Phó Thủ tướng chỉ đạo xóa sổ tàu '3 không'

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu xóa sổ tàu “3 không”, đơn giản hóa thủ tục cho tàu cá tuân thủ quy định, hoàn thiện chính sách khai thác bền vững.
Phó Thủ tướng nêu chỉ tiêu sửa Nghị định 107 Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng đánh giá giải pháp thiết kế mới cho đường vành đai 4 Bộ Nông nghiệp và Môi trường: Phạm vi quản lý rộng lớn, nhiều nhiệm vụ cấp bách

Sáng 25/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến với một số tỉnh ven biển có đội tàu đánh cá lớn để góp ý cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định trong lĩnh vực thủy sản.

Ngư dân gặp khó với quy định khai thác thủy sản mới

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, quy định về kích thước tối thiểu được phép khai thác chưa phù hợp với thực tế sản xuất, ảnh hưởng đến sinh kế của ngư dân và hoạt động của doanh nghiệp chế biến.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cùng Hội Thủy sản Việt Nam đã kiến nghị điều chỉnh để đảm bảo hài hòa giữa bảo vệ nguồn lợi thủy sản và phát triển kinh tế.

chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến với một số tỉnh ven biển có đội tàu đánh cá lớn
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến với một số tỉnh ven biển có đội tàu đánh cá lớn - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Bên cạnh đó, quy định cấm trộn lẫn nguyên liệu thủy sản khai thác trong nước với nguyên liệu nhập khẩu trong cùng một lô hàng xuất khẩu cũng gây nhiều vướng mắc. Doanh nghiệp chế biến cho biết, một số sản phẩm xuất khẩu cần kết hợp cả hai nguồn nguyên liệu hoặc vận chuyển chung trong cùng một container, nhưng cách hiểu khác nhau về quy định này đã gây khó khăn trong quá trình thực hiện.

Những quy định trên là một phần trong nỗ lực thực hiện khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) nhằm gỡ bỏ "thẻ vàng" IUU. Tuy nhiên, việc triển khai gặp trở ngại do đa số ngư dân chưa kịp thích nghi với các phương thức khai thác mới, trong khi công tác tuyên truyền còn hạn chế.

Tại cuộc họp, lãnh đạo các tỉnh Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng, Bình Định nhấn mạnh nhiệm vụ cấp bách hiện nay là kiểm soát chặt chẽ đội tàu khai thác xa bờ, đặc biệt là tàu vi phạm khai thác bất hợp pháp thuộc nhóm tàu "3 không" (không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép).

Các địa phương cũng kiến nghị cần áp tải ngay về bờ những tàu khai thác hết hạn đăng kiểm, rút ngắn thời gian xóa đăng ký tàu vi phạm từ 1 năm xuống 1 tháng, đồng thời hỗ trợ ngư dân lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) trên tàu cá từ 12-15m.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho rằng cần xác định rõ trách nhiệm của các nhà mạng trong trường hợp xảy ra mất kết nối VMS do khách quan, bất khả kháng nhưng gây thiệt hại kinh tế cho ngư dân khi tàu cá phải quay lại bờ để khắc phục sự cố.

Bộ trưởng đề nghị các nhà mạng nâng cao quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, có công cụ xác định chính xác nguyên nhân mất kết nối, phân định rõ trách nhiệm và bồi thường hợp lý cho ngư dân nếu cần thiết.

Xóa sổ tàu "3 không"

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp thu tối đa các ý kiến của địa phương và doanh nghiệp để hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thủy sản.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc sửa đổi phải có tầm nhìn dài hạn, giải quyết triệt để các vấn đề mấu chốt như: quản lý khai thác hải sản bền vững theo ngư trường, mùa sinh sản; xóa bỏ hoàn toàn tàu "3 không"; tạo điều kiện cho các cảng cá tư nhân tham gia tiếp nhận tàu cá, xác nhận nguồn gốc hải sản.

Phó Thủ tướng chỉ đạo xóa sổ tàu '3 không'
Các ý kiến cho rằng để gỡ "thẻ vàng" IUU thì nhiệm vụ cấp thiết, trước mắt là phải quản lý bằng được đội tàu cá, nhất là phương tiện hoạt động khai thác vùng khơi - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với tàu cá cập cảng trên cơ sở dữ liệu giám sát hành trình và nhật ký điện tử. Nếu tàu thực hiện đúng hành trình, đúng thời gian, đúng khối lượng khai thác đã báo cáo thì được chuyển ngay sang "luồng xanh", tự động xác nhận nguồn gốc hải sản theo quy trình hậu kiểm.

Đồng thời, đối với các tàu đánh bắt dài ngày có sử dụng tàu hậu cần nghề cá, cần có cơ chế quản lý linh hoạt để xác nhận nguồn gốc hải sản.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng yêu cầu nâng cao tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị VMS, đảm bảo vận hành liên tục, an toàn. Đồng thời, thể chế hóa quyền lợi và trách nhiệm của nhà mạng khi xảy ra sự cố mất kết nối không do lỗi của ngư dân.

Tại hội nghị, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã thông qua tờ trình dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định trong lĩnh vực thủy sản. Cụ thể, về tên gọi là Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định trong lĩnh vực thủy sản, trong đó gồm có 4 điều:

Điều 1: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP, ngày 8/3/2019 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP, ngày 4/4/2024 của Chính phủ.

Điều 2: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2024/NĐ-CP, ngày 5/4/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

Điều 3: Điều khoản thi hành.

Điều 4: Trách nhiệm thi hành.

Nguyên Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Một nghị định, một lời khẳng định - Bài 1: Nghị định và lòng tin chiến lược

Một nghị định, một lời khẳng định - Bài 1: Nghị định và lòng tin chiến lược

Việt Nam công bố Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược, khẳng định vai trò đối tác tin cậy, có trách nhiệm và luôn nỗ lực vì lòng tin chiến lược.
Bộ Công Thương chủ động, nhanh chóng công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Bộ Công Thương chủ động, nhanh chóng công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Ngày 1/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp lần thứ nhất Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược.
Bỉ sắp hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định EVIPA

Bỉ sắp hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định EVIPA

Nhà vua Bỉ Philippe khẳng định, Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) có lợi cho cả hai nước và phía Bỉ sắp hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định này.
Sáp nhập các tỉnh thế nào để phát huy được thế mạnh?

Sáp nhập các tỉnh thế nào để phát huy được thế mạnh?

Theo đại biểu Quốc hội, vấn đề quan trọng đang được đặt ra là sáp nhập các tỉnh thế nào để tỉnh mới phát huy được thế mạnh và phát triển sau sắp xếp.
Phân định rõ thẩm quyền để tinh gọn bộ máy

Phân định rõ thẩm quyền để tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân định rõ thẩm quyền của từng cấp chính quyền trong bối cảnh sắp xếp bộ máy hành chính.

Tin cùng chuyên mục

Trình Chính phủ văn bản tinh gọn bộ máy trước 6/4

Trình Chính phủ văn bản tinh gọn bộ máy trước 6/4

Đối với các văn bản sẽ trình tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy,… các bộ, ngành cần trình Chính phủ trước ngày 6/4.
Bỉ mong muốn hợp tác về năng lượng tái tạo, khoáng sản quý hiếm với Việt Nam

Bỉ mong muốn hợp tác về năng lượng tái tạo, khoáng sản quý hiếm với Việt Nam

Nhà vua Bỉ bày tỏ mong muốn doanh nghiệp nước này đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, khoáng sản quý hiếm, xử lý nước thải...
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Nhà vua Bỉ Philippe

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Nhà vua Bỉ Philippe

Sáng 1/4, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân chủ trì lễ đón Nhà vua Bỉ Philippe và Hoàng hậu Mathilde thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam.
Ông Nguyễn Quốc Hùng làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Ông Nguyễn Quốc Hùng làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Theo Nghị quyết số 1579/NQ-UBTVQH15, phê chuẩn ông Nguyễn Quốc Hùng giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội khóa XV.
Bài 5: Tinh gọn bộ máy - góc nhìn từ chuyên gia, đại biểu

Bài 5: Tinh gọn bộ máy - góc nhìn từ chuyên gia, đại biểu

Để có góc nhìn bao quát hơn về công tác sắp xếp tinh gọn bộ máy, phóng viên Báo Công Thương đã ghi nhận ý kiến của một số đại biểu, chuyên gia về vấn đề này.
Thủ tướng:  Nghiên cứu, mở rộng chính sách miễn, ưu đãi thị thực

Thủ tướng: Nghiên cứu, mở rộng chính sách miễn, ưu đãi thị thực

Thủ tướng nhấn mạnh việc nghiên cứu, mở rộng chính sách miễn thị thực, ưu đãi thị thực, sửa đổi quy định về quốc tịch để phù hợp tình hình hiện nay.
Ông Nguyễn Hoàng Nhật giữ chức Phó Trưởng Ban Nhân Dân điện tử

Ông Nguyễn Hoàng Nhật giữ chức Phó Trưởng Ban Nhân Dân điện tử

Chiều 31/3, Báo Nhân Dân tổ chức hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, đồng chí Nguyễn Hoàng Nhật giữ chức Phó Trưởng Ban Nhân Dân điện tử.
Ưu tiên trình Quốc hội xem xét nội dung phục vụ sắp xếp bộ máy

Ưu tiên trình Quốc hội xem xét nội dung phục vụ sắp xếp bộ máy

Theo Chủ tịch Quốc hội, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy.
Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội dự kiến khai mạc vào 5/5/2025

Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội dự kiến khai mạc vào 5/5/2025

Chiều 31/3/2025, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Vương quốc Bỉ

Quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Vương quốc Bỉ

Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4/2025.
Việt Nam khẳng định vị thế ngày càng lớn trên trường quốc tế

Việt Nam khẳng định vị thế ngày càng lớn trên trường quốc tế

Báo chí nước ngoài nhận định, Việt Nam đang khẳng định vị thế ngày càng lớn trên trường quốc tế nhờ sự trỗi dậy mạnh mẽ về văn hóa, kinh tế và đổi mới.
Đại hội Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể Bộ Công Thương

Đại hội Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể Bộ Công Thương

Chiều 31/3, tại Hà Nội, Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể Bộ Công Thương đã tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027.
Báo chí nước ngoài lạc quan về kinh tế Việt Nam

Báo chí nước ngoài lạc quan về kinh tế Việt Nam

Theo Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại, trong tháng 3/2025, báo chí nước ngoài nhận định tích cực, lạc quan về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam.
Bài 4: Chọn người xứng đáng, dựng bộ máy tinh hoa

Bài 4: Chọn người xứng đáng, dựng bộ máy tinh hoa

Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp là cơ hội để sàng lọc đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện thu hút tài năng, giúp bộ máy vận hành hiệu quả.
Thủ tướng chốt hạn xử lý 1.533 dự án vướng mắc

Thủ tướng chốt hạn xử lý 1.533 dự án vướng mắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, các thủ tục để xử lý cho những dự án vướng mắc phải cố gắng hoàn thành trước ngày 30/5.
Sáp nhập tỉnh: ‘Tư tưởng không thông, vác bình tông cũng nặng’

Sáp nhập tỉnh: ‘Tư tưởng không thông, vác bình tông cũng nặng’

Nhà báo Nguyễn Bắc Văn cho rằng, để hiện thực hóa chủ trương sáp nhập tỉnh, việc đầu tiên cần làm đó là thực hiện công tác tư tưởng để mọi người thông suốt.
Bộ Quốc phòng sáp nhập 2 viện nghiên cứu

Bộ Quốc phòng sáp nhập 2 viện nghiên cứu

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định sáp nhập Viện Lịch sử quân sự vào Viện Chiến lược quốc phòng, tổ chức thành Viện Chiến lược và Lịch sử quốc phòng Việt Nam.
Thủ tướng giao dựng

Thủ tướng giao dựng 'sếu đầu đàn' cho công nghiệp đường sắt

Thủ tướng giao nhiệm vụ xây dựng "sếu đầu đàn" cho công nghiệp đường sắt, nhằm phát triển ngành, làm chủ công nghệ, sản xuất toa xe, đầu máy...
Thủ tướng

Thủ tướng 'điểm danh', thúc loạt địa phương đẩy tiến độ cao tốc

Thủ tướng yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, xử lý vướng mắc, hỗ trợ nhà thầu, đảm bảo tiến độ 3.000 km cao tốc.
Vướng mắc nào đang cản trở tiến độ 3.000 km cao tốc?

Vướng mắc nào đang cản trở tiến độ 3.000 km cao tốc?

Một số dự án cao tốc vẫn gặp khó khăn, đặc biệt trong việc giải phóng mặt bằng và thủ tục cấp mỏ, dẫn đến tiến độ bị chậm.
Mobile VerionPhiên bản di động