Thứ tư 16/04/2025 20:11

Phát triển thị trường tín chỉ carbon mang lại cơ hội lớn cho TP. Hồ Chí Minh

Việc thực hiện biện pháp giảm phát thải khí nhà kính theo các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon mang đến nhiều cơ hội cho TP. Hồ Chí Minh.

Đây là thông tin được ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường TP. Hồ Chí Minh cho biết tại hội thảo "Thị trường tín chỉ carbon - Động lực xây dựng Việt Nam Xanh" do Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bên liên quan tổ chức sáng 20/4.

Cơ hội lớn cho TP. Hồ Chí Minh

Ông Nguyễn Toàn Thắng cho biết, trong Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh thì thành phố là địa phương đầu tiên trong cả nước được thực hiện thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon.

Theo đó, các dự án tiềm năng tạo tín chỉ như: Nâng cấp lên đèn đường LED; lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà cho các tài sản công và tư nhân trên địa bàn; trang bị thêm thiết bị tiết kiệm năng lượng cho các tòa nhà được xác định là tài sản công và tư nhân… đã được đề xuất.

Ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Ông Thắng nhận định rằng, việc đề xuất lựa chọn các dự án thí điểm cơ chế tài chính thực hiện biện pháp giảm phát thải khí nhà kính theo các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon và triển khai hoạt động mua bán tín chỉ carbon trên địa bàn thành phố mang đến nhiều cơ hội.

Trong đó, hoạt động mua bán tín chỉ carbon sẽ thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các dự án xanh tại TP. Hồ Chí Minh, tạo ra việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, TP. Hồ Chí Minh có tiềm năng lớn để phát triển thị trường tín chỉ carbon do có nhiều doanh nghiệp phát thải khí nhà kính và có nhu cầu giảm phát thải.

Các đại biểu tham dự hội thảo

“Thí điểm thị trường tín chỉ carbon thể hiện cam kết của TP. Hồ Chí Minh trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu; đồng thời giảm tác động của biến đổi khí hậu đối với sống người dân nói riêng và cộng đồng dân cư nói chung. Qua đó, góp phần thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới lần thứ 26 (COP 26) về việc Việt Nam sẽ đưa phát thải khí nhà kính về mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050; cũng như góp phần nâng cao vị thế quốc tế của thành phố, mang đến cơ hội để thành phố có thể trở thành trung tâm giao dịch tín chỉ carbon của khu vực và quốc tế”- ông Thắng cho biết.

Cũng theo ông Thắng, trong kế hoạch năm 2024, Sở này sẽ phối hợp cùng Sở Tài chính hoàn thiện Đề án thí điểm Cơ chế tài chính thực hiện biện pháp giảm phát thải khí nhà kính theo các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon, trình UBND thành phố phê duyệt. Phối hợp với các Bộ Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài nguyên và Môi trường xác định tỷ lệ đóng góp về lượng giảm phát thải, hấp thụ khí nhà kính trên địa bàn thành phố cho mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia trước khi giao dịch tín chỉ carbon.

Vẫn còn nhiều thách thức

Bên cạnh cơ hội, ông Thắng cũng cho biết, vẫn còn nhiều thách thức cần phải giải quyết trong việc thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon. Cụ thể là hành lang pháp lý để việc tính toán, đánh giá, thẩm định tín chỉ carbon chưa đầy đủ và chưa có môi trường để mua bán tín chỉ carbon một cách rộng khắp. Đặc biệt, hầu hết các nội dung trong quá trình tạo lập, tính toán giá và bán tín chỉ cacbon, đều phụ thuộc vào các tổ chức nước ngoài.

Do đó, ông Thắng đề xuất cần sự hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính và các Bộ chuyên ngành để xử lý các thách thức nêu trên. Ngoài ra, cần tăng cường đào tạo và tập huấn cho các doanh nghiệp, tổ chức và cán bộ công chức về thị trường tín chỉ carbon; tăng cường hợp tác với các quốc gia, quốc tế có kinh nghiệm để triển khai hiệu quả thị trường tín chỉ carbon…

Tại hội thảo đã ra mắt dự án "Việt Nam Xanh" nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và doanh nghiệp về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Dự án cũng khuyến khích các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp áp dụng các giải pháp sản xuất, kinh doanh thân thiện với môi trường; biểu dương, lan tỏa những cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp có mô hình, sản phẩm hướng đến phát triển bền vững. Từ đó tạo nên sức ảnh hưởng sâu rộng để thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, phát triển thị trường tín chỉ carbon, đặc biệt là thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 theo cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26.

Ngọc Thùy
Bài viết cùng chủ đề: thị trường tín chỉ carbon

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm để chống hàng giả

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Kinh tế quý I/2025: Khi địa phương vẽ lại bản đồ tăng trưởng

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Chuyên gia khuyến nghị gì?

Phát triển chuỗi sản phẩm từ muối Tuyết Diêm, Phú Yên

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines gặp áp lực cạnh tranh

Mỹ miễn áp thuế loạt thiết bị điện tử: Tin vui cho chuỗi cung ứng

KOL vươn ra toàn cầu, còn luật thì ở đâu?

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

EU kết luận điều tra thuế thép cán nóng từ Việt Nam