Quyết tâm xây dựng Hòa Bình thành tỉnh phát triển bền vững.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Hòa Bình đưa ra 4 khâu đột phá chiến lược nhằm đưa tỉnh phát triển nhanh, bền vững
Hòa Bình: Sản xuất công nghiệp và thương mại phục hồi sau đại dịch Hòa Bình: Đẩy nhanh hoàn thiện kết cấu hạ tầng, thúc đẩy liên kết vùng phát triển bền vững

Kinh tế địa phương có nhiều phát triển

Hòa Bình là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, Ðảng bộ chính quyền nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Và Hòa Bình đang quyết tâm phấn đấu trở thành tỉnh trung bình của cả nước.

Quyết tâm xây dựng Hòa Bình thành tỉnh phát triển bền vững
Cam, bưởi... là đặc sản của Hòa Bình có thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước

Bằng nhiều quyết tâm và nỗ lực, năm 2022 tỉnh Hòa Bình có 19/20 chỉ tiêu đạt và vượt so với Nghị quyết của Ðảng bộ tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm. Tăng trưởng kinh tế ước đạt 9,03%; GRDP bình quân đầu người đạt 66,7 triệu đồng; tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 6.410 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Ðặc biệt, từ năm 2021 đến nay, lần lượt các loại nông sản: cam, bưởi, nhãn, mía của Hòa Bình đã được xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU). Ðó là sự nỗ lực của các cấp chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh suốt thời gian qua.

6 tháng đầu năm 2023, cùng chung bối cảnh của cả nước và quốc tế hoạt động của các doanh nghiệp, nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn, nhất là vốn, thị trường, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô, tạm ngưng hoạt động hoặc giải thể, một bộ phận lao động mất việc làm, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Thu hút đầu tư đạt thấp; thị trường bất động sản bị đình trệ; một số dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng chậm hoặc không triển khai. Nhưng với sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt và quyết tâm cao trong chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong việc tổ chức thực hiện các định hướng, giải pháp của Quốc hội, Chính phủ và của Tỉnh uỷ, kinh tế xã hội của tỉnh đã đạt được các kết quả khả quan.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 0,73%, trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,45%; công nghiệp - xây dựng giảm 2,05%; dịch vụ tăng 3,59%; thuế sản phẩm giảm 2,68%. Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 19,06%; công nghiệp - xây dựng 41,64%; dịch vụ 34,60%; thuế sản phẩm 4,68%.

Trong đó, sản xuất công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2023 gặp nhiều khó khăn, nhiều cơ sở công nghiệp gặp khó khăn về vốn, nguyên liệu đầu vào, thị trường tiêu thụ phải ngưng hoặc thu hẹp sản xuất. GRDP ngành công nghiệp xây dựng giảm 2,05% so với cùng kỳ năm ngoái, riêng công nghiệp sản xuất điện giảm 5,77%, công nghiệp chế biến chế tạo giảm 4,26%. Riêng công nghiệp khai khoáng tăng 21,3%, và sản xuất cung cấp nước 5,16%; nhưng tổng giá trị tăng thêm của hai ngành này chiếm tỷ trọng nhỏ trong GRDP ngành công nghiệp, chỉ chiếm khoảng 5%.

Đối với lĩnh vực thương mại, dịch vụ, tỉnh đã tổ chức thực hiện Chương trình bình ổn giá trên địa bàn tỉnh, có 05 doanh nghiệp tham gia chương trình, với tổng số tiền doanh nghiệp tự bình ổn là 52,7 tỷ đồng (tăng 12% so với năm trước). Đồng thời, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, ngăn chặn các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, đặc biệt là các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá; triển khai Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia nhân ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4/2023; tổ chức và tham gia các hội chợ, triển lãm, hội nghị kết nối cung cầu trên địa bàn và các địa phương khác trong cả nước; và triển khai nhiều chương trình, khuyến mại, giảm giá nhằm kích cầu tiêu dùng; Thực hiện tốt công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Trong 6 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 30.999 tỷ đồng, bằng 50,048 % kế hoạch năm, tăng 13,84% so với cùng kỳ năm trước; Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 771,470 triệu USD, tăng 11,79% so với cùng kỳ, đạt 45,51% kế hoạch năm; Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 582,654 triệu USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ, đạt 47,41% kế hoạch năm.

Hoạt động du lịch tiếp tục đà phục hồi, trong 6 tháng đầu năm có 2.360.000 lượt khách du lịc đến tỉnh (trong đó khách quốc tế là 180.000 lượt) tăng 28,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt 67,4% kế hoạch năm; Tổng thu từ du lịch ước đạt 2.300 tỷ đồng, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 59% kế hoạch năm 2023.

Với quyết tâm đổi mới, tạo đột phá trong phát triển kinh tế, UBND tỉnh đặc biệt coi trọng chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong đó, trọng tâm là cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước; xây dựng “Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”; tranh thủ sự giúp đỡ về cơ chế, chính sách liên quan tới đầu tư.

Phấn đấu tăng trưởng hàng năm đạt từ 9% trở lên

Tỉnh Hòa Bình phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân hàng năm đạt từ 9% trở lên; tổng vốn đăng ký đầu tư của các dự án trong nước đạt khoảng 80.000 tỷ đồng và khoảng 1 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; đến năm 2025 diện tích đất các khu, cụm công nghiệp chiếm khoảng 1% diện tích tự nhiên của tỉnh.

Tỉnh đang nỗ lực triển khai các giải pháp để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, phấn đấu đến năm 2025 kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước. Đến nay, việc thực hiện 04 khâu đột phá chiến lược đã đạt được kết quả đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông được tỉnh quan tâm, tranh thủ các nguồn ngân sách và hỗ trợ từ Trung ương kết hợp nội lực địa phương, tập trung phá vỡ các “điểm nghẽn”, hoàn thành một số công trình trọng điểm mang tính chiến lược như: Đường tỉnh 435 từ TP.Hòa Bình đi xã Suối Hoa (Tân Lạc); đường nối QL6 với đường Chi Lăng (TP.Hòa Bình); cầu Hòa Bình 2; cầu Hoà Bình 3…

Quyết tâm xây dựng Hòa Bình thành tỉnh phát triển bền vững
Thủy điện Hòa Bình có đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế của tỉnh Hòa Bình

Nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tỉnh đã ban hành các văn bản phân công và gắn trách nhiệm cho các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố chịu trách nhiệm cải thiện từng chỉ số thành phần Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); thành lập tổ công tác hỗ trợ nhà đầu tư; tổ công tác chỉ đạo triển khai các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách và các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh; tổ công tác đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công... Tuy nhiên, việc tiếp cận đất đai, giải phóng mặt bằng luôn là "điểm nghẽn". Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng và giảm thiểu chi phí không chính thức, từng bước cải thiện môi trường kinh doanh.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tỉnh đã tiến hành rà soát sắp xếp, xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) công lập theo hướng mở, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động; tập trung đầu tư các ngành nghề trọng điểm như: Công nghệ ô tô, kỹ thuật điện, điện tử, công nghệ thông tin; nhà hàng, khách sạn, kỹ thuật chế biến món ăn;… Đẩy mạnh chuyển đổi số, gắn đào tạo nhân lực chất lượng cao với nhu cầu của xã hội, doanh nghiệp; cân đối hợp lý tỷ lệ về trình độ lao động qua đào tạo, ngành nghề, số lượng đào tạo cho từng lĩnh vực, từng địa phương trong tỉnh; thực hiện tốt phân luồng giáo dục, đẩy mạnh hướng nghiệp sang học nghề đồng thời học văn hóa…

Ngoài cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là 01 trong 04 khâu đột phá chiến lược thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Việc hoàn thành lập quy hoạch sẽ là công cụ quan trọng làm cơ sở thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, phân bổ nguồn lực. Tỉnh đặt yêu cầu thực hiện khẩn trương, bảo đảm chất lượng, đáp ứng Luật Quy hoạch mới, từ đó quản lý chặt chẽ quy hoạch, tạo động lực thu hút các nguồn lực đầu tư để phát triển bền vững.

Với phương châm “Đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư”, Hòa Bình cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch, bình đẳng để các doanh nghiệp phát triển ổn định lâu dài và thịnh vượng. Tỉnh thường xuyên tiếp xúc, gặp gỡ các nhà đầu tư, doanh nghiệp để nắm bắt thông tin, kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, sẵn sàng tiếp đón các doanh nghiệp khi đến nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư”.

Kim Tuyến
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hòa Bình

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nghệ An: Khai mạc Hội chợ kết nối sản phẩm ba miền

Nghệ An: Khai mạc Hội chợ kết nối sản phẩm ba miền

Tối 14/5, tại TP. Vinh đã khai mạc Hội chợ kết nối sản phẩm ba miền và triển khai tháng khuyến mãi, sự kiện mở ra hội giao thương cho người dân, doanh nghiệp...
Hà Nội bố trí đất ở để xóa nhà tạm, dột nát

Hà Nội bố trí đất ở để xóa nhà tạm, dột nát

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1960/UBND-NNMT, yêu cầu rà soát, bố trí đất ở cho các hộ dân khó khăn về đất ở nhằm thực hiện mục tiêu xóa nhà tạm...
Hà Nội tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm vi phạm giao thông

Hà Nội tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm vi phạm giao thông

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch 134/KH-UBND nhằm triển khai hiệu quả Chỉ thị 11/CT-TTg về Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Lào Cai: Đẩy mạnh phân cấp gắn với triển khai chính quyền 2 cấp

Lào Cai: Đẩy mạnh phân cấp gắn với triển khai chính quyền 2 cấp

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký văn bản yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền gắn với triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Tỉnh Hưng Yên sau sáp nhập dự kiến có 104 xã, phường

Tỉnh Hưng Yên sau sáp nhập dự kiến có 104 xã, phường

Sau sáp nhập, tỉnh Hưng Yên mới dự kiến có 93 xã và 11 phường, trong đó tỉnh Hưng Yên (cũ) gồm 33 xã, 6 phường và tỉnh Thái Bình (cũ) gồm 60 xã, 5 phường.

Tin cùng chuyên mục

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sóc Trăng: Cần hơn 61.500 tỷ đồng để đầu tư hệ thống cảng biển

Sóc Trăng: Cần hơn 61.500 tỷ đồng để đầu tư hệ thống cảng biển

Tỉnh Sóc Trăng vừa công bố quyết định của Bộ Xây dựng phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển cảng biển giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.
Cà Mau sẽ tổ chức bắn pháo hoa nhân ngày sinh Bác Hồ

Cà Mau sẽ tổ chức bắn pháo hoa nhân ngày sinh Bác Hồ

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Bác Hồ và 75 năm thành lập huyện Trần Văn Thời, UBND tỉnh Cà Mau vừa có công văn chỉ đạo về việc bắn pháo hoa vào ngày 19/5.
Thanh Hóa: Bí thư xã, phường mới phải có cao cấp lý luận chính trị

Thanh Hóa: Bí thư xã, phường mới phải có cao cấp lý luận chính trị

Theo quy định mới nhất của Tỉnh ủy Thanh Hóa về bố trí nhân sự cấp ủy ở xã, phường mới, bí thư cấp ủy phải có trình độ cao cấp lý luận chính trị.
Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh chinh phục thị trường Trung Đông

Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh chinh phục thị trường Trung Đông

Trung Đông trở thành thị trường tiềm năng với thực phẩm TP. Hồ Chí Minh khi nhu cầu Halal tăng, mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt mở rộng thị phần.
Lâm Đồng đẩy nhanh kiện toàn bộ máy sau sáp nhập

Lâm Đồng đẩy nhanh kiện toàn bộ máy sau sáp nhập

Tỉnh Lâm Đồng đang khẩn trương triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu chính quyền địa phương ở cả hai cấp, đẩy nhanh kiện toàn bộ máy sau sáp nhập.
Những hình ảnh ấn tượng đêm khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025

Những hình ảnh ấn tượng đêm khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025

Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng và khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 có nhiều khoảnh khắc ấn tượng, tạo dấu ấn đậm nét đối với người dân, du khách.
Mãn nhãn

Mãn nhãn 'đại tiệc' pháo hoa trên bầu trời Hải Phòng

Pháo hoa rực rỡ đồng loạt khai hỏa tại 6 điểm, thắp sáng bầu trời Hải Phòng trong đêm hội kỷ niệm 70 năm Giải phóng và khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ.
Chủ tịch nước Lương Cường: Hải Phòng có cơ hội to lớn, đi đầu cả nước trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Chủ tịch nước Lương Cường: Hải Phòng có cơ hội to lớn, đi đầu cả nước trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Chủ tịch nước khẳng định, Hải Phòng hoàn toàn có cơ hội to lớn, đi đầu cả nước trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa sánh vai với các thành phố tiêu biểu châu Á.
Hải Phòng: Hào hùng 70 năm giải phóng và đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng”

Hải Phòng: Hào hùng 70 năm giải phóng và đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng”

Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu “Thành phố Anh hùng” cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hải Phòng nhân dip kỷ niệm 70 năm giải phóng.
Hà Nội triển khai giải pháp cung ứng điện mùa cao điểm

Hà Nội triển khai giải pháp cung ứng điện mùa cao điểm

UBND TP. Hà Nội yêu cầu triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách nhằm bảo đảm điện được cung ứng an toàn, ổn định trong cao điểm năm 2025 và các năm tiếp theo.
Chùm ảnh: Hải Phòng khánh thành Bến cảng Container quốc tế vốn đầu tư gần 7.000 tỷ đồng

Chùm ảnh: Hải Phòng khánh thành Bến cảng Container quốc tế vốn đầu tư gần 7.000 tỷ đồng

Chiều 13/5, Bến cảng Container quốc tế số 3, 4 chính thức được đưa vào hoạt động, mở rộng năng lực thông quan và phát triển logistics biển Hải Phòng.
TRỰC TIẾP: Khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025

TRỰC TIẾP: Khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025

Báo Công Thương tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng và khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025.
Ý tưởng xây dựng khu công nghiệp kiểu mẫu Việt - Hàn tại Hà Nội

Ý tưởng xây dựng khu công nghiệp kiểu mẫu Việt - Hàn tại Hà Nội

Chủ tịch Hà Nội đề xuất xây dựng khu công nghiệp kiểu mẫu Việt - Hàn, mở ra kỳ vọng hợp tác bền vững giữa hai quốc gia trong lĩnh vực công nghệ cao.
Điện Biên triển khai “bốn tại chỗ” ứng phó thiên tai

Điện Biên triển khai “bốn tại chỗ” ứng phó thiên tai

Chiều 13/5, tỉnh Điện Biên triển khai hội nghị với nhiều giải pháp chủ động phòng, chống thiên tai mùa mưa bão, nhấn mạnh “bốn tại chỗ” và nâng cao cảnh báo.
Bảo hiểm xã hội Hưng Yên: Đẩy mạnh cải cách TTHC, hướng tới sự hài lòng của người dân

Bảo hiểm xã hội Hưng Yên: Đẩy mạnh cải cách TTHC, hướng tới sự hài lòng của người dân

Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, Bảo hiểm xã hội Hưng Yên cải cách đồng bộ TTHC, tạo giá trị mới và tiện ích thiết thực trong mọi lĩnh vực.
Đề xuất bổ sung kinh phí cho Khu công nghệ số Hậu Giang

Đề xuất bổ sung kinh phí cho Khu công nghệ số Hậu Giang

Ông Bùi Hoàng Phương, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị các cơ quan tại địa phương xem xét đề xuất bổ sung kinh phí cho Khu công nghệ số Hậu Giang.
Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm làm việc tại Lai Châu

Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm làm việc tại Lai Châu

Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương số 5 về an toàn thực phẩm trong dịp “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” đã làm việc tại Lai Châu.
Đà Nẵng ưu tiên tuyển sinh con em cán bộ, công chức tỉnh Quảng Nam

Đà Nẵng ưu tiên tuyển sinh con em cán bộ, công chức tỉnh Quảng Nam

Thành phố Đà Nẵng ưu tiên tuyển sinh đối với học sinh là con của cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Quảng Nam thuộc diện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Tiền Giang - Ninh Bình: Nhiều dư địa xúc tiến đầu tư công nghiệp

Tiền Giang - Ninh Bình: Nhiều dư địa xúc tiến đầu tư công nghiệp

Hội nghị giới thiệu môi trường đầu tư lĩnh vực công nghiệp của Tiền Giang và Ninh Bình mở ra cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Mobile VerionPhiên bản di động