Hòa Bình: Khởi tố 6 cán bộ Trung tâm giáo dục nghề nghiệp Công ty Trung Minh tiếp tục được bảo lãnh thanh toán trái phiếu Hòa Bình: Người phụ nữ Mường mang rau rừng về trồng, thu tiền tỷ mỗi năm |
Cục Quản lý thị trường tỉnh Hoà Bình hiện có hơn 70 cán bộ, công chức, người lao động với các phòng chuyên và 5 Đội Quản lý thị trường trực thuộc, hoạt động trên địa bàn tỉnh rộng lớn cửa ngõ Tây Bắc.
Lãnh đạo UBND tỉnh Hoàn Bình trao Cờ thi đua của UBND tỉnh cho Cục Quản lý thị trường tỉnh Hoà Bình năm 2023 (Ảnh: QLTTHB) |
Các Đội Quản lý thị trường được xây dựng cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, trang thiết bị, phương tiện tương đối đầy đủ. Lực lượng Quản lý thị trường luôn thể hiện là lực lượng nòng cốt trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.
Từ năm 2018 đến nay, sau khi hoạt động theo mô hình ngành dọc, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hoà Bình đã đạt nhiều kết quả như: Thành lập Đảng Bộ với 7 Chi bộ với hơn 70 đảng viên; Sáp nhập các Đội Quản lý thị trường cấp huyện thuộc Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh theo hướng tinh gọn từ 13 đội xuống còn 5 đội.
Lực lượng Quản lý thị trường Hoà Bình tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn (Ảnh: QLTT) |
Công tác thanh tra chuyên ngành đã thực hiện 21 cuộc, xử lý 5 đơn vị, tiền phạt vi phạm hành chính là 192.947.700 đồng; kiểm tra nội bộ đã thực hiện kiểm tra 13 cuộc đối với các Đội Quản lý thị trường trực thuộc.
Kết quả kiểm tra, kiểm soát (Độc lập và phối hợp kiểm tra) được 13.322 vụ, xử lý vi phạm 4.478 vụ, tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước trên 11 tỷ đồng; trị giá hàng hoá tịch thu trên 200 triệu đồng; trị giá hàng hóa tiêu hủy và buộc tiêu hủy trên 1,9 tỷ đồng.
Đội QLTT số 2 phối hợp kiểm tra; xử phạt các tổ chức, cá nhân kinh doanh, vận chuyển khí dầu mỏ hóa lỏng (Ảnh: QLTT) |
Ông Trương Thanh Sơn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Hoà Bình thông tin, thời gian tới, lực lượng Quản lý thị trường tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, đầu mối giao thông, điểm tập kết hàng hóa…
Đặc biệt, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, vi phạm pháp luật về giá, và các hành vi gian lận thương mại khá. Góp phần bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, nhà sản xuất và nhà kinh doanh trên địa bàn.
Ngày 03/7/1957, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 290/TTg thành lập Ban Quản lý thị trường Trung ương và các ban Quản lý thị trường tỉnh, thành phố và khu tự trị trong cả nước. Đây là mốc son đầu tiên đánh dấu sự ra đời của lực lượng Quản lý thị trường hiện nay.
|