Quản lý thị trường Hòa Bình: Nỗ lực đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh

Cục Quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực, quyết liệt trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của các tổ chức, cá nhân.
Cục Quản lý thị trường Hòa Bình: Bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và người tiêu dùng Quản lý thị trường Hoà Bình phát huy vai trò, kiểm soát tốt thị trường

Xử phạt vi phạm hành chính hơn 1,2 tỷ đồng

Là “cửa ngõ” phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, tỉnh Hòa Bình có hệ thống giao thông đường thuỷ, giao thông đường bộ khá dày đặc, trong đó nổi bật nhất là tuyến Quốc lộ 6 nối Hà Nội, Hòa Bình với Sơn La và các tỉnh biên giới phía Bắc.

Văn phòng thường trực BCĐ389 Quốc gia làm việc với BCĐ389 tỉnh Hòa Bình
Văn phòng thường trực BCĐ389 Quốc gia làm việc với BCĐ389 tỉnh Hòa Bình

Dù không phải là địa bàn trọng điểm về sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, tuy nhiên với đặc điểm trên khiến Hòa Bình cũng tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các hoạt động gian lận thương mại, buôn bán, vận chuyển hàng giả nếu không được kiểm soát tốt.

Thực tế cho thấy, tình trạng buôn bán, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp, gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính.

Trước tình hình đó, trong 8 tháng đầu năm 2024, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình đã chủ động, quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, chuyên đề của Chính phủ, Thủ tướng Chính Phủ, Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Tổng cục Quản lý thị trường, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Nhờ đó, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Hòa Bình không phát sinh điểm nóng; kịp thời phát hiện, xử lý nhiều vụ việc góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bình ổn thị trường, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình cho biết, lực lượng đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo điều hành, xây dựng lực lượng quản lý thị trường chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tăng cường phối hợp các đoàn liên ngành của các sở, ngành, huyện, thị, thành phố kiểm tra về an toàn thực phẩm và các mặt hàng khác nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi gian lận trong đo lường chất lượng, đóng gói, tăng giá bất hợp lý để thu lợi bất chính; thực hiện có hiệu quả kế hoạch đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, xâm phạm sở hữu trí tuệ.

Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường và Lãnh đạo Sở Công Thương  nắm bắt tình nguồn cung hàng thực phẩm
Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường và Lãnh đạo Sở Công Thương nắm bắt tình nguồn cung hàng thực phẩm

Kết quả, trong 8 tháng đầu năm, các Đội Quản lý thị trường trực thuộc Cục đã triển khai công tác, kiểm tra tổng cộng 805 vụ việc, xác định 219 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính tổng cộng hơn 1.245.675.000 đồng, đạt trên 62,28% so với kế hoạch định hướng năm 2024. Trị giá hàng hoá tịch thu trên 2 tỷ đồng.

Đặc biệt, trong vai trò là cơ quan thường trực giúp việc của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Cục Quản lý thị trường đã làm tốt công tác tham mưu, đề xuất UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Hòa Bình chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường phối hợp chặt chẽ trong công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại trên địa bàn; góp phần tích cực bảo đảm cung ứng đầy đủ các nguồn hàng lưu thông đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, phục vụ nhu cầu tiêu dùng người dân.

Bên cạnh công tác kiểm tra, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình cũng tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh và ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng.

Việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ mang lại lợi ích tiêu dùng mà còn thúc đẩy xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, tạo động lực quan trọng cho nền kinh tế phát triển ổn định. Nhằm đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất chân chính trên địa bàn tỉnh, Cục Quản lý thị trường và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Hòa Bình đã ký kết chương trình phối hợp công tác. Đồng thời, chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường trên địa bàn toàn tỉnh tích cực phối hợp với Hội và tham gia vào Ban chấp hành Hội với vai trò là Chi Hội trưởng tại các huyện, thành phố.

Bên cạnh đó, tích cực tuyên truyền, phổ biến đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nhân dân vùng cao, vùng xa về Quyền của người tiêu dùng đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn, nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về phương pháp nhận biết, lựa chọn, mua sắm hàng hóa và các dịch vụ; Phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật luật về quyền của người tiêu dùng đến mọi tầng lớp nhân dân.

Hằng năm, các đơn vị thuộc Cục đã phối hợp với Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh, các Phòng Kinh tế và Phòng kinh tế - Hạ tầng các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền, phát tờ rơi, tờ gấp, tài liệu hướng dẫn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các chợ truyền thống, nhằm tuyên truyền các quy định của pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ cho người tiêu dùng trên địa bàn các huyện, thành phố trong tỉnh.

Tăng cường kiểm soát thị trường

Cùng với sự phát triển của công nghệ, kinh doanh và mua sắm trên môi trường trực tuyến đang trở thành một phần tất yếu của đời sống xã hội tại Việt Nam nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng, xu hướng kinh doanh qua các trang mạng xã hội, qua ứng dụng di động, các mô hình bán lẻ đa kênh đang dần chiếm ưu thế trong thương mại điện tử và có lợi thế hơn so với thương mại truyền thống. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tạo ra sự thay đổi sâu sắc về mặt tổ chức của các chuỗi giá trị toàn cầu, dẫn đến những phương thức tổ chức và hoạt động mới của nền kinh tế mà thuật ngữ chuyên môn gọi là “kinh tế số”.

Xác định từ nay đến cuối năm và thời điểm Tết Nguyên Đán là thời điểm nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao, dự kiến sẽ là khoảng thời gian tình hình buôn lậu có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn, phương thức tinh vi. Vì mục tiêu lợi nhuận mà các tổ chức, cá nhân bằng mọi thủ đoạn nhằm “qua mắt” kiểm soát của lực lượng chức năng nói chung, lực lượng Quản lý thị trường nói riêng để trục lợi đưa hàng giả, hàng kém chất lượng cũng như các hành vi gian lận thương mại khác vào sâu thị trường nội địa để tiêu thụ. Cùng đó, cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng vì lợi nhuận mà có thể bất chấp mọi thủ đoạn để đưa ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ảnh hưởng tới quyền lợi và sức khoẻ người tiêu dùng.

Nhận thức được vai trò, nhiệm vụ của lực lượng Quản lý thị trường trong thời kỳ mới, xác định công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Trong thời gian tới Cục Quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình tiếp tục thực hiện tốt vai trò Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, tiếp tục chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường trong toàn tỉnh chủ trì phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát theo chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, bảo đảm hoạt động thương mại điện tử hoạt động song hành cùng phương thức kinh doanh truyền thống được minh bạch, lành mạnh, bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng; thúc đẩy phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Thanh Huyền
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hòa Bình

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Năm 2024, Quản lý thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu phát hiện 663 vụ vi phạm

Năm 2024, Quản lý thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu phát hiện 663 vụ vi phạm

Trong năm 2024, Cục Quản lý thị trường Bà Rịa – Vũng Tàu đã kiểm tra 1.183 vụ, qua đó phát hiện 663 vụ vi phạm, tổng số tiền xử phạt là hơn 8,5 tỷ đồng.
Lạng Sơn: Tạm giữ hàng nghìn sản phẩm thực phẩm nhập lậu đang lưu thông tại huyện Cao Lộc

Lạng Sơn: Tạm giữ hàng nghìn sản phẩm thực phẩm nhập lậu đang lưu thông tại huyện Cao Lộc

Quản lý thị trường Lạng Sơn phát hiện và tạm giữ hàng nghìn sản phẩm thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ đang lưu thông trên địa bàn huyện Cao Lộc.
Năm 2024, Quản lý thị trường TP. Cần Thơ phát hiện 578 vụ vi phạm

Năm 2024, Quản lý thị trường TP. Cần Thơ phát hiện 578 vụ vi phạm

Trong năm 2024, Cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ đã kiểm tra 707 vụ, phát hiện 578 vụ vi phạm, xử lý 559 vụ, thu nộp ngân sách hơn 7 tỷ đồng.
Bắc Giang: Liên tiếp phát hiện vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

Bắc Giang: Liên tiếp phát hiện vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

Chỉ trong ít ngày, riêng Đội Quản lý thị trường số 3 (tỉnh Bắc Giang) đã phát hiện 5 trường hợp vi phạm hàng hóa không rõ nguồn gốc, gian lận thương mại.
Cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

Cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

Cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi và toàn diện các mục tiêu chung.

Tin cùng chuyên mục

Quản lý thị trường hàng hóa trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Quản lý thị trường hàng hóa trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã đồng loạt triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ nhằm kiểm soát thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Ninh Bình: Xử phạt Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ THN kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Ninh Bình: Xử phạt Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ THN kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ THN (huyện Nho Quan, Ninh Bình) vừa bị lực lượng quản lý thị trường xử phạt 16 triệu đồng hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu.
Phát huy vai trò nhân dân trong đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Phát huy vai trò nhân dân trong đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Việc phát huy vai trò của nhân dân trong cuộc chiến chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng thời đại hội nhập kinh tế phát triển là hết sức quan trọng.
Sơn La: Xử phạt lái xe vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Sơn La: Xử phạt lái xe vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Quản lý thị trường Sơn La vừa xử phạt 12,5 triệu đồng lái xe vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, đồng thời tịch thu toàn bộ hàng hóa trị giá 32 triệu đồng.
Nhiều kết quả nổi bật của Công đoàn Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh trong năm 2024

Nhiều kết quả nổi bật của Công đoàn Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh trong năm 2024

Trong năm 2024, Công đoàn Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và nhận cờ thi đua của Liên đoàn lao động tỉnh.
Lâm Đồng: Xử phạt Công ty Như Linh hơn 584 triệu đồng vì kinh doanh phân bón vi phạm chất lượng

Lâm Đồng: Xử phạt Công ty Như Linh hơn 584 triệu đồng vì kinh doanh phân bón vi phạm chất lượng

Công ty TNHH Như Linh vừa bị UBND tỉnh Lâm Đồng xử phạt số tiền hơn 584 triệu đồng, do công ty này đã kinh doanh vi phạm các quy định về chất lượng phân bón.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang vừa tiến hành tiêu hủy số lượng lớn hàng hóa vi phạm, gồm thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc lá, xe điện...
Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Lực lượng Quản lý thị trường Ninh Bình vừa xử phạt một cơ sở kinh doanh điện thoại 25 triệu đồng do bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và hàng nhập lậu.
Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế khám xét cơ sở kinh doanh hàng hoá, đồng thời phát hiện và thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu.
Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Qua kiểm tra 2 cơ sở kinh doanh tại xã La Phù, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội, lực lượng chức năng đã tạm giữ nhiều hàng hóa vi phạm.
Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã chuyển hồ sơ vụ hộ kinh doanh Nguyễn Hữu Điện sản xuất hàng giả sang Công an tỉnh để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tạm giữ hơn 27 nghìn sản phẩm mỹ phẩm vi phạm tại kho hàng của hộ kinh doanh Lan Quý, địa chỉ số 36 đường Nguyễn Du.
Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hộ kinh doanh Dư Văn Hưng (TP. Tam Điệp, Ninh Bình) bị lực lượng chức năng xử phạt 34,5 triệu đồng do kinh doanh thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc.
Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Lực lượng chức năng TP. Hà Nội vừa phát hiện hàng nghìn túi xách, ví da có dấu hiệu giả nhãn hiệu tại một cơ sở ở phường Đại Mỗ.
Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ vừa phát hiện và tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas của hộ kinh doanh ở huyện Thanh Thủy.
Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Lực lượng Quản lý thị trường Tiền Giang đang đẩy mạnh công tác phòng chống thuốc lá lậu cuối năm 2024.
Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường Hòa Bình) đã xử phạt chủ hàng và buộc tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường đã thanh tra, kiểm tra 68.280 vụ việc; phát hiện, xử lý 47.135 vụ vi phạm, nộp ngân sách trên 541 tỷ đồng (tăng 8%).
Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng ngày 17/12, tại trụ sở Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang thu nộp ngân sách nhà nước trên 900 triệu đồng qua xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động