Lâm Đồng: Nhân rộng mô hình trồng dâu nuôi tằm tại vùng đồng bào dân tộc
Vùng cao đổi mới 13/12/2022 10:49 Theo dõi Congthuong.vn trên
Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi qua phát triển văn hóa, du lịch Ninh Thuận: Phát triển chuỗi liên kết sản xuất trong vùng đồng bào dân tộc |
Trồng dâu nuôi tằm là một hướng sản xuất phù hợp với đa số hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Lâm Đồng. Nhờ nuôi tằm, các hộ đồng bào có thu nhập quanh năm; từ đó có điều kiện để đầu tư những giống cây trồng, vật nuôi dài ngày khác hiệu quả hơn. Đây cũng là nghề có chi phí đầu tư thấp, quay vòng vốn nhanh và tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi ở địa phương. Thêm vào đó, đầu ra của sản phẩm thuận lợi, giá kén ổn định nên diện tích trồng dâu nuôi tằm tại Lâm Đồng ngày càng phát triển.
![]() |
Các hộ đồng bào DTTS đã phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm |
Theo Đề án phát triển bền vững ngành dâu tằm tơ đã được tỉnh Lâm Đồng phê duyệt, đến năm 2023, diện tích trồng dâu tằm trong tỉnh đạt 10.000 ha, sản lượng lá dâu đạt 210.000 tấn, cung cấp đủ giống tằm đảm bảo chất lượng phục vụ nhu cầu sản xuất, nâng sản lượng kén tằm đạt 14.500 tấn và sản lượng tơ tằm đạt 1.900 tấn. Lâm Đồng cũng chú trọng hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, giúp người nông dân yên tâm sản xuất, từng bước nâng cao giá trị sản phẩm tơ tằm của địa phương. Đề án này đang từng bước được triển khai sâu rộng, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho người dân ở các vùng đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo, cải thiện cuộc sống.
Để hỗ trợ người dân từng bước khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm một cách bền vững, bên cạnh việc hỗ trợ về vốn đầu tư cũng như giống cây, kỹ thuật trồng dâu và nuôi tằm, huyện Bảo Lâm chú trọng sản xuất theo chuỗi liên kết. Từ khâu cung cấp giống, chăm sóc và tiêu thụ đều được bảo đảm ổn định để bà con yên tâm mở rộng sản xuất. Hàng năm, Nhà nước đều có chương trình hỗ trợ bà con nông dân về nông cụ nuôi tằm, cây giống, kỹ thuật chăm sóc và phương pháp nuôi mới.
![]() |
Cây dâu tằm được xác định là cây trồng chủ lực giúp đồng bào vươn lên thoát nghèo |
Xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng có hơn 68% dân số là đồng bào DTTS. Với điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp, cây dâu tằm được xác định là loại cây trồng chủ lực của xã Lộc Tân. Thời gian qua, nhiều hộ đồng bào DTTS nơi đây đã phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, tạo đột phá trong phát triển kinh tế tại địa phương. Riêng năm 2021, toàn xã Lộc Tân được hỗ trợ trồng mới 13,5 ha dâu, mỗi sào được Nhà nước hỗ trợ 500.000 đồng là chi phí cho cây giống, phân bón.
Trong thời gian tới, huyện Bảo Lâm tiếp tục tập trung đầu tư phát triển diện tích cây dâu tằm chuyên canh tại các xã: Lộc Tân, Lộc Đức, Lộc Nam, B’Lá, đồng thời, nhân rộng mô hình trồng dâu nuôi tằm tại các xã: Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Lâm.
Hiện nay, Lâm Hà là địa phương có diện tích dâu tằm lớn nhất tỉnh Lâm Đồng với trên 3.620 ha dâu tằm. Diện tích dâu tằm của Lâm Hà ngày được mở rộng, đặc biệt trong các vùng đồng bào DTTS. Điển hình là xã Tân Văn, hầu hết các hộ đồng bào DTTS đã chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng dâu, nuôi tằm cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện nay, hơn một nửa diện tích trồng lúa ở Tân Văn đã được đồng bào DTTS chuyển đổi sang trồng dâu nuôi tằm. Dâu đã trở thành cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương.
Giá kén tằm luôn ở mức cao đã khuyến khích các nông hộ trên địa bàn huyện Lâm Hà mở rộng diện tích trồng dâu để nuôi tằm nhiều hơn. Theo số liệu thống kê của huyện Lâm Hà, năm 2022, nông dân huyện Lâm Hà đã trồng mới trên 170 ha dâu cao sản, đạt năng suất 40 tấn lá/1ha/1 năm. Mục tiêu của Lâm Hà là tăng cường chuyển giao, hỗ trợ nông dân ứng dụng các giống dâu cao sản, tằm lai cũng như các kỹ thuật chăm sóc hiện đại vào sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng kén tằm gắn với chế biến, tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị kén tằm địa phương.
Với hiệu quả mang lại từ mô hình trồng dâu nuôi tằm, Lâm Đồng đang từng bước tái cơ cấu cây trồng ngày một hiệu quả, nhiều hộ đồng bào DTTS đã vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi: Câu chuyện từ trà Shanam

Vẫn còn hơn 3,3 triệu ha rừng và đất rừng chưa có chủ

Đa dạng đầu ra cho nông sản Cao Bằng

Mù Cang Chải: Đưa du lịch thành ngành mũi nhọn tạo bứt phá phát triển kinh tế

Bình Phước: Quyết tâm xóa đói giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Tin cùng chuyên mục

Hiệp hội Thương mại điện tử hiến kế đưa nông sản miền núi, dân tộc lên sàn thương mại điện tử

“Đi cùng nhau” để phát triển ngành hàng sầu riêng

Đắk Lắk sắp có nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu hơn 476 tỷ đồng

Đưa nông sản miền núi lên sàn thương mại điện tử: Kinh nghiệm từ trái vải thiều Bắc Giang

Chung tay san sẻ khó khăn cùng phụ nữ dân tộc thiểu số

Bài 2: Xóa nghèo từ cây dược liệu

Bài 1: Trồng dược liệu quý giúp đồng bào phát triển kinh tế

Nghệ An: Chuyển đổi thành công mô hình cây trồng trong hành lang lưới điện

STEMkidVN nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục STEM cho học sinh vùng cao

Đảng bộ Công ty Điện lực Kon Tum khẳng định vai trò, hiệu quả lãnh đạo

Tu Mơ Rông (Kon Tum): Sắp diễn ra hội chợ sâm Ngọc Linh lần thứ 2

Miền “quốc bảo” sâm Ngọc Linh - nơi đất rừng mời gọi

Tươi mới sức xuân Bảo Thắng

Lào Cai: Điện về bừng sáng bản xa

Huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai: Xuân biên giới ấm tình dân, nghĩa Đảng

Năm 2022: Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thu 304 tỷ đồng từ sản phẩm quế

Cao Bằng: Triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc

Quảng Trị: Đồng bào dân tộc liên kết trồng ngô sinh khối

Xây dựng câu lạc bộ văn hóa dân gian vùng đồng bào dân tộc thiểu số
