Quảng Bình: Nhiều hồ đập hư hỏng, chưa đảm bảo an toàn mùa mưa bão 2022

Hiện tại các hồ, đập chứa nước do địa phương quản lý không đáp ứng được quy định gây nguy cơ mất an toàn cao trước mùa mưa bão 2022.

Nhiều hồ, đập chưa đủ tiêu chuẩn an toàn

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) tỉnh Quảng Bình, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 153 hồ chứa, 193 đập dâng thủy lợi và 32 đập dâng

UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã thành lập Hội đồng Tư vấn đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh nhằm đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, đồng thời phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước tổ chức kiểm tra công tác đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trước mùa mưa bão năm 2022 trên địa bàn tỉnh.

Quảng Bình: Nhiều hồ đập hư hỏng, chưa đảm bảo an toàn mùa mưa bão 2022
Hồ chứa nước thuỷ lợi Rào Nan trong quá trình xây dựng sửa chữa (ảnh: Bùi Thành)

Qua kiểm tra 153 hồ chứa, đập trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 49 hồ chứa không tích nước do bị hư hỏng và có nguy cơ sự cố mất an toàn cao và hồ chứa hư hỏng phải tích nước hạn chế trong đó có hồ Dạ Lam (xã Thái Thủy, huyện Lệ Thủy).

Đồng thời, các hạng mục công trình bị hư hỏng: đối với đập có 30 cái bị thấm nước, 26 cái bị biến dạng mái đập, 03 cái bị nứt thân đập; đối với tràn xả lũ có 21 cái nứt và hư hỏng, trong đó hư hỏng nặng 6 cái hư hỏng nặng. Số lượng tràn được đánh giá thiếu khả năng xả lũ là 5 cái; đối với hạng mục cống lấy nước, hư hỏng thân cóng là 26 cái, hư hỏng cửa van là 9 cái.

Theo đánh giá, hiện tại các hồ chứa được Dự án WB8 đầu tư sửa chữa, nâng cấp và công trình Đập dâng Rào Nan do Trung ương hỗ trợ đã được Ban quản lý Dự án ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Bình triển khai đầu tư xây dựng; một số đập, hồ chứa được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn khác đang thực hiện đảm bảo yêu cầu, tiến độ vượt lũ, không có nguy cơ mất an toàn hồ chứa trong mùa mưa lũ năm 2022.

Ông Trần Hồng Quảng -Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Quảng Bình cho hay, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (Công ty) quản lý 32 hồ chứa vừa và lớn, 04 đập dâng. Thời gian qua, Công ty đã thực hiện công tác quản lý an toàn đập các hồ chứa do đơn vị quản lý như: tổ chức lập quy trình vận hành hồ chứa, phương án bảo vệ đập, phương án ứng phó thiên tai, ứng phó với tình huống khẩn cấp, xây dựng bản đồ ngập lụt, đăng ký an toàn đập, báo cáo hiện trạng an toàn đập và kiểm định an toàn đập.

Còn nhiều bất cập trong quản lý hồ đập

Theo đại diện Sở NN và PTNT tỉnh Quảng Bình, hiện tại, UBND cấp huyện giao cho UBND cấp xã và các Tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý khai thác 121 hồ chứa và 189 đập dâng. Các hồ, đập do địa phương quản lý chưa được các cấp chính quyền bàn giao cho các tổ chức quản lý đích thực, các hồ đập không có hồ sơ lưu trữ, thiếu các thông số về hồ chứa, hơn nữa cán bộ quản lý hồ không có trình độ chuyên môn nên những nội dung quy định của Nghị định 114/2018/NĐ-CP thực hiện không đầy đủ.

Đồng thời, tình hình thực hiện các quy định về quản lý an toàn đập đến hiện tại chỉ có Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi quản lý thực hiện cơ bản đầy đủ theo quy định (32/32 hồ chứa). Do điều kiện nguồn vốn khó khăn, các chủ đập chủ yếu tập trung lập quy trình vận hành cho các hồ chứa lớn có tràn xả sâu. Toàn tỉnh có 07 hồ có cửa van, trong đó 06/07 hồ đã có quy trình vận hành được UBND tỉnh phê duyệt.

Quy trình vận cửa van của 05/07 hồ chứa có cửa van được lồng ghép vào Quy trình vận hành hồ chứa mà không xây dựng Quy trình riêng. Các công trình do địa phương quản lý chưa được thực hiện theo quy định. Hiện nay mới có 31/153 hồ chứa có hồ sơ lưu trữ. Đối với công tác kiểm định an toàn đập mới có 12/153 hồ chứa thực hiện, còn lại chưa thực hiện kiểm định an toàn đập.

Quảng Bình: Nhiều hồ đập hư hỏng, chưa đảm bảo an toàn mùa mưa bão 2022
Công trình thủy lợi Vực Tròn huyện Quảng Trạch (Quảng Bình)

Theo ông Trần Hoài Nam- Phó Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Quảng Bình, hiện nay cơ sở vật chất, trang thiết bị quản lý, quan trắc, thông tin liên lạc, vật tư, vật liệu tại chỗ chuẩn bị cho việc ứng cứu công trình của các hồ chứa địa phương quản lý không có, hoàn toàn không đáp ứng được yêu cầu về công tác quản lý, vận hành.

"Ngoài ra, một số địa phương, đơn vị, tổ chức lập các dự án đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa nâng cấp các công trình hồ, đập nhỏ thường do các phòng, ban hoặc UBND xã làm chủ đầu tư là những đơn vị không đủ năng lực chuyên ngành trong quản lý đầu tư xây dựng công trình thủy lợi; các tổ chức tư vấn lập dự án, thiết kế bản vẽ thi công do các chủ đầu tư thuê không đáp ứng về chất lượng dẫn đến các công trình được đầu tư xây dựng chưa đảm bảo kỹ thuật, chất lượng cũng như hiệu quả đầu tư chưa cao"- ông Nam chia sẻ.

Cũng theo ông Nam, có những công trình không cần tập trung vốn quá lớn để nâng cấp cùng lúc nhiều hạng mục một công trình trong đó bao gồm cả những hạng mục vẫn đang đảm bảo ổn định, chưa cấp thiết.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác là kinh phí bố trí cho bảo trì, duy tu sửa chữa thường xuyên các công trình thủy lợi còn nhiều hạn chế đặc biệt các công trình do địa phương quản lý, nên công trình nhanh bị hư hỏng, xuống cấp; Công tác cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ hồ đập nói riêng, các công trình thủy lợi nói chung chưa được thực hiện nên việc vi phạm, lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình là khó tránh khỏi, nhất là các hồ, đập.

Hiện nay, phần lớn số lượng hồ đập trên địa bàn tỉnh là có quy mô nhỏ và rất nhỏ, do các xã, hợp tác xã quản lý. Nguồn thu thủy lợi phí từ các công trình này không đáng kể trong khi theo quy định tất cả các hồ đều phải thực hiện quản lý an toàn đập gồm những công tác đòi hỏi chi phí lớn như kiểm định, cắm mốc chỉ giới bảo vệ đập, lập quy trình vận hành, vì vậy gây nhiều khó khăn cho các chủ đập và cơ quan quản lý.

Sở NN và PTNT cũng đã có kiến nghị, đề nghị các địa phương chỉ đạo thành lập, củng cố, kiện toàn, sắp xếp và đổi mới quy mô hoạt động của các tổ chức thủy lợi cơ sở, liên hiệp tổ chức thủy lợi cơ sở trên địa bàn đảm bảo đủ điều kiện, năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi theo Luật Thủy lợi và các quy định pháp luật khác có liên quan. Yêu cầu, các địa phương thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình, xử lý kịp thời các hư hỏng phát sinh; bố trí các điều kiện cần thiết để thực hiện các phương án ứng phó thiên tai (nhân lực, vật tư, phương tiện,..) sẵn sàng ứng phó kịp thời với các tình huống mưa, lũ bất thường (trong cả mùa lũ và mùa kiệt) bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du.

Sở NN và PTNT tỉnh Quảng Bình cũng đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình bố trí kinh phí sửa chữa khẩn cấp các công trình hư hỏng, xuống cấp theo thứ tự ưu tiên. Chỉ đạo các đơn vị liên quan khi thực hiện đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa công trình hồ chứa, đập dâng...thực hiện theo thứ tự ưu tiên, mức độ cấp bách như kiến nghị, đánh giá của Hội đồng.

Thành Long
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Quảng Bình

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vĩnh Phúc: Đảm bảo điện cho người dân cổ vũ bóng đá

Vĩnh Phúc: Đảm bảo điện cho người dân cổ vũ bóng đá

UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao Công ty Điện lực Vĩnh Phúc đảm bảo điện chiếu sáng tại các tuyến đường, đảm bảo điện phục vụ tốt nhất cho người dân cổ vũ bóng đá.
TP. Hồ Chí Minh: Đô thị toàn cầu, văn minh, hiện đại

TP. Hồ Chí Minh: Đô thị toàn cầu, văn minh, hiện đại

TP. Hồ Chí Minh hướng đến là đô thị toàn cầu, văn minh, hiện đại; tốc độ tăng trưởng kinh tế và GRDP bình quân đầu người thuộc nhóm đứng đầu cả nước.
Năm 2024, Đồng Nai thu hút 1,45 tỷ USD vốn FDI

Năm 2024, Đồng Nai thu hút 1,45 tỷ USD vốn FDI

Trong năm 2024, tỉnh Đồng Nai thu hút 1,45 tỷ USD vốn FDI (tăng 37%) và khoảng 138.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước, tăng gấp 21 lần vốn đăng ký so cùng kỳ.
Bắc Giang: Công nhận 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Bắc Giang: Công nhận 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

UBND tỉnh Bắc Giang công nhận 3 xã Trung Sơn, Nghĩa Trung, Minh Đức (TX.Việt Yên) đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu về giáo dục.
Lào Cai: Ưu tiên nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Lào Cai: Ưu tiên nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai chỉ đạo, trong năm 2025, tỉnh Lào Cai sẽ ưu tiên tối đa nguồn lực hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát…

Tin cùng chuyên mục

Quảng Bình: Tăng cường quản lý giá dịp Tết Nguyên đán

Quảng Bình: Tăng cường quản lý giá dịp Tết Nguyên đán

UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan và các địa phương tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán.
Lai Châu: Nhiều hoạt động, công trình mang đậm dấu ấn thanh niên

Lai Châu: Nhiều hoạt động, công trình mang đậm dấu ấn thanh niên

Năm 2024, công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Lai Châu đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhiều hoạt động, công trình mang đậm dấu ấn thanh niên.
Kế hoạch sắp xếp tinh gọn bộ máy TP. Đà Nẵng

Kế hoạch sắp xếp tinh gọn bộ máy TP. Đà Nẵng

TP. Đà Nẵng đã chính thức ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy cơ quan, đơn vị.
Sáng ngày 2/1, tỉnh Bắc Ninh công bố công tác cán bộ

Sáng ngày 2/1, tỉnh Bắc Ninh công bố công tác cán bộ

Ông Nguyễn Đức Lợi - Phó Bí thư Thường trực Thị ủy Quế Võ - được bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Bắc Ninh, kể từ ngày 2/1.
TP. Cần Thơ: Chợ hoa Xuân 2025 có gì hấp dẫn?

TP. Cần Thơ: Chợ hoa Xuân 2025 có gì hấp dẫn?

TP. Cần Thơ tổ chức Chợ hoa Xuân 2025 với nhiều hoạt động phục vụ đáp ứng nhu cầu mua sắm, tham quan và giải trí của người dân và du khách.
Phương án tổng thể sắp xếp, tinh gọn bộ máy tỉnh Lào Cai

Phương án tổng thể sắp xếp, tinh gọn bộ máy tỉnh Lào Cai

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai ban hành Kết luận về phương án tổng thể sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Lào Cai.
Tuyên Quang: Nỗ lực vượt khó, duy trì tăng trưởng kinh tế

Tuyên Quang: Nỗ lực vượt khó, duy trì tăng trưởng kinh tế

Theo báo cáo của Sở Công Thương Tuyên Quang, giá trị sản xuất công nghiệp trong năm 2024 đạt 23.730 tỷ đồng, tăng 16% so với thực hiện năm 2023.
Bình Thuận có 89 dự án đầu tư trong khu công nghiệp

Bình Thuận có 89 dự án đầu tư trong khu công nghiệp

Tính đến hết năm 2024, các khu công nghiệp tại tỉnh Bình Thuận thu hút được 89 dự án đầu tư thứ cấp, trong đó 63 dự án trong nước, 26 dự án đầu tư nước ngoài.
TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường kiểm tra hàng hóa phục vụ Tết

TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường kiểm tra hàng hóa phục vụ Tết

Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Nhập Đảng bộ huyện Đông Sơn vào Đảng bộ TP. Thanh Hóa

Nhập Đảng bộ huyện Đông Sơn vào Đảng bộ TP. Thanh Hóa

Tỉnh ủy Thanh Hóa đã công bố quyết định về việc thành lập Đảng bộ TP. Thanh Hóa trên cơ sở nhập Đảng bộ huyện Đông Sơn vào Đảng bộ TP. Thanh Hóa.
Hơn 2.000 người tham gia Lễ Chào cờ tại quảng trường tỉnh Lai Châu

Hơn 2.000 người tham gia Lễ Chào cờ tại quảng trường tỉnh Lai Châu

Tại Quảng trường Nhân dân tỉnh Lai Châu diễn ra Lễ Chào cờ chào năm mới 2025 với sự tham gia của trên 2.000 người.
Các tỉnh miền Tây rộn ràng chào năm mới 2025

Các tỉnh miền Tây rộn ràng chào năm mới 2025

Hàng nghìn người dân các tỉnh miền Tây ở Cần Thơ và Bạc Liêu đã đổ về các địa điểm tổ chức sự kiện để cùng nhau đón chào năm mới 2025 trong không khí náo nhiệt.
Vĩnh Phúc: Thông xe cầu vượt vốn đầu tư 488 tỷ đồng

Vĩnh Phúc: Thông xe cầu vượt vốn đầu tư 488 tỷ đồng

Sáng 1/1/2025, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức thông xe công trình cầu vượt đường sắt trên đường Nguyễn Tất Thành, phường Định Trung, thành phố Vĩnh Yên.
Tổ chức Lễ Chào cờ tại Cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng

Tổ chức Lễ Chào cờ tại Cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng

Sáng nay (1/1/2025), tại khu vực Quốc môn Cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Ma Lù Thàng đã tổ chức nghi lễ Chào cờ chào năm mới 2025.
Quảng Ninh: Rực rỡ pháo hoa chào năm mới 2025

Quảng Ninh: Rực rỡ pháo hoa chào năm mới 2025

Tối 31/12, tại Quảng trường 30/10, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức chương trình nghệ thuật chào năm mới 2025.
Hải Phòng chào năm mới 2025, công bố biểu tượng thành phố

Hải Phòng chào năm mới 2025, công bố biểu tượng thành phố

Tối 31/12, tại quảng trường Nhà hát TP. Hải Phòng diễn ra chương trình nghệ thuật “Hải Phòng chào năm mới 2025 - Lễ trao giải, công bố biểu tượng thành phố.
Hải Phòng đẩy mạnh kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại

Hải Phòng đẩy mạnh kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại

Năm 2025, TP. Hải Phòng tiếp tục triển khai các hoạt động kết nối cung cầu và xúc tiến thương mại thị trường trong nước; bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tăng 12,5%.
Hà Nội công bố 10 sự kiện, vấn đề nổi bật 2024

Hà Nội công bố 10 sự kiện, vấn đề nổi bật 2024

Chiều 31/12, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội công bố 10 sự kiện, vấn để nổi bật của Thủ đô năm 2024.
Hà Nội: Huyện Hoài Đức đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội: Huyện Hoài Đức đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Huyện Hoài Đức, Hà Nội được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Dự kiến năm 2025, Hoài Đức sẽ có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Lai Châu: Phát động phong trào thi đua năm 2025

Lai Châu: Phát động phong trào thi đua năm 2025

UBND tỉnh Lai Châu ban hành chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh 2025
Mobile VerionPhiên bản di động