Chủ nhật 27/04/2025 13:53

Sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Khó tiêu thụ vì sao?

Đồng bằng sông Cửu Long hiện có trên 1.000 sản phẩm OCOP, tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng tìm được chỗ đứng trên thị trường.

Thiếu đầu ra

Là một trong những địa phương đi đầu trong toàn vùng về Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay tỉnh Đồng Tháp có 265 sản phẩm được công nhận với 61 sản phẩm đạt 4 sao và 204 sản phẩm đạt 3 sao. Trong đó, có 4 sản phẩm 4 sao đã trình hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia xét công nhận sản phẩm OCOP đạt 5 sao. Hay với tỉnh Cà Mau, tới nay tỉnh này có 77 sản phẩm OCOP đã được công nhận 3 sao trở lên và theo kế hoạch năm 2022, 62 sản phẩm mới đã đăng ký để được chứng nhận OCOP. Còn Cần Thơ, theo Sở Công Thương TP. Cần Thơ, địa phương này đang có 41 sản phẩm OCOP đã được công nhận và đang tiếp tục kế hoạch công nhận nhiều sản phẩm khác trong năm nay.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển rầm rộ các sản phẩm OCOP tại các địa phương trong thời gian qua đặt ra không ít thách thức khi nhiều cơ sở, hợp tác xã sau chứng nhận vẫn loay hoay tìm thị trường tiêu thụ. Câu chuyện của Hợp tác xã hành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng) là một ví dụ điển hình. Theo đó, sau khi đạt chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao và được cấp chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, hợp tác xã này kỳ vọng sản phẩm sẽ vươn xa. Thế nhưng, sản phẩm của hợp tác xã chủ yếu tiêu thụ nội địa, thậm chí vụ mùa năm 2021 còn phải đủ bù lỗ vì bí đầu ra.

Quảng bá sản phẩm OCOP

Tương tự với trái bưởi da xanh, đặc sản của vùng đất Châu Thành (Bến Tre), để được gắn sao, đạt các tiêu chí theo Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, quy trình sản xuất khá công phu và tốn kém. Thế nhưng, dù được công nhận sản phẩm OCOP, đạt chuẩn 4 sao, 5 sao thì việc giá bán 1kg bưởi ngoài thị trường không cao hơn so với lúc chưa được chứng nhận.

Đầu tư đúng hướng

Từ góc độ của nhà phân phối, đại diện Bộ phận Thu mua của Saigon Co.op cho biết, rất nhiều sản phẩm OCOP được cấp chứng nhận đại trà, dẫn tới việc không có đặc trưng riêng. Thêm vào đó, một số sản phẩm dù có chất lượng tốt nhưng mẫu mã, hình thức, bao bì đóng gói lại khá nhạt nhòa, không tạo được sức hút với người tiêu dùng. Trong khi đó, trên quầy kệ của siêu thị lại có rất nhiều sản phẩm nên người tiêu dùng sẽ tìm đến những sản phẩm bắt mắt nhất.

Theo nhiều chuyên gia, một sản phẩm OCOP muốn có chỗ đứng trên thị trường thì trước hết các chủ thể phải xác định được đây có phải là sản phẩm đặc trưng riêng của vùng, miền không; tiếp đến là sản xuất sản

lượng ổn định; và cuối cùng chính là khâu thiết kế mẫu mã, bao bì cho sản phẩm. Đây cũng là điều dễ hiểu khi trong số vô vàn sản phẩm OCOP của vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn có những sản phẩm dù chỉ đạt ở mức 3 sao, 4 sao địa phương nhưng đã có chỗ đứng nhất định.

Xác định được những hạn chế trong phát triển OCOP, nhiều địa phương đang tăng cường hỗ trợ các chủ thể trong cải tiến quy trình sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì, nhãn mác, tạo sức hấp dẫn riêng cho từng sản phẩm đặc trưng gắn với lợi thế của từng địa phương; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp mới, nhất là các giải pháp tăng cường năng lực tiếp cận của nông nghiệp với Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0...

Bên cạnh đó, các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long còn tăng cường tổ chức nhiều diễn đàn, hội chợ để kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP vùng đến người tiêu dùng. Điển hình như Diễn đàn Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức hồi cuối tháng 4/2022 vừa qua đã mở ra nhiều cơ hội cho hơn 200 doanh nghiệp với 34 biên bản thương mại được ký kết, 1.270 sản phẩm được kết nối tiêu thụ.n

Thùy Dương - Ngọc Thảo
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Cửu Long

Tin cùng chuyên mục

Đồng Nai: Có hơn 280 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Chùm ảnh: Phiên chợ sản phẩm OCOP - đặc sản địa phương

Bà Rịa-Vũng Tàu: Thêm 20 sản phẩm OCOP phân hạng 4 sao

Đà Nẵng: Phiên chợ kết nối sản phẩm OCOP năm 2024

180 gian hàng tham gia Phiên chợ đặc sản, thủ công mỹ nghệ, OCOP

Quảng Nam: Có 479 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP đổi mới mẫu mã bao bì vào cao điểm mùa hàng Tết

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Sóc Trăng: Khai mạc Hội chợ OCOP và Liên hoan ẩm thực đường phố

Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP