Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu rà soát, di dời cơ sở gây ô nhiễm

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Công Thương rà soát, di dời cơ sở ô nhiễm nội thành, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ, bảo vệ môi trường.
Phó Thủ tướng chỉ đạo xóa sổ tàu '3 không' Phó Thủ tướng nêu chỉ tiêu sửa Nghị định 107 Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng đánh giá giải pháp thiết kế mới cho đường vành đai 4

Sáng 27/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh - hai đô thị lớn và đang bị ô nhiễm không khí nặng nhất.

Trách nhiệm địa phương trong giảm ô nhiễm không khí

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh tính cấp thiết của tình trạng ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, yêu cầu các cơ quan, địa phương nhanh chóng triển khai giải pháp cụ thể để cải thiện chất lượng không khí. Mặc dù Luật Bảo vệ môi trường đã quy định trách nhiệm của các bên liên quan, việc thực thi vẫn còn nhiều bất cập.

"Chúng ta đã có luật, nhưng nếu không có hành động cụ thể và quyết liệt thì tình hình sẽ không thể thay đổi", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp

Đặc biệt, khi các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng, thì trách nhiệm của các cơ quan chức năng, các lãnh đạo địa phương phải được xác định rõ ràng và hành động kịp thời.

Chính phủ sẽ hỗ trợ tối đa cho các địa phương trong việc triển khai các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí, đồng thời sẽ kiểm tra, giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện các giải pháp.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành, ô nhiễm không khí ở đô thị chủ yếu do giao thông, xây dựng, công nghiệp và đốt rác. Đặc biệt, bụi mịn PM2.5, PM10 thường gia tăng vào mùa đông - xuân, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Các giải pháp cấp bách bao gồm: Giám sát công trình xây dựng, kiểm soát xe tải và phương tiện cũ, tăng cường rửa đường, siết chặt quản lý đốt rác, giám sát khí thải tự động, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng. Về lâu dài, cần hoàn thiện chính sách kiểm soát khí thải, phát triển giao thông xanh, mở rộng hệ thống quan trắc và cảnh báo chất lượng không khí.

Tại cuộc họp, các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là Bắc Kinh (Trung Quốc), trong kiểm soát phát thải, phát triển giao thông công cộng, trồng cây xanh và giám sát ô nhiễm. Một số thành phố như Hải Phòng, Đà Nẵng đã triển khai giải pháp kiểm soát ô nhiễm như xây dựng khu công nghiệp sinh thái, hạn chế dự án gây ô nhiễm, khuyến khích chuyển đổi năng lượng sạch.

Lãnh đạo Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã báo cáo tình trạng ô nhiễm và cam kết thực hiện ngay các biện pháp giảm thiểu.

Các đại biểu đề xuất nhiều giải pháp cấp bách để kéo giảm ngay tình trạng ô nhiễm không khí tại thành phố, đô thị lớn - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Các đại biểu đề xuất nhiều giải pháp cấp bách để kéo giảm ngay tình trạng ô nhiễm không khí tại thành phố, đô thị lớn. Ảnh: VGP/Minh Khôi

Trung tướng Trần Minh Lệ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường (Bộ Công an) đề xuất khẩn trương đưa vào vận hành, kết nối trực tuyến toàn bộ trạm quan trắc không khí để giám sát hiệu quả hơn.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh nhấn mạnh việc kiểm soát ô nhiễm từ giao thông, xây dựng. Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung đề xuất áp dụng công cụ kinh tế như thuế, phí và chế tài nghiêm ngặt để giảm nguồn ô nhiễm.

Di dời các cơ sở ô nhiễm khỏi nội thành

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, còn rất nhiều việc phải làm để giải quyết ô nhiễm môi trường trước xu thế suy giảm nghiêm trọng chỉ số về chất lượng không khí, nước, chất thải rắn... Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí ở một số thành phố lớn, tại một số thời điểm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân.

"Chúng ta cần xây dựng kế hoạch hành động quốc gia để giải quyết tình hình ô nhiễm không khí, xác định mục tiêu từng năm và cả giai đoạn 5 năm", Phó Thủ tướng đặt vấn đề.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương để sớm hoàn thiện và triển khai kế hoạch hành động quốc gia về giảm ô nhiễm không khí - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương để sớm hoàn thiện và triển khai kế hoạch hành động quốc gia về giảm ô nhiễm không khí. Ảnh: VGP/Minh Khôi

Trước hết, Bộ Nông nghiệp và Môi trường được giao nhiệm vụ đánh giá toàn diện thực trạng ô nhiễm không khí theo tiêu chuẩn quốc tế, xác định rõ các nguồn gây ô nhiễm từ giao thông, xây dựng, xử lý rác thải, công nghiệp và nông nghiệp. Đồng thời, bộ này phải phân tích sâu mối quan hệ giữa ô nhiễm không khí và sức khỏe để người dân nhận thức rõ và tham gia tích cực vào các biện pháp cải thiện môi trường.

Bộ cũng phải thiết lập hệ thống quan trắc chất lượng không khí chính xác, tập trung vào các khu vực ô nhiễm trọng điểm, truyền dữ liệu trực tuyến về cơ quan quản lý. Các bộ, ngành liên quan cần xây dựng và ban hành quy chuẩn phát thải trong các lĩnh vực giao thông, xây dựng, công nghiệp và xử lý rác thải, đồng thời cho phép các địa phương áp dụng tiêu chuẩn phù hợp với tình hình thực tế.

Bộ Xây dựng sẽ nghiên cứu, ban hành quy chuẩn xử lý và tái chế phế thải xây dựng, siết chặt giám sát công trình bằng camera, kiểm định khí thải xe máy, yêu cầu rửa xe chở vật liệu trước khi vào thành phố và phun rửa đường thường xuyên.

Bộ Công Thương phối hợp với địa phương rà soát, đánh giá các nguồn gây ô nhiễm không khí từ sản xuất công nghiệp, nhất là tại các cụm công nghiệp trên cả nước; đề xuất phương án di dời các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng trong khu vực nội thành, hoặc chuyển đổi công nghệ và có chính sách hỗ trợ.

Bộ Công an tập trung xử lý các vi phạm nghiêm trọng về chất thải nguy hại, ô nhiễm không khí và đề xuất tăng thẩm quyền cho cảnh sát giao thông trong việc giám sát, xử lý phương tiện gây ô nhiễm. Các địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, áp dụng công cụ kinh tế (thuế, phí) để hạn chế phương tiện cá nhân và khuyến khích giao thông công cộng.

Nhấn mạnh kế hoạch hành động chỉ được triển khai khi đã có đầy đủ công cụ, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, chuyên gia… để hoàn thiện các nhóm nhiệm vụ về quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật; cơ chế, chính sách; các chương trình, dự án cụ thể; làm thật tốt công tác truyền thông đến người dân và toàn xã hội.
Nguyên Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chính phủ yêu cầu xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA năm 2025

Chính phủ yêu cầu xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA năm 2025

Bộ Công Thương xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA trong năm 2025 với một số quốc gia tiềm năng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 5.
Áp thuế suất 2% doanh thu: Gánh nặng vô tình rơi vào ai?

Áp thuế suất 2% doanh thu: Gánh nặng vô tình rơi vào ai?

Việc áp thuế 2% doanh thu khiến viện phí, học phí tăng tương ứng. Người bệnh, học sinh vô tình phải "gánh" thêm chi phí khi sử dụng dịch vụ công lập.
Việt Nam - Belarus chính thức thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược

Việt Nam - Belarus chính thức thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược

Tại cuộc hội đàm giữa lãnh đạo hai nước Việt Nam-Belarus, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng nhân kỷ niệm 74 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng nhân kỷ niệm 74 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng tới các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Công Thương.
Dữ liệu cá nhân bị xâm phạm: Tăng chế tài, bịt lỗ hổng

Dữ liệu cá nhân bị xâm phạm: Tăng chế tài, bịt lỗ hổng

Nhiều ý kiến đề xuất sửa Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân để bịt lỗ hổng pháp lý, tăng hiệu lực chế tài và đảm bảo quyền cá nhân trong chuyển đổi số.

Tin cùng chuyên mục

Phân cấp mạnh cho địa phương, minh bạch quản lý khoáng sản

Phân cấp mạnh cho địa phương, minh bạch quản lý khoáng sản

Dự thảo Nghị định thi hành Luật Địa chất và khoáng sản hướng đến phân cấp mạnh mẽ, cải cách thủ tục, rõ trách nhiệm và minh bạch trong quản lý khoáng sản.
Tổng thống Belarus chủ trì lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Tổng thống Belarus chủ trì lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Sáng 12/5 (theo giờ địa phương), lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam được tổ chức trọng thể tại Cung Độc lập của Belarus.
Bộ Ngoại giao thông tin về đề xuất nối lại đàm phán Nga - Ukraine

Bộ Ngoại giao thông tin về đề xuất nối lại đàm phán Nga - Ukraine

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam hoan nghênh đề xuất ngày 11/5 vừa qua của Tổng thống Nga V. Putin về nối lại đàm phán trực tiếp với Ukraine.
Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế cho công nghiệp hóa chất

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế cho công nghiệp hóa chất

Góp ý vào dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), đại biểu Tạ Đình Thi đề nghị lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm được hưởng ưu đãi thuế.
Thủ tướng yêu cầu sớm ổn định hoạt động sau khi sáp nhập Thái Bình, Hưng Yên

Thủ tướng yêu cầu sớm ổn định hoạt động sau khi sáp nhập Thái Bình, Hưng Yên

Thái Bình sáp nhập cùng Hưng Yên sẽ tạo không gian, động lực phát triển mới, Thủ tướng yêu cầu sớm ổn định hoạt động các cơ quan sau sáp nhập.
Sớm thể chế ưu đãi thuế theo tinh thần Nghị quyết 68

Sớm thể chế ưu đãi thuế theo tinh thần Nghị quyết 68

Đại biểu Quốc hội đề xuất sớm thể chế hóa ưu đãi thuế theo tinh thần Nghị quyết 68, áp dụng từ 01/10/2025 để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phục hồi tăng trưởng.
Thủ tướng: Phấn đấu hoàn thành cao tốc qua Nam Định, Thái Bình trong năm 2026

Thủ tướng: Phấn đấu hoàn thành cao tốc qua Nam Định, Thái Bình trong năm 2026

Thủ tướng đề nghị rút ngắn thời gian thi công dự án cao tốc qua Nam Định, Thái Bình, phấn đấu vượt tiến độ ít nhất 6 tháng, hoàn thành trong năm 2026.
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Kỳ vọng Bắc Ninh viết nên kỳ tích sông Cầu

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Kỳ vọng Bắc Ninh viết nên kỳ tích sông Cầu

Tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp tư nhân lĩnh vực khoa học công nghệ tại Bắc Ninh, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng kỳ vọng Bắc Ninh sẽ viết nên kỳ tích sông Cầu.
Thủ tướng Thái Lan sắp thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan sắp thăm chính thức Việt Nam

Nhận lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính, từ ngày 15-16/5, Thủ tướng Thái Lan thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 Nội các chung 2 nước.
Đại biểu Quốc hội đề nghị không tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo doanh thu

Đại biểu Quốc hội đề nghị không tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo doanh thu

Đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều nội dung sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, nhấn mạnh yêu cầu miễn giảm thuế cho R&D, báo chí, khởi nghiệp, chuyển đổi số.
Đề xuất rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội và HĐND trước 3 tháng để kiện toàn bộ máy

Đề xuất rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội và HĐND trước 3 tháng để kiện toàn bộ máy

Đề xuất rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội và Hội đồng nhân dân nhằm đảm bảo tính liên thông, đồng bộ trong bố trí nhân sự sau Đại hội XIV.
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Siết lỗ giả, chống chuyển giá

Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Siết lỗ giả, chống chuyển giá

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng ưu đãi cho đổi mới sáng tạo, siết gian lận thuế, tránh ưu đãi tràn lan.
Quốc hội xem xét sửa 47 điều trong Luật Bầu cử: Tăng trách nhiệm cho chính quyền hai cấp

Quốc hội xem xét sửa 47 điều trong Luật Bầu cử: Tăng trách nhiệm cho chính quyền hai cấp

Quốc hội nghe Tờ trình đề xuất sửa đổi, bổ sung 47 điều của Luật Bầu cử nhằm rút ngắn thời gian, tăng quyền cho địa phương, cụ thể hóa chính quyền hai cấp.
Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng khẳng định vai trò, vị thế và đối ngoại toàn diện của Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Đảng cộng sản Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Đảng cộng sản Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, quan hệ hai Đảng có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở chính trị để thúc đẩy hợp tác hai nước trên các lĩnh vực.
Khi Tổng Bí thư và Đảng ta lần đầu gọi doanh nhân là chiến sĩ

Khi Tổng Bí thư và Đảng ta lần đầu gọi doanh nhân là chiến sĩ

Tổng Bí thư và Đảng ta lần đầu khẳng định vai trò doanh nhân là chiến sĩ thời bình, giữ vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế và xây dựng đất nước.
Tổng Bí thư: Hợp tác dầu khí là kết tinh trí tuệ Liên bang Nga và ý chí, khát vọng Việt Nam

Tổng Bí thư: Hợp tác dầu khí là kết tinh trí tuệ Liên bang Nga và ý chí, khát vọng Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định luôn ủng hộ doanh nghiệp hai nước Việt Nam - Liên bang Nga mở rộng hợp tác trên cơ sở Đối tác chiến lược toàn diện.
Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế

Báo Công Thương trân trọng giới thiệu bài viết "Động lực mới cho phát triển kinh tế" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
Thủ tướng nhắc nhiều địa phương chưa quyết liệt xóa nhà tạm

Thủ tướng nhắc nhiều địa phương chưa quyết liệt xóa nhà tạm

Thủ tướng Chính phủ đánh giá ở một số địa phương, ban chỉ đạo, người đứng đầu quyết tâm chưa cao, chưa quyết liệt trong xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Thủ tướng: Cả nước đã xóa gần 209.000 căn nhà tạm

Thủ tướng: Cả nước đã xóa gần 209.000 căn nhà tạm

Thủ tướng nhấn mạnh, việc xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước cho nhân dân là công việc rất nhân văn, ý nghĩa.
Mobile VerionPhiên bản di động