc gia

Thông tin mới nhất về sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung: Chưa đủ cơ sở khoa học để quy kết nước ngọt gây béo phì

Đại biểu Lê Hoàng Anh: Chính sách thuế nước ngọt phải đủ mạnh để không đánh đổi bằng sinh mệnh

Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm gian lận xuất xứ, ép giá nông sản

Rượu, bia, thuốc lá được đề xuất tăng thuế từ năm 2027