Thứ ba 13/05/2025 07:16

Quảng Trị: Đồng bào dân tộc liên kết trồng ngô sinh khối

Mô hình sản xuất ngô sinh khối trên đất lúa thiếu nước đã mang lại hiệu quả cao, giúp đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị thoát nghèo bền vững.

Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên thời tiết có nhiều thay đổi, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các huyện: Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Triệu Phong của tỉnh Quảng Trị. Trước thực trạng trên, tỉnh Quảng Trị đã triển khai mô hình sản xuất ngô sinh khối trên đất lúa thiếu nước, đồng thời, liên kết với Công ty cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị để tiêu thụ sản phẩm.

Bà con xã Linh Trường, huyện Gio Linh thu hoạch ngô sinh khối

Thôn Ba De, xã Linh Trường, huyện Gio Linh có hơn 100 hộ dân nhưng có đến 50% hộ nghèo, chủ yếu là đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều sinh sống. Triển khai mô hình trồng ngô sinh khối, 32 hộ dân thôn Ba De đăng ký tham gia, nay đã có thu nhập khá cao. Đặc biệt, mô hình này có sự liên kết với Công ty cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị thu mua tại ruộng cho bà con với giá 1.000 đồng/kg chặt ngang gốc cây, năng suất dự kiến khoảng 50 - 60 tấn/ha, cho thu nhập 25 triệu/ha.

Tại xã Phong Bình và xã Linh Trường, huyện Gio Linh, mô hình được triển khai với 70 hộ tham gia trên diện tích 10 ha (mỗi điểm 5 ha), sử dụng giống ngô biến đổi gen NK7328 BT/GT có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp gieo trồng trên đất lúa thiếu nước trong vụ hè thu.

Mô hình giúp thay đổi phương thức canh tác, đảm bảo nguồn thu nhập ổn định cho các hộ đồng bào

Mô hình trồng ngô sinh khối thành công nhờ sự góp sức của Công ty cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị trong khâu liên kết, bao tiêu sản phẩm. Công ty đã ứng trước phân hữu cơ Sepon để bà con thực hiện mô hình; phối hợp với Trung tâm Khuyến nông làm việc với các địa phương kiểm tra, theo dõi định kỳ, ấn định thời gian thu hoạch, tổ chức thu mua sản phẩm cuối vụ... nên bà con yên tâm sản xuất.

Qua thực tế tại các điểm triển khai mô hình cho thấy, ngoài việc tiết kiệm nguồn nước tưới, mô hình còn là giải pháp hợp lý tránh tình trạng bỏ phí đất sản xuất, canh tác kém hiệu quả. Thông qua mô hình sẽ thay đổi phương thức canh tác, nâng cao trình độ thâm canh, khoa học kỹ thuật, đảm bảo nguồn thu nhập ổn định cho các hộ đồng bào. Đồng thời, mở ra hướng sản xuất nông nghiệp tuần hoàn; tạo đột phá mới trong cơ cấu giống cây trồng, phù hợp với đất đai, khí hậu, mùa vụ; góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong chuỗi sản xuất tại địa phương.

Thời gian tới, tỉnh Quảng Trị sẽ tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, vận động các hộ đồng bào mở rộng diện tích trồng ngô sinh khối để tăng thu nhập.

Việt Hoàng
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc