Quảng Bình: Còn nhiều khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng

Quảng Bình đứng thứ 2 cả nước về diện tích rừng tự nhiên được bảo vệ tốt. Tuy nhiên những năm gần đây lực lượng bảo vệ rừng đang bị thiếu hụt nghiêm trọng.

Rừng tự nhiên rộng lớn nhất ở Việt Nam

Chúng tôi tới với Ban Quản lý (BQL) Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong những ngày giữa tháng 5, đây là nơi quản lý diện tích rừng lớn tại tỉnh Quảng Bình. Theo đó, Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu-Khe Nước Trong nằm về phía Tây-Nam huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, giáp với biên giới Việt-Lào và khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị. Khu vực này chủ yếu là rừng nhiệt đới thường xanh nằm trong vùng sinh thái rừng tự nhiên rộng lớn khoảng 500.000 ha, có tài nguyên rừng phong phú.

Ông Bạch Thanh Hải – Giám đốc Khu Dự trữ thiên nhiên Động Châu – Khe Nước Trong cho hay, đây là một trong những khu vực có diện tích rừng tự nhiên liên tục rộng lớn nhất ở Việt Nam và chỉ còn thấy tồn tại ở một số khu vực dọc biên giới Việt-Lào. Đặc biệt khu vực này còn bảo tồn được một diện tích lớn kiểu rừng nhiệt đới thường xanh còn tính chất nguyên sinh trên vùng đất thấp; kiểu rừng này đã trở nên rất hiếm ở Việt Nam do bị tác động mạnh và đã bị thu hẹp ở các vùng khác và là một trong những khu vực có giá trị cao về đa dạng sinh học của dãy Trường Sơn, được nhiều tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên đánh giá cao.

Quảng Bình: Còn nhiều khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng
Một cây lớn nằm trong khu vực Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu – Khe Nước Trong (ảnh Thành Long)

Tại khu rừng nhiệt đới nguyên sinh, theo số liệu điều tra bước đầu đã thống kê thống kê được 1.030 loài, trong 599 chi, thuộc 144 họ trong 5 ngành thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 36 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam. So với các khu vực bảo tồn và vườn quốc gia khác ở Việt Nam thì độ phong phú của các loài động vật ở Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu – Khe Nước Trong còn rất cao.

Ông Bạch Thanh Hải cho hay, đơn vị có chức năng giúp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện trách nhiệm quản lý, bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng; bảo tồn thiên nhiên, phát huy giá trị đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, mẫu chuẩn hệ sinh thái, giá trị văn hóa, lịch sử; nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, cứu hộ và phát triển sinh vật; giáo dục nâng cao nhận thức môi trường và cung ứng dịch vụ môi trường rừng; phát triển du lịch sinh thái theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi được giao quản lý.

Theo đại diện Ban Quản lý rừng phòng hộ Động Châu, với tổng diện tích 22.128,06 ha thuộc 26 tiểu khu có tổng chiều dài trên 60 km với địa hình đồi núi hiểm trở và phức tạp, do đó khu vực này được bố trí 05 trạm bảo vệ rừng và 06 tổ, chốt nằm sâu trong rừng bảo vệ rừng tại góc, với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng là 23 người, như vậy bình quân mỗi trạm, tổ, chốt bình quân 02 người. Lực lượng bảo vệ rừng tại khu vực này rất vất vả, hầu hết thời gian trực, tuần tra ở trong rừng, thời gian nghĩ hầu như không có, bình quân mỗi người được nghĩ 4 ngày/ tháng.

Chính vì lý do đó, công tác bảo vệ rừng ở đây còn rất vất vả, điều kiện giao thông hiểm trở, thông tin liên lạc hạn chế, lực lượng mỏng, bà con dân bản còn chưa hiểu hết tầm quan trọng của rừng nên hay khai thác gỗ chính là những điểm mấu chốt trong công tác quản lý bảo vệ rừng nơi đây.

Khó khăn trong công tác bảo vệ rừng

Chia sẻ về những nỗi vất vả, anh Phạm Văn Hòa nhân viên bảo vệ rừng Khu Dự trữ thiên nhiên Động Châu – Khe Nước cho biết, anh cùng các đồng nghiệp được phân công quản lý gần 22.000ha rừng. Hàng ngày để bám rừng, anh cùng đồng nghiệp phải thường xuyên di chuyển gần 30km đường rừng để tuần tra, trong địa phận được giao phụ trách, lực lượng bảo vệ rừng đếm từng cái cây ngọn cỏ đảm bảo sự phát triển cho cánh rừng nguyên sinh giữa đại ngàn Trường Sơn.

Vừa nhâm nhi li trà chiều bên "chốt Ngôi Mộ", anh Hòa bộc bạch, nhiều người bỏ việc đã để lại áp lực rất lớn cho những người ở lại. Trong năm vừa rồi có 2,3 đồng chí vì đồng lương quá thấp nghỉ việc để làm việc khác thu nhập ổn định hơn, từ chỗ đang thiếu nay chúng tôi thành yếu hẳn về nguồn nhân lực.

Cùng chung nỗi khó khăn, anh Vương Ngọc Thuyết– Trạm trưởng trạm Bảo vệ rừng Cầu Khỉ, Khu Dự trữ thiên nhiên Động Châu – Khe Nước Trong cho hay, lực lượng như vậy khi có sự việc xảy ra thì điện cho công an, biên phòng, kiểm lâm hoặc là điện lực lượng cơ động của cơ quan lên đến nơi thì rất mất thời gian vì địa hình nằm sâu giữa rừng.

"Đến thời điểm hiện tại dù đã gần tháng thứ năm của năm 2022, tuy nhiên anh em bảo vệ rừng vẫn chưa nhận được tiền lương từ đơn vị, ai nấy cũng mong ngóng lương về để gửi cho gia đình, phần nào anh em còn yên tâm công tác"- anh Thuyết cho hay

Quảng Bình: Còn nhiều khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng
Lực lượng bảo vệ rừng tuần tra kiểm soát với lực lượng mỏng, mỗi tổ chỉ có 2 người (ảnh: Thành Long)

“Lương chậm do đó ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của nhiều nhân viên bảo vệ rừng, đã khó khăn lại càng khó khăn thêm. Để có thể đảm bảo một phần cuộc sống nhiều tổ, chốt phải tăng gia, sản xuất giữa rừng như trồng rau, bắt cá, tôm tại các suối gần đó. Rồi thuốc men, phòng đau ốm lúc giữa rừng nhiều thứ khác phải cần mua sắm cá nhân để tiếp tục hoàn thành công việc được giao”- anh Thuyết bộc bạch.

Chia sẻ với PV Báo Công Thương, ông Bạch Thanh Hải cho biết, nguồn kinh phí thường cấp từ trung ương về rất là chậm, có năm thì chậm có khi 3 tháng, 6 tháng có giai đoạn đến cả năm. Trong năm những năm qua, với sự yêu ngành, yêu nghề và tâm huyết của lực lượng này đã thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ rừng, động vật rừng, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp mang tính tạm thời trước mắt, về lâu dài cần có giải pháp để bỗ sung lực lượng đảm bảo theo quy định để thực hiện mang tính bền vững trong việc bảo vệ phát triển rừng, bảo vệ đa dạng sinh học khu rừng đặc dụng này là nhiệm vụ trọng tâm của Khu dự trữ thiên nhiên.

Quảng Bình: Còn nhiều khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng
Một chốt nhỏ, sơ sài của lực lượng bảo vệ rừng nằm giữa rừng khu vực giáp biên giới Lào (ảnh Thành Long)

Chia sẻ về những nổi vất vả của lực lượng làm công tác bảo vệ rừng ông Đặng Minh Hùng– Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình cho biết, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách bị áp lực về diện tích, tiền lương đôi lúc trả chậm và lương thì thấp, bình quân từ 4,5 – 5 triệu, do đó ảnh hưởng tới tâm lý cũng như nhiệt tình trong công tác bảo vệ rừng.

Từ đầu năm đến nay đã có gần 30 nhân viên bảo vệ rừng bỏ việc, kiểm lâm địa bàn còn thiếu khoảng gần 20 chỉ tiêu. Dù đã triển khai nhiều biện pháp, giải pháp nhưng lao động giữ rừng vẫn “thiếu trước hụt sau”. Nếu không kịp thời điều chỉnh cơ chế chính sách để phù hợp với nhu cầu thực tế thì vấn đề nhân lực giữ rừng vẫn là một câu chuyện dài chưa có hồi kết không chỉ riêng tại Quảng Bình.

Thành Long
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Quảng Bình

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Mưa lớn kéo dài, nước sông Trà Câu dâng cao, gây ngập lụt diện rộng tại thị xã Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi), nhiều hộ dân phải di dời khẩn cấp đến nơi an toàn.
Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Mưa lớn nhiều khiến đất đá từ taluy dương phía sau tràn xuống làm sập một mảng tường lớn tại điểm trưởng Răng Chuỗi (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam).
Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long, viên ngọc quý của Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế một trong những di sản thiên nhiên thế giới kỳ vĩ cùng với giá trị về văn hóa, lịch sử
Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Thời gian qua, các doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Sở Công Thương Bình Định đã định hướng giải pháp trong thời gian tới sẽ thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu, có giá trị cao.

Tin cùng chuyên mục

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Chính quyền địa phương đang tích cực hoàn tất các hạng mục khu tái định cư giai đoạn 4 để bố trí cho các hộ còn lại tại dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch.
Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Những năm qua, công tác quản lý tài nguyên than, khoáng sản luôn được tỉnh Quảng Ninh quan tâm, chú trọng.
Chuyển đổi số tạo

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Ngành du lịch Quảng Ninh xác định chuyển đổi số là giải pháp, hướng đi tất yếu giúp du lịch tăng tốc bứt phá và phát triển bền vững.
Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Theo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ước tăng trưởng GRDP của địa phương năm 2024 đạt 7,5-7,8% so với năm 2023, cao hơn tốc độ tăng bình quân của cả nước ước đạt 6,8-7%.
Quảng Ninh: Ngành du lịch

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Còn hơn một tháng nữa là năm 2024 khép lại, Quảng Ninh đang dồn lực để hoàn thành mục tiêu đón 19 triệu lượt khách, trong đó có 3,5 triệu lượt khách quốc tế.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Tối ngày 23/11, đã diễn ra chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng cùng phối hợp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà.
Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tích cực, chủ động thực hiện nhiều giải pháp cụ thể nhằm tiết kiệm sản lượng điện trong sản xuất, kinh doanh.
Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, qua đó, chung tay cùng cả nước gỡ "thẻ vàng" IUU.
Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Sở Công Thương Bắc Giang đề nghị tăng cường kiểm tra, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu vào những tháng cuối năm.
Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Thời gian qua, việc triển khai các dự án nhà ở xã hội được tỉnh Quảng Ninh xác định là nhiệm vụ quan trọng.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu yêu cầu các chủ đầu tư, sở, ngành địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong công tác giải ngân vốn đầu tư công để hoàn thành kế hoạch đề ra.
‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Với quyết tâm đạt mục tiêu 19 triệu lượt khách trong năm, ngành du lịch Quảng Ninh đang dồn toàn lực để tạo nên một mùa du lịch bùng nổ.
Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất 39,4 ha làm vật liệu san lấp tại huyện Như Thanh.
Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã tổ chức Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa năm 2024 tại tỉnh Thanh Hóa.
Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Không chỉ là nhiệm vụ, chuyển đổi xanh còn là cơ hội để tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng hình ảnh một địa phương hiện đại, bền vững.
Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Ngày 24/12 sẽ diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024 – Techfest Cantho 2024 với chủ đề “Khởi nghiệp Tây Đô – Hành trình khát vọng”.
Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Sáng 23/11, tại TP. Đà Nẵng, UBND thành phố tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Biến những khoảng tường trống thành vườn dâu tây xanh tốt, chàng kỹ sư công nghệ thông tin ở Gia Lai truyền cảm hứng cho nhiều người bởi cách làm mới lạ.
Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Với 357 dự án, tổng vốn đầu tư gần 5,98 tỷ USD, hiện Nhật Bản đứng thứ 2 trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động