Quy định mới nhất về an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật của một số thị trường xuất khẩu lớn

Bộ Công Thương thông tin về các quy định an toàn thực phẩm, kiểm dịch động vật, thực vật (SPS) của các nước thành viên WTO ảnh hưởng đến nông sản xuất khẩu.
EU siết quy định an toàn thực phẩm với nông sản, giải pháp nào tránh 'ổ gà' trên 'cao tốc' EVFTA? Xuất khẩu EU: Lại lo ngại nông sản Việt vượt 'barie' Điểm danh 4 mặt hàng nông sản đạt kim ngạch tỷ USD trong 7 tháng đầu năm

Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương nhận được văn bản số 396/SPSBNNVN ngày 12 tháng 8 năm 2024 của Văn phòng SPS Việt Nam - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đề nghị thông báo và góp ý dự thảo quy định về biện pháp SPS của Thành viên WTO tháng 7/2024.

Thực hiện nhiệm vụ thông báo và hỏi đáp về SPS, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương thông tin về 99 thông báo, bao gồm 72 dự thảo và 27 văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực quy định về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động vật, thực vật (SPS) của các nước thành viên WTO có thể ảnh hưởng đến mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam tới quý Cơ quan.

Quy định mới nhất về an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật của một số thị trường xuất khẩu lớn
Quy định của các thị trường ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam (Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ)

Trong đó, Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương đề nghị lưu ý một số nội dung thông báo chính như sau:

- Khối EU: (1) Dự thảo sửa đổi mức dư lượng tối đa (MRL) đối với acetamiprid, fenbuconazole, penconazole và zoxamide; (2) Quy định cập nhật mẫu chứng nhận nhập khẩu đối với gelatin, những sản phẩm tinh chế cao và sản phẩm tổng hợp cho tiêu dùng của con người; (3) Gia hạn Axit axetic, canxi axetat và natri diacetate làm phụ gia thức ăn cho cá; (4) Gia hạn cấp phép các chế phẩm Levilactobacillus brevis DSM 23231, Lentilactobacillus buchneri NCIMB 30139, Lentilactobacillus buchneri DSM 22501, glycosyl hóa 1,25dihydroxycholecalciferol chiết xuất từ Solanum glaucophyllum làm phụ gia thức ăn cho các loài động vật; (5) Dự thảo đối với việc nhập khẩu dầu ăn đã qua sử dụng dành cho mục đích kỹ thuật ; (6) Biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan đối với chủng vi khuẩn Xylella fastidiosa; (7) Quy định về kháng sinh đối với xuất khẩu động vật hoặc sản phẩm có nguồn gốc động vật được dùng cho tiêu dùng của con người; (8) Quy định cấm sử dụng bisphenol A (BPA) trong sản xuất các vật liệu và vật phẩm tiếp xúc với thực phẩm.

- Trung Quốc: (1) Biện pháp giám sát, quản lý kiểm dịch dược liệu nhập và xuất khẩu; (2) Dự thảo tiêu chuẩn thay thế GB 2726-2016 áp dụng đối với thịt đã được nấu chín; (3) Dự thảo Quy tắc thực hành nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm chì trong thực phẩm, Nguyên tắc chung về ghi nhãn thực phẩm đóng gói sẵn; (4) Quy định về kiểm soát ô nhiễm acrylamide trong thực phẩm (5) Quy tắc thực hành để ngăn ngừa và giảm thiểu sự hình thành 3-MCPDE và GE trong dầu tinh chế; (6) Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử nghiệm đối với phụ gia thực phẩm vỏ hạt sồi nâu; (8) Tiêu chuẩn quy định về phụ gia thực phẩm amoni cacbonat, chiết xuất ớt Paprika, dibutyl hydroxytoluene, axit L-malic; (9) Tiêu chuẩn vệ sinh đối với trái cây sấy khô; (10) Bổ sung 47 loài dịch hại.

- Canada: (1) Đề xuất giới hạn dư lượng tối đa (MRL) của metsulfuron-methyl, dimethenamid, abamectin, bromoxynil, trifloxystrobin; (2) Phê duyệt Quy định về thức ăn chăn nuôi năm 2024. - Nhật Bản: Thông qua mức dư lượng tối đa (MRL) tribromsalan, ormetoprim, cyphenothrin, clostebol, prothioconazole, fluxapyroxad, fenamiphos, dimethomorph.

- Hoa Kỳ: (1) Thiết lập mức dung sai đối với dư lượng spiromesifen, trong một số sản phẩm nhất định; (2) Thu hồi quy định cho phép sử dụng dầu thực vật brom hóa (BVO) trong thực phẩm.

- Hàn Quốc: (1) Tiêu chuẩn và Thông số kỹ thuật cho Phụ gia thực phẩm; (2) Sửa đổi danh sách các thành phần thực phẩm.

- Vương quốc Anh: (1) Đề xuất áp dụng MRL hoạt chất mehidathion trong một số sản phẩm nhất định; (2) Cập nhật danh sách các loài có nguy cơ là nguồn lây nhiễm bệnh cho động vật thủy sản.

- Thái Lan: Điều kiện nhập khẩu đối với thực phẩm có nguy cơ mắc bệnh não xốp ở bò; (2) Ban hành Tiêu chuẩn “Quy tắc thực hành về kiểm tra và tiếp nhận sầu riêng tại đơn vị thu gom và nhà đóng gói”.

- Úc: (1) Điều chỉnh mức giới hạn tối đa tồn dư (MRL) cyazofamid, 2,4-D, emamectin, flonicamid, fluopyram, fluxapyroxad, isocycloseram, mesotrione, methoxyfenozide, metolachlor, metribuzin and quinoxyfen và mefentrifluconazole; (2) Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp giới thiệu Đề án AusTreat.

- Indonesia: Yêu cầu các tài liệu khi nhập khẩu động vật và sản phẩm động vật, cá và sản phẩm cá, sản phẩm thực vật và thực vật vào Indonesia.

Xem thông tin tóm tắt và nội dung chi tiết các thông báo tại đây.

Cục Xuất nhập khẩu đề nghị các cơ quan phổ biến, thông tin rộng rãi đến các doanh nghiệp, hội viên và các doanh nghiệp trên địa bàn biết và chủ động kế hoạch kinh doanh phù hợp.

Trong trường hợp các quy định về SPS nêu trên có khả năng gây tác động trực tiếp, đa chiều đến hoạt động xuất khẩu nông sản, thực phẩm của doanh nghiệp, đề nghị phản hồi kịp thời đến Văn phòng SPS Việt Nam (địa chỉ: số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội; điện thoại: 024 3734 4764; email: [email protected]) hoặc Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương (địa chỉ: số 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội; điện thoại 024 4440 5310; email: [email protected]) để có phương án xử lý phù hợp, tránh gây ảnh hưởng đến tiến độ xuất khẩu hàng hóa.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Dù chưa vào chính vụ thu hoạch nhưng giá sầu riêng đang giảm. Nỗi lo 'sầu riêng' thành 'sầu chung' đang hiện hữu nếu vấn đề thị trường không sớm được giải quyết
Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX đã uỷ quyền cho VCCI trước đó.
Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

8 hội, hiệp hội tiếp tục kiến nghị Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, các bộ, ngành liên quan về bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy.
Chanh leo nhận

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Sau hơn 2 năm thí điểm nhập khẩu, giữa tháng 4/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chính thức ký Nghị định thư xuất khẩu chanh leo sang thị trường Trung Quốc.
Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Sự kiện Việt Nam - Trung Quốc ký nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo đánh dấu bước tiến quan trọng cho nông sản Việt ở thị trường tỷ dân.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Cám gạo, cám gạo chiết ly là những mặt hàng vừa được ký Nghị định thư xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc mở ra cơ hội cho phụ phẩm lúa gạo Việt Nam.
Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Thành phố Đà Nẵng gặp gỡ, đối thoại, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và logistics trên địa bàn.
Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Ngày 17/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.
Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Chiều 17/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp xây dựng Nghị định mới quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Sau khi chạm đáy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trở lại và đang đứng đầu thế giới. Dự báo, giá gạo xuất khẩu trong thời gian tới tiếp tục giữ đà tăng.
HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025 mở ra cơ hội để doanh nghiệp thực phẩm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, kết nối đối tác, mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu.
Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Hiệp định EVFTA đã, đang và sẽ giúp hàng Việt Nam chinh phục thị trường Áo trong bối cảnh cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu như hiện nay.
Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Xuất khẩu rau, quả quý I giảm 2 con số. Cùng với kiểm soát chặt chất lượng, chọn đi cửa ngách, trồng trái vụ, kỳ vọng xuất khẩu rau, quả đạt mục tiêu đặt ra.
Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại.
Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký các Nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo sang Trung Quốc.
Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Quý I/2025, dệt may tiếp tục đứng trong nhóm ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD, một số doanh nghiệp đạt doanh thu tốt ngay quý đầu tiên của năm.
Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam, Bộ Công Thương ký thỏa thuận hợp tác với bộ, ngành, địa phương Trung Quốc.
Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Hợp tác kinh tế, thương mại là điểm sáng trong tổng thể quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Quan hệ hợp tác ngày càng thực chất và hiệu quả tới các cấp địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp xúc tiến nhằm thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc.
Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Trong 3 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các loại hình qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt hơn 17,8 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ.
Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Để chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu tăng cường quản lý nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu.
Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025 được kỳ vọng thúc đẩy kết nối thương mại; là giải pháp giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Khối lượng xuất khẩu cà phê chế biến sâu đã tăng từ mức 8,8% năm 2022 lên 9,6% năm 2024. Đây là một chỉ dấu tốt cho sự tăng trưởng xuất khẩu của ngành.
Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025 không chỉ tập trung kết nối doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong và ngoài nước mà là cầu nối để quảng bá du lịch Việt Nam
TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS.Tô Hoài Nam cho rằng, doanh nghiệp cần xanh hóa sản phẩm, tận dụng FTA để đa dạng thị trường xuất khẩu, ứng phó với khó khăn hiện tại.
Mobile VerionPhiên bản di động