Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị cao, tốt cho sức khoẻ, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long còn tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mông địa phương.
Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Cây sâm giúp xoá đói giảm nghèo

Lâu nay, mỗi khi nói tới sâm Ngọc Linh, người tiêu dùng thường nghĩ loài cây quốc bảo này được trồng ở Quảng Nam, Kon Tum… Tuy nhiên, sau nhiều năm tìm tòi, thử nghiệm, nghiên cứu, hiện ông Nguyễn Chí Long - Giám đốc Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long (tiểu khu 19, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La), đã chứng minh rằng, sâm Ngọc Linh trồng ở Sơn La phát triển tốt và chất lượng không thua kém sâm Ngọc Linh trồng tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Ông Long cho biết, hơn 20 năm qua, bản thân đã lặn lội, tìm tòi, sáng tạo; mạnh dạn đầu tư để đưa cây sâm Ngọc Linh về trồng trên những đồi núi cao của tỉnh Sơn La. Sau không ít lần thất bại, đến nay, ông đã thành công.

Công ty hiện có khoảng 9.000m2 sâm (trong đó có 6.000m2 trồng tập trung); khoảng 20.000 cây sâm có tuổi đời 4-5 năm, 40.000 cây 2 năm tuổi, 100.000 cây giống mới trồng. Sâm có tuổi đời lâu nhất là hơn 10 năm. Tổng giá trị từ cây sâm khoảng 100 tỷ đồng.

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc
Ông Nguyễn Chí Long- Giám đốc Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long hướng dẫn cách chăm sóc cây sâm cho bà con dân tộc. (Ảnh - NCL)

Sâm tươi được Công ty bán với giá 60-80 triệu đồng/kg, tùy từng loại. Hiện, đang thuê 6 lao động làm việc thường xuyên với mức thù lao 6 triệu đồng/người/tháng (không tính hỗ trợ ăn uống) và thuê 50-60 lao động thời vụ.

Ông Nguyễn Chí Long cho biết, sau nhiều năm gắn bó với nông dân, nông nghiệp, nông thôn Tây Bắc, tôi luôn trăn trở một điều: Làm sao để những vùng cao nhiều khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có được hiệu quả canh tác cao nhất, có doanh thu tốt nhất, tạo ra được những sản phẩm nông nghiệp giá trị cao để xóa nghèo và làm giàu chính đáng; tạo thành thương hiệu đặc trưng cho vùng đất Sơn La.

"Giá trị của Sâm Ngọc Linh rất lớn, mỗi mét vuông nếu được đầu tư chu đáo, có thể cho thu nhập cả trăm triệu đồng" – ông Nguyễn Chí Long chia sẻ.

Hiện nay, nhiều huyện của Sơn La đề nghị Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long thực hiện mô hình trồng sâm để bà con địa phương học tập, làm theo. Hiện tại, đã có nhiều bà con dân tộc Mông tham gia trồng sâm tại Công ty, mang lại thu nhập tốt.

Tạo sinh kế cho bà con

Sau gần chục năm trời được ông Nguyễn Chí Long nhận vào làm ở Công ty Thành Long với nhiệm vụ trực tiếp tham gia trồng, chăm sóc cây Sâm Ngọc Linh, Sồng A Tráng - dân tộc Mông, bản Sam Ta, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn không chỉ có được thu nhập cao hơn, ổn định hơn mà còn rút ra được nhiều kinh nghiệm quý về sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất với cây Sâm Ngọc Linh ở Sơn La nói riêng.

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc
Cây Sâm Ngọc Linh giúp vợ chồng Sồng A Tráng và bà con dân tộc vùng trồng sâm có thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống. (Ảnh - NCL)

"Làm người nông dân, nếu không biết cách làm thì cái bụng luôn đói, cái áo luôn rách, niềm vui hàng ngày cũng chỉ là củ sắn, bắp ngô", anh Sồng A Tráng thổ lộ.

Đồng thời cho biết, khi được thuê trực tiếp trồng Sâm Ngọc Linh cho Công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng Thành Long, được chỉ bảo tận tình, anh đã có nhiều hiểu biết mới và rất sâu sắc. Tôi thấy rằng cây Sâm Ngọc Linh hoàn toàn có thể sống và phát triển rất tốt ở đất Sơn La cũng như một số vùng cao khác của miền Tây Bắc”.

“Cây Sâm này tuy rất quý nhưng nó cũng không phụ lòng của người trồng nếu mình yêu thương, chăm sóc nó chu đáo. Nếu được sự chỉ bảo, hướng dẫn chu đáo thì bất cứ người Mông, người Thái nào cũng có thể trồng được thứ cây này để nâng cao đời sống của mình" – anh Sồng A Tráng nói.

Cây Sâm Ngọc Linh không chỉ mở ra một hướng phát triển cho nông nghiệp Sơn La mà còn là sinh kế rất tốt cho những người nông dân, nhất là nông dân người dân tộc thiểu số.

Còn theo ông Nguyễn Chí Long, việc cây sâm Ngọc Linh trồng thành công ở Sơn La mở ra một hướng phát triển rất sáng sủa cho cây sâm Ngọc Linh. Nói cách khác, cây Quốc bảo sâm Ngọc Linh hoàn toàn có thể trở thành Quốc kế - dân sinh.

Ông Long hy vọng, với sự quan tâm giúp đỡ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành chức năng cũng như mỗi người dân, sâm Ngọc Linh sẽ phát triển mạnh trên đất Sơn La, trở thành một nông sản hàng hóa có giá trị đặc biệt lớn, vừa hỗ trợ sức khoẻ cho người bệnh tật, vừa giúp được cả người nghèo cải thiện cuộc sống, thành đòn bẩy kinh tế nông nghiệp của Sơn La và thúc đẩy du lịch Sơn La phát triển.

"Với khát vọng đó, Công ty tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, thử nghiệm và đến nay đã thành công trong việc chế biến sản phẩm Sâm Ngọc Linh thành các hàng hóa giá trị cao: Cao sâm Ngọc Linh, rượu Cao sâm Ngọc Linh… Những sản phẩm đó không chỉ giúp cho việc tiêu thụ nông sản từ cây sâm Ngọc Linh được thuận lợi hơn mà còn góp phần vào đa dạng hóa nông sản Sơn La; giúp mọi người, mọi nhà có thêm điều kiện tiếp cận và thụ hưởng nguồn dưỡng chất đặc biệt từ Quốc Bảo sâm Ngọc Linh. Nhiều sản phẩm sâm Ngọc Linh của chúng tôi đã thành sản phẩm OCOP của Sơn La và luôn được khách hàng tin tưởng” – ông Long chia sẻ.

Theo UBND tỉnh Sơn La, tỉnh luôn khuyến khích và ủng hộ các tập thể, cá nhân phát triển các vùng trồng cây dược liệu, trong đó có cây sâm. Trên cơ sở kết quả đánh giá, khảo nghiệm từ phía các cơ quan chuyên môn, Sơn La sẽ đề xuất nhân rộng mô hình trồng sâm Ngọc Linh theo quy mô lớn. Đồng thời, sẽ giao cho các cơ quan chuyên môn chuẩn bị các thủ tục theo đúng quy định để tiến tới xây dựng thương hiệu cũng như chỉ dẫn địa lý cho củ sâm Ngọc Linh trồng tại Sơn La.

Xuyến Chi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Kết nối cung - cầu là ''chìa khóa'' để các doanh nghiệp, Hợp tác xã tại Tuyên Quang tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực đầu ra cho hàng hóa.
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Cụm dân cư tự phát Suối Cạn tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã thoát cảnh sống biệt lập hơn 40 năm qua, sau khi được di dời sang nơi ở mới.
Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Bằng việc xây dựng mã số vùng trồng bài bản, tăng cường liên kết chuỗi, nông sản Sơn La đã và đang ngày càng nâng cao giá trị.
Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Bộ mặt nông thôn huyện Bắc Yên – Sơn La có nhiều thay đổi nhờ nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình 1719, đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thuận Châu có nhiều đổi thay.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển hạ tầng, phát huy giá trị văn hoá, cảnh quan… để phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng.
Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 300 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được xét khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.
Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, sau 3 năm triển khai các chương trình A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thoát khỏi danh sách các huyện nghèo cả nước.
Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, Lào Cai nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để người dân được tiếp cận nguồn thông tin hữu ích, thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động