Ra mắt trung tâm kết nối, đổi mới sáng tạo, giảm thiểu rác thải nhựa
Môi trường Thứ năm, 23/06/2022 - 18:18 Theo dõi Congthuong.vn trên
Ngành Công Thương: Đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, phát huy truyền thống 70 năm vẻ vang Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: TKV cần tiếp tục đổi mới, sáng tạo, tái cấu trúc tập đoàn |
Để tìm giải pháp cho vấn đề rác thải nhựa, Australia đã thành lập và ra mắt Trung tâm kết nối Đổi mới sáng tạo giảm thiểu nhựa tại Việt Nam vào ngày 23/6 tại Hà Nội.
Đây là một sáng kiến của Chương trình Aus4Innovation nhằm tìm kiếm những giải pháp đổi mới sáng tạo để giải quyết vấn đề rác thải nhựa ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, thông qua việc cho ra mắt Trung tâm kết nối Đổi mới sáng tạo Giảm thiểu nhựa tại Việt Nam.
Trung tâm kết nối Đổi mới sáng tạo Giảm thiểu nhựa là một phần của chương trình nhiệm vụ chấm dứt rác thải nhựa của Chính phủ Australia giao Cơ quan khoa học quốc gia của Australia thực hiện với mục tiêu giảm 80% lượng rác nhựa thải ra môi trường vào năm 2030.
Cố vấn Cơ quan khoa học quốc gia của Australia khu vực Đông Nam Á, bà Amelia Fyfield chia sẻ rằng hợp tác là chìa khóa để giải quyết thách thức ô nhiễm nhựa toàn cầu, “Trung tâm kết nối Đổi mới sáng tạo Giảm thiểu nhựa Việt Nam sẽ tạo ra sự khác biệt bằng cách tập trung vào các sáng kiến đang ở giai đoạn đầu, thiết lập nền tảng và kết nối người tham gia vào mạng lưới hành động chung.”
Trung tâm kết nối Đổi mới sáng tạo Giảm thiểu nhựa Việt Nam sẽ là diễn đàn cho hợp tác giữa các cộng đồng địa phương, chính quyền, doanh nghiệp và các nhà đầu tư để triển khai những dự án hành động cụ thể nhằm giảm thiểu rác thải nhựa. Trung tâm cũng đóng vai trò mở rộng mạng lưới trong khu vực, kết nối với Trung tâm kết nối Đổi mới sáng tạo Giảm thiểu nhựa In-đô-nê-xi-a đã ra mắt vào tháng 3 năm 2022.
Theo đó, một nghiên cứu về nhựa ở Việt Nam đã bắt đầu được thực hiện trong khuôn khổ cuộc khảo sát về ô nhiễm nhựa toàn cầu lớn nhất của Cơ quan khoa học quốc gia của Australia (CSIRO). Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định khối lượng và phân loại các loại rác cuối cùng thải ra môi trường. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định khối lượng và phân loại các loại rác cuối cùng thải ra môi trường. Các hạng mục công việc khác giữa Australia và Việt Nam cũng đã được lên kế hoạch trong những tháng tới, khi Việt Nam nghiên cứu phát triển kho dữ liệu quốc gia và mở rộng các cuộc khảo sát trên hiện trường.
![]() |
Rác thải nhựa đang là thách thức đối với nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Ảnh nguồn Đại sứ quán Australia tại Hà Nội |
Giám đốc Chương trình Aus4Innovation ông Kim Wimbush cho biết, các giải pháp dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sẽ hỗ trợ các mục tiêu của Chính phủ Việt Nam về giải quyết rác thải nhựa và xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn.
“Giảm thiểu rác thải nhựa sẽ mang lại lợi ích cả về kinh tế và môi trường. Việc mở rộng hợp tác ra quy mô khu vực cũng sẽ giúp tìm kiếm các phương pháp tiếp cận mới trong việc giảm rác thải nhựa và hỗ trợ cho cam kết của Việt Nam về giảm 75% lượng rác nhựa thải ra biển vào năm 2030" - ông Kim Wimbush thông tin.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Cầu truyền hình trực tiếp “Khát vọng Đại dương xanh”

Hai khách sạn đầu tiên tại Việt Nam ra mắt chương trình tái chế nhựa PlasticShreds

Thời tiết ngày 28/6: Bắc Bộ nắng nóng đỉnh điểm, vùng áp thấp sắp vào Biển Đông

Manulife Việt Nam cùng khách hàng trồng rừng vì tương lai bền vững

Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn: Chưa có phương án khả thi
Tin cùng chuyên mục

Xử lý rác thải sinh hoạt tại Hà Nội: Ưu tiên cho công nghệ và hạ tầng

Sử dụng bao bì thân thiện với môi trường: Thay đổi từ nhận thức đến hành động

Hơn 3.600 học sinh trên cả nước hưởng ứng cuộc thi “Vui vẽ tranh, góp rừng xanh”

Phát triển kinh tế xanh và vai trò của báo chí

Hà Nội ngập trong rác thải: Chuyên gia "hiến kế" để dân bớt khổ, chính quyền bớt đau đầu

Việt Nam sẽ ứng phó với biến đổi khí hậu trên nguyên tắc công bằng

Vì sao nhiều nước trên thế giới phải đối mặt với thời tiết nắng nóng bất thường?

Cập nhật tình hình điều tiết nước hồ Thủy điện Hòa Bình

Nguy cơ bão, lũ, mưa lớn xảy ra dồn dập vào cuối năm

Cho mượn túi môi trường, khuyến khích khách hàng tiêu dùng bền vững

“Làm sạch biển”: Hành động dọn rác thải môi trường biển

Giảm phát thải qua mô hình chiếu sáng đô thị thông minh

Đảm bảo vận hành điều tiết các hồ chứa trong mùa lũ năm 2022

Thử nghiệm lớp bảo vệ thực phẩm làm từ sợi: Hướng tới kinh tế tuần hoàn ít phát thải

Công ty Nhiệt điện Sơn Động - TKV: Mô hình công viên trong nhà máy

Tiếp tục mở cửa xả đáy hồ Sơn La và hồ Hòa Bình

Quản lý chất thải tại doanh nghiệp: Cơ sở hình thành kinh tế tuần hoàn

EVN cam kết sẽ sử dụng hiệu quả nguồn nước, đảm bảo an toàn vùng hạ du

Mở cửa xả đáy hồ Sơn La và Hòa Bình
