Hòa Bình: Sản xuất công nghiệp và thương mại phục hồi sau đại dịch

Hòa Bình đã triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh sản xuất công nghiệp và thương mại, nhờ đó kinh tế đã có sự tăng trưởng tương đối cao sau đại dịch.
Hoà Bình: Thêm 18 tấn mía tươi xuất khẩu thành công sang Hoa Kỳ Thủy điện Hòa Bình: Gánh trách nhiệm "điều tần, điều áp" cho hệ thống điện quốc gia

Đa dạng giải pháp phát triển công nghiệp

Theo Sở Công Thương Hoà Bình, thời gian qua, công tác quản lý phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã được Sở theo dõi sát sao; đồng thời tăng cường đôn đốc các đơn vị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đi vào hoạt động sản xuất ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết theo quy định. Sở đã báo cáo UBND tỉnh công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công Thương tại địa phương.

6 tháng đầu năm 2023, Sở Công Thương rà soát, thực hiện các thủ tục bổ sung thêm 3 cụm công nghiệp; tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh ra khỏi quy hoạch cụm công nghiệp Trung Mường, cụm công nghiệp Khoang U theo đề xuất của UBND huyện và chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp. Đến nay, trên địa bàn quy hoạch 36 cụm công nghiệp với tổng diện tích đất cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh khoảng 2.246,15 ha đảm bảo phù hợp với Nghị quyết số 330/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Sở Công Thương còn tham mưu kiện toàn Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; tham mưu điều chỉnh tiến độ đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp: Cụm công nghiệp Phong Phú (huyện Tân Lạc); cụm công nghiệp Đồng Tâm (huyện Lạc Thủy); cụm công nghiệp xóm Rụt (huyện Lương Sơn).

Ngoài ra, 6 tháng đầu năm, Sở Công Thương còn tham mưu UBND tỉnh cấp Quyết định chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư cho 3 dự án với tổng diện tích là 4,02ha với mức vốn đăng lý là 297,42 tỷ đồng. Đến nay, tại các cụm công nghiệp thu hút được 34 dự án thứ cấp; tổng số vốn đăng ký khoảng 3.114,2 tỷ đồng. Tỷ lệ lấp đầy bình quân các cụm công nghiệp có chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật đạt 38,07%.

Riêng với công tác quản lý năng lượng, Sở Công Thương tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định bãi bỏ Quyết định số 35/2015/QĐ-UBND ngày 11/11/2015 của UBND tỉnh Hòa Bình ban hành Quy định về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác công trình thủy điện nhỏ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Hướng dẫn xây dựng và tham mưu UBND tỉnh phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa thuỷ điện Suối Tráng, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình và phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Suối Tráng, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Đồng thời, phối hợp làm việc nắm bắt tình hình triển khai, tháo gỡ vướng mắc khó khăn các dự án trọng điểm dự kiến khởi công năm 2023 và phương án cấp điện cho khu tái định cư của các dự án trọng điểm.

Thủy Điện Hòa Bình là đơn vị trụ cột đóng góp tích cực vào phát triển chung của tỉnh Hòa Bình
Thủy điện Hòa Bình là đơn vị trụ cột đóng góp tích cực vào phát triển chung của tỉnh Hòa Bình

Với những giải pháp kể trên, Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2023 trên địa bàn tỉnh ước tăng 6% so với cùng kỳ.

Trong đó, ngành sản xuất điện ước tính 6 tháng đầu năm 2023 là 4.497,5 triệu kWh đạt 47,85% kế hoạch năm, điện thương phẩm ước tính là 600,6 triệu kWh đạt 46,93 % so với kế hoạch năm.

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo 6 tháng đầu năm 2023 xu hướng tăng so với cùng kỳ như: Bia, đồ uống các loại ước tăng khoảng 15,25%; chè khô ước tăng khoảng 6,3%; sản phẩm may mặc tăng ước khoảng 6,28%; sản phẩm điện tử ước tăng 7,46%;...

Thương mại nội địa và xuất nhập khẩu tăng trưởng khá

Về công tác quản lý phát triển thị trường nội tỉnh, nửa đầu năm 2023, Sở Công Thương đã tổ chức thực hiện Chương trình bình ổn giá trên địa bàn tỉnh, đảm bảo nguồn cung hàng hóa tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong các dịp lễ, tết, có 05 doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình. Tổng số tiền doanh nghiệp tự bình ổn gần 52,7 tỷ đồng (tăng 12% so với năm trước), tập trung bình ổn 9 nhóm mặt hàng thiết yếu. Sở Công Thương còn phối hợp với Lực lượng Quản lý thị trường đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát hoạt động thị trường về giá, chất lượng sản phẩm, các quy định về an toàn thực phẩm, các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, phao tin thất thiệt về cung cầu giá cả hàng hoá, đặc biệt là các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá.

Đối với lĩnh vực xăng dầu, Sở đã chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh chủ động xây dựng phương án bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường đảm bảo chất lượng xăng dầu và phối hợp tốt với các cơ quan chức năng của địa phương khi thực hiện các hoạt động kiểm tra, kiểm soát chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường.

Nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh, công tác xúc tiến thương mại đã được triển khai, tập trung vào việc thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lĩnh vực thương mại đến các thành phần kinh tế hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh. Triển khai hưởng ứng Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia chào mừng ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4 năm 2023. Xác nhận đăng ký tổ chức hội chợ trên địa bàn các huyện Đà Bắc, Kim Bôi, Cao Phong. Mời các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham dự chương trình Đoàn giao dịch thương mại tại Úc, Tokyo, Nhật Bản và các hội chợ, triển lãm, hội nghị kết nối cung cầu tại một số tỉnh thành trong cả nước: Hà Nội, Phú Thọ, Nha Trang...

Đặc biệt, Sở đã xây dựng kế hoạch và triển khai lớp tập huấn về lĩnh vực chợ, nghiệp vụ chợ trên địa bàn tỉnh năm 2023. Chỉ đạo đẩy nhanh công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ. Đến nay đã thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý 30 chợ (10 doanh nghiệp, 20 HTX) chiếm 31,57% tổng số chợ trên địa bàn. Đồng thời, triển khai lựa chọn, xây dựng phát triển các điểm bán hàng OCOP trên địa bàn.

6 tháng đầu năm 2023 là thời điểm có vào dịp lễ, Tết nên hoạt động bán lẻ và kinh doanh dịch vụ tiêu dùng tăng cao. Các doanh nghiệp, trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị và cơ sở kinh doanh thực hiện nhiều chương trình, hình thức khuyến mại, giảm giá nhằm kích cầu, thu hút tiêu dùng của người dân. Hàng hóa dồi dào, mẫu mã phong phú, đa dạng, giá cả hầu hết các mặt hàng tương đối ổn định. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 30.999 tỷ đồng, thực hiện 50,048% kế hoạch năm, tăng 13,84% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng khoảng 0,3% so với cùng kỳ.

Ngành Công Thương Hoà Bình: Sản xuất công nghiệp và thương mại tăng cao sau đại dịch
Điện lực Hòa Bình là một trong những doanh nghiệp quan trọng của địa phương

Với công tác hội nhập kinh tế quốc tế, Sở Công Thương tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 17/3/2023 về Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030; xây dựng dự thảo Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” tỉnh Hòa Bình. Tổ chức xin ý kiến tham gia góp ý và tổng hợp ý kiến, hiệu chỉnh hoàn thiện dự thảo Đề án, tham mưu UBND tỉnh bàn hành Kế hoạch triển khai thực hiện. Song song với đó, triển khai phổ biến kiến thức Hiệp định thương mại tự do cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức Hội thảo về nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.

Nhờ vậy, kim ngạch xuất khẩu tháng 6 ước đạt 140,647 triệu USD, tăng 2,5% so với tháng trước. Lũy kế 6 tháng ước đạt 771,470 triệu USD tăng 11,79% so với cùng kỳ tăng đạt 45,51% kế hoạch năm. Kim ngạch nhập khẩu tháng 6 ước đạt 101,442 triệu USD, tăng 2,11% so với tháng trước. Lũy kế 6 tháng ước đạt 582,654 triệu USD tăng 9,4% so với cùng kỳ đạt 47,41% kế hoạch năm.

Từ những kết quả đã đạt được, Sở Công Thương Hoà Bình xác định thời gian tới sẽ chủ động nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu về lĩnh vực Công Thương được giao.

Kim Tuyến
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hòa Bình

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Ngày 22/12, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã khảo sát, tuyên truyền và có kế hoạch hỗ trợ giống cây dâu tằm nhằm khôi phục nghề cho người dân làng Nủ.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bước sang năm 2025 tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng 10% so với năm 2024.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng (Bà Rịa - Vũng Tàu) được định hướng là khu công nghiệp kiểu mẫu, khu công nghiệp thông minh, sinh thái.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhận thức vai trò của sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông nghiệp, Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh phát triển liên kết sản xuất bền vững.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Trong năm 2024, 15/16 chỉ tiêu kinh tế của TP. Vũng Tàu hoàn thành vượt kế hoạch, còn giải ngân vốn đầu tư công dự kiến hoàn thành vào cuối 2024.
Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Ngày 11/12, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thương mại biên giới.
Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Kết thúc 10 tháng năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cảng biển Quảng Ninh đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sản lượng hàng hóa vượt bậc.
Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, ước tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%).
Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Ước cả năm 2024, tỉnh Hải Dương đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp, tăng 6,2% so với thực hiện năm 2023.
Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định UKVFTA, mở ra cơ hội lớn xuất khẩu vào thị trường Anh.
Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Từ đầu năm 2024 đến nay, bức tranh kinh tế Đồng Tháp phát đi nhiều chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết lĩnh vực, trong đó, ngành hàng sen là điểm nhấn.
Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thời gian qua, ngành du lịch Sơn La đã triển khai thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch.
Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, thành phố Sơn La đã triển khai những giải pháp bài bản từ sản xuất đến xúc tiến tiêu thụ nông sản, mang lại hiệu quả cao.
Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

UBND TP. Hà Nội vừa quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực và top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động