Thứ hai 28/04/2025 09:16

Quý I/2023, Việt Nam nhập khẩu ô tô nguyên chiếc nhiều nhất từ thị trường nào?

Theo Tổng cục Hải quan, lượng và kim ngạch ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong quý I/2023 tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan vừa công bố, tháng 3 cả nước nhập khẩu 15.228 ô tô nguyên chiếc các loại, kim ngạch đạt 355,4 triệu USD, tăng 23,2% về lượng, tăng 36,8% về kim ngạch so với tháng trước.

Thái Lan và Indonesia là 2 thị trường nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc lớn nhất

Tính chung cả quý I/2023, cả nước nhập khẩu 42.002 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch 925,5 triệu USD, tăng 76,9% về lượng và tăng 64,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Về thị trường, Thái Lan đã quay lại vững chắc ở vị trí số một với 21.051 xe, kim ngạch 419 triệu USD; Indonesia đứng thứ hai với 15.124 xe, kim ngạch 209,8 triệu USD; Trung Quốc đứng thứ ba với 2.385 xe, kim ngạch 93 triệu USD.

Với 38.560 xe, riêng 3 thị trường chủ lực chiếm tới 91,8% tổng lượng xe nhập khẩu của cả nước trong cùng thời điểm.

Trước đó, năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 173.467 ô tô các loại, tổng kim ngạch 3,84 tỷ USD, tăng 8,5% về lượng và tăng 5,1% về kim ngạch so với năm 2021. Đây là năm có lượng ô tô nhập khẩu nhiều nhất từ trước đến nay, vượt khá xa kết quả của năm có kỷ lục trước đó là năm 2021 với gần 160.000 xe.

Indonesia và Thái Lan là 2 thị trường nhập khẩu lớn nhất. Trong đó, Indonesia vượt Thái Lan về lượng xe nhập khẩu, tuy nhiên “xứ sở chùa vàng” vẫn đứng số 1 về kim ngạch.

Cụ thể, năm ngoái, Việt Nam nhập khẩu từ Indonesia 72.671 xe, kim ngạch hơn 1,05 tỷ USD; trong khi kết quả của Thái Lan là 72.032 xe, kim ngạch 1,43 tỷ USD. Vị trí thứ 3 là Trung Quốc với 17.340 xe, kim ngạch 714,5 triệu USD.

Với 162.043 xe, riêng 3 thị trường nêu trên chiếm đến 93,4% lượng xe nhập khẩu cả nước trong năm 2022, thậm chí vượt cả tổng lượng xe nhập về của năm 2021.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Cục Hải quan

Tin cùng chuyên mục

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

Hải Phòng: Tìm giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Hải Phòng: Phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp

Dây thép carbon bị điều tra chống bán phá giá tại Canada

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

'Cách mạng' logistics: AI, IoT, blockchain đang 'viết' lại chuỗi cung ứng

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Vận tải thủy - 'lực đẩy' âm thầm của logistics xanh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Không còn 'hậu cần', logistics giờ là dịch vụ công nghệ cao

Hạ tầng - công nghệ - pháp lý: Ba trụ cột logistics bền vững

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Cơ hội nào để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0?

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!