Thanh Hóa: 156 tỷ đồng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì? |
Thúc đẩy khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, thu hút đầu tư
Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 được thực hiện trên địa bàn 58 xã, các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) thuộc 5 huyện: Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng, Thanh Thủy; ưu tiên địa bàn đặc biệt khó khăn và xã Chương trình 229.
Trong đó, Ban Dân tộc tỉnh đã ban hành hướng dẫn thực hiện nội dung dự án, tiểu dự án của chương trình đến các sở, ngành, địa phương. Đồng thời, trực tiếp triển khai một số dự án của chương trình, trong đó có dự án thúc đẩy khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, thu hút đầu tư vùng DTTS&MN giai đoạn 2022-2025.
Truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho đồng bào Mường huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Ảnh: Như Thủy) |
Để triển khai hiệu quả dự án, Ban Dân tộc đã tích cực phối hợp ngành, địa phương thông tin, tuyên truyền để người dân vùng DTTS&MN nắm bắt, tiếp cận thông tin chính sách hỗ trợ. Thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã vùng đồng bào DTTS&MN có sản phẩm tiêu biểu tham gia sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc tổ chức tại thành phố Hà Nội. Tổ chức nhiều lớp tập huấn trang bị kỹ năng xác định nhu cầu, tìm kiếm thị trường, xây dựng chiến lược sản phẩm, xúc tiến thương mại, quản lý bán hàng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân người DTTS, hộ nghèo dân tộc Kinh vùng đồng bào DTTS&MN có nhu cầu...
Thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục huy động tối đa mọi nguồn lực để tập trung hỗ trợ cho vùng DTTS&MN; tập trung bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ trong hoạt động sản xuất và đời sống. Đồng thời, nghiên cứu, kịp thời ban hành kế hoạch, văn bản hướng dẫn gắn với kiến nghị cấp có thẩm quyền tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thu hút, vận động đồng bào các dân tộc tham gia vào các quá trình triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình...
Kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hoá vùng đồng bào dân tộc
Nằm trong chuỗi các hoạt động xúc tiến thương mại thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN tỉnh Phú Thọ năm 2023, Sở Công Thương đã phối hợp với UBND huyện Yên Lập tổ chức hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hoá vùng đồng bào DTTS&MN tại khu Đồng Dân, xã Đồng Thịnh, huyện Yên Lập.
Các sản phẩm đặc sản của xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập được giới thiệu tại phiên chợ (Ảnh: Minh Anh) |
Tham gia hội nghị có hơn 100 đại biểu là các thương nhân thương mại, hiệp hội ngành nghề, tổ chức xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh và các khu vực lân cận; các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) đang hoạt động, mới thành lập và sử dụng lao động trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào DTTS&MN và hộ kinh doanh người dân tộc thiểu số tại các huyện Yên Lập, Thanh Sơn và Tân Sơn.
Các đại biểu đã được thông tin về sản phẩm nông sản mùa vụ, nông sản đã chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP, ẩm thực địa phương và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thuộc vùng đồng bào DTTS&MN. Đặc biệt là vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh như: Dịch vụ hóa đơn điện tử, tem điện tử xác thực hàng hóa, ứng dụng mã hình QR trong truy xuất trực tiếp nguồn gốc sản phẩm, tem chống giả và phổ biến các điều kiện cung cấp sản phẩm hàng hóa vào hệ thống các siêu thị.
Tại hội nghị, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp phân phối, HTX, hộ kinh doanh và người tiêu dùng đã thảo luận, làm rõ tầm quan trọng của việc kết nối tiêu thụ sản phẩm và vấn đề đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất.
Thông qua hội nghị, các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, tìm kiếm đối tác, liên kết hợp tác phát triển sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, góp phần hình thành các chuỗi giá trị trong sản xuất nâng cao thu nhập và chất lượng hàng hóa ở vùng DTTS&MN trên địa bàn tỉnh.
Kết thúc hội nghị, các đơn vị đã ký kết kết hợp đồng liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm giữa các cơ sở sản xuất với doanh nghiệp tiêu thụ.
Bên cạnh đó, Sở Công Thương đã tổ chức các phiên chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng DTTS&MN tại các huyện: Yên Lập, Thanh Sơn, Tân Sơn … Phiên chợ có sự tham gia của các doanh nghiệp, HTX đang hoạt động, mới thành lập và sử dụng lao động trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng DTTS&MN và hộ kinh doanh người dân tộc thiểu số có nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, mở rộng thị trường.
Các sản phẩm tham gia trưng bày, giới thiệu và bán tại phiên chợ là hàng hóa được sản xuất trong nước, đặc sản của địa phương, vùng miền; đảm bảo yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, an toàn thực phẩm và nguồn gốc xuất xứ. Ưu tiên các sản phẩm hàng hóa của các xã thuộc huyện Yên Lập, Thanh Sơn và Tân Sơn như: Nông sản theo mùa vụ, nông sản đã chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu...
Phiên chợ là nơi các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh và người dân vùng đồng bào DTTS&MN gặp gỡ, giao lưu, mua bán hàng hóa; đồng thời, hợp tác, tìm kiếm đối tác, mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN phát triển bền vững.