Thương mại tín chỉ carbon: Doanh nghiệp cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng

Tín chỉ carbon rừng là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một tấn khí CO2 hoặc một tấn khí CO2 tương đương.
Phát triển thị trường tín chỉ carbon - Doanh nghiệp bắt đầu từ đâu? 96,5% tiền từ chuyển nhượng tín chỉ carbon sẽ phân bổ hết về cho các địa phương 1ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải có thể thu về 100 USD từ việc bán tín chỉ carbon

Tín chỉ carbon- kỳ vọng mang lại lợi ích kinh tế cao

Việt Nam có hơn 14,7 triệu ha rừng, đạt tỷ lệ che phủ 42,02% là nơi hấp thụ và lưu giữ lượng lớn carbon, được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng với các dự án về tín chỉ carbon rừng.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, đến nay, các bộ, ngành, địa phương có rừng đang đẩy mạnh các hoạt động liên quan nhằm xây dựng chính sách, quy định, hợp tác phát triển thị trường carbon rừng, góp phần quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả, thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp phát triển…

Theo giới chuyên gia, Việt Nam có tiềm năng lớn về nguồn cung tín chỉ carbon, kỳ vọng mang lại lợi ích kinh tế cao. Phát triển thị trường tín chỉ carbon sẽ giúp Việt Nam chuyển từ kinh tế “nâu’’ sang “xanh”, đồng thời có thể giúp Việt Nam kiếm bộn tiền từ bán tín chỉ carbon. Để dần hiện thực hóa khí phát thải bằng 0, hiện nay các quốc gia sử dụng 2 công cụ chính là thị trường tín chỉ carbon và thuế carbon.

Tin chi carbon
Thị trường carbon được coi là công cụ chính để giảm phát thải khí nhà kính và đang phát triển nhanh chóng về thị phần giao dịch cũng như các tổ chức tham gia

Vào tháng 10/2020, Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) đã được ký kết giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) là bên nhận ủy thác của Quỹ Đối tác carbon trong lâm nghiệp (FCPF). Theo đó, Việt Nam chuyển nhượng cho FCPF 10,3 triệu tấn CO2 giảm phát thải từ rừng tại 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018-2024. FCPF sẽ thanh toán cho dịch vụ này 51,5 triệu USD. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á-Thái Bình Dương và là quốc gia thứ năm trên thế giới đạt được thỏa thuận quan trọng này với FCPF.

Theo bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, khoản chi trả này là bước ngoặt, đánh dấu một bước nữa để Việt Nam tham gia thị trường tín chỉ carbon toàn cầu.

Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng lớn về tín chỉ carbon, đặc biệt là từ rừng, nông nghiệp và năng lượng. Theo một số nghiên cứu, Việt Nam có thể bán ra 57 triệu tấn CO2 giảm phát thải cho các tổ chức quốc tế, với giá khoảng 5USD/tấn, mỗi năm có thể thu về hàng trăm triệu USD. Nếu thực hiện được các giao dịch tương xứng, nước ta có tiềm năng bán tín chỉ carbon với giá trị khoảng 300 triệu USD/năm. Đây là một nguồn thu nhập mới cho người trồng rừng, bảo vệ rừng, đồng thời góp phần vào mục tiêu giảm phát thải chung của nền kinh tế.

Theo ghi nhận, thị trường tín chỉ carbon năm 2024 của Việt Nam được dự báo tiếp tục phát triển mạnh mẽ, với tiềm năng tăng trưởng lên đến 20%. Nguyên nhân là do Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực giảm phát thải khí nhà kính từ các hiệp định quốc tế như thỏa thuận Paris và Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Ngoài rừng, thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam còn có tiềm năng phát triển ở các lĩnh vực khác như năng lượng tái tạo hay trồng cây xanh đô thị. Việt Nam có tiềm năng lớn khi có nguồn năng lượng mặt trời, gió, thủy điện dồi dào. Các dự án năng lượng tái tạo có thể tạo ra tín chỉ carbon từ việc giảm phát thải khí nhà kính do sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Cần vượt qua những thách thức

Theo Công ty Cổ phần sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN, thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam sẽ chưa thể sôi động ngay trong năm 2024 do nước ta mới đang trong quá trình xây dựng thị trường, dự kiến sẽ thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon kể từ năm 2025 và sẽ tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức trong năm 2028.

Bên cạnh đó, để tận dụng tiềm năng của tín chỉ carbon, Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức như: Thiếu hụt khung pháp lý, hệ thống giám sát báo cáo kiểm toán, cơ chế phân phối lợi ích, năng lực nhân sự và tài chính, cạnh tranh quốc tế và biến đổi khí hậu.

Theo đề án phát triển thị trường tín chỉ carbon do Bộ Tài chính dự thảo thì sàn giao dịch tín chỉ carbon của Việt Nam phải đến năm 2028 mới chính thức vận hành. Giá tín chỉ carbon của Việt Nam giao dịch trên thị trường quốc tế hiện vẫn còn khoảng cách khá xa với giá tín chỉ giao dịch tại châu Âu hay Mỹ. Do đó, cần có sự đồng thuận và hợp tác giữa các bên liên quan, cũng như sự hỗ trợ từ các đối tác quốc tế, để xây dựng và vận hành thị trường carbon hiệu quả, công bằng.

Bên cạnh đó, tham gia vào thị trường tín chỉ carbon là động lực phát triển, đổi mới công nghệ, phát thải thấp, hướng đến nền kinh tế trung hòa carbon. Doanh nghiệp, tổ chức và quốc gia tham gia vào thị trường carbon nhận được lợi ích hai chiều: Giảm lượng khí nhà kính, góp phần phát triển bền vững, đồng thời được công nhận bằng tín chỉ carbon. Doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ việc bán tín chỉ carbon và xây dựng hình ảnh thương hiệu đối với người tiêu dùng. Việc tiếp cận nguồn tài chính xanh để hiện thực hóa thị trường carbon là cơ hội mà các bên cần nắm bắt.

Đại diện một doanh nghiệp nêu quan điểm, “cuộc chơi” tín chỉ carbon phải là cuộc chơi cho cả doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), chứ không chỉ dành cho những “người khổng lồ”. Để làm được điều đó, Chính phủ cần phải có chính sách công bằng, chia sẻ cơ hội đồng đều cho những đơn vị đạt được những tiêu chuẩn chung.

Cụ thể, đối với doanh nghiệp SMEs không đủ nguồn lực thì nên bắt đầu từ người lãnh đạo. Chủ doanh nghiệp phải thay đổi quan điểm, dù doanh nghiệp nhỏ nhưng phải nghĩ đến việc bảo vệ môi trường, nghĩ về trách nhiệm xã hội thông qua xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Bà Trịnh Thị Vân Anh, Quản lý phát triển bền vững ngành hàng may mặc Decathlon Việt Nam, chia sẻ, tín chỉ carbon là thị trường nhiều tiềm năng nhưng mới mẻ với doanh nghiệp. Doanh nghiệp vẫn loay hoay trong việc tìm kiếm và tiếp cận nguồn thông tin chính thống để biết mình phải bắt đầu từ đâu, có nên đầu tư chi phí và công sức cho thị trường carbon hay không. Do đó cần lắm những hướng dẫn, quy định và hành lang pháp lý từ các cơ quan nhà nước.

Tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một lượng khí CO2 hoặc một lượng khí nhà kính khác quy đổi sang CO2 tương đương. Một tín chỉ tương đương 1 tấn CO2 hoặc 1 tấn CO2 quy đổi tương đương.

Chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng hiện được thực hiện theo hai thị trường carbon bắt buộc và tự nguyện. Trong đó, thị trường carbon bắt buộc là thị trường được hình thành và điều tiết bởi các hệ thống giảm phát thải quốc tế, khu vực hoặc quốc gia để thực hiện giảm phát thải. Ngược lại, thị trường carbon tự nguyện vận hành dựa trên cam kết tự nguyện giữa các tổ chức, cá nhân và tuân theo các tiêu chuẩn, trong đó có các tiêu chuẩn carbon đặt ra được thị trường chấp nhận.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Carbon

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhân sự địa phương: Ban Bí thư chỉ định hai Giám đốc Công an tỉnh giữ chức vụ Đảng

Nhân sự địa phương: Ban Bí thư chỉ định hai Giám đốc Công an tỉnh giữ chức vụ Đảng

Về thông tin nhân sự địa phương tuần qua (16-20/12), Ban Bí thư chỉ định Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy…
Hải quân Việt Nam và Campuchia tuần tra chung lần thứ 77

Hải quân Việt Nam và Campuchia tuần tra chung lần thứ 77

Hải quân Nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc chuyến tuần tra chung lần thứ 77 với Hải quân Hoàng gia Campuchia.
Hơn 260.000 lượt khách tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Hơn 260.000 lượt khách tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra thành công tốt đẹp, đảm bảo tuyệt đối về an ninh và an toàn khi có tới hơn 260.000 lượt khách tham quan.
Áp thấp nhiệt đới hướng về quần đảo Trường Sa, miền Trung mưa lớn

Áp thấp nhiệt đới hướng về quần đảo Trường Sa, miền Trung mưa lớn

Hồi 13h ngày 22/12 vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Trường Sa khoảng 350km về phía Đông Đông Nam.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 2 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 2 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Tin cùng chuyên mục

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Hàng chục nghìn người dân sẽ nhận được thẻ đi metro VikkiGO miễn phí khi di chuyển tại metro tuyến số 1 mà không cần chuyển đổi sang các loại thẻ chuyên dụng.
Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Sáng ngày 22/12, 14 nhà ga trên tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên tại TP. Hồ Chí Minh chính thức mở cửa và phục vụ người dân đi lại.
Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Từ 19-22/12, Trung đoàn 451, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Ban Tổ chức Cuộc thi Innovation and Development 2024 đã trao 1 giải Đặc biệt “The Future Entrepreneur”, 2 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba… cho các đội thi.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Thời tiết biển hôm nay 22/12, vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió Đông Bắc cấp 6-7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh.
Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng, trời rét, có nơi rét đậm, rét hại. Trung Bộ nhiều mây, có mưa rào rải và dông.
Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Nhiều địa phương trên cả nước đang tích cực thực hiện, triển khai Kế hoạch hành động quốc gia CBRN giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, năm 2024 các bộ, ngành, địa phương đã xử lý kỷ luật 4.741 cán bộ, công chức, viên chức.
Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, quá trình tinh gọn bộ máy sẽ là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm vị trí việc làm mới phù hợp hơn với năng lực.
Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Những ngày cận Tết, các chợ truyền thống tại Hà Nội ghi nhận sự tương phản về lượng khách: Nơi tấp nập - chốn vắng khách.
Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Ngày 21/12, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025.
Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Sáng 21/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024. Sự kiện có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.
Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố ''sống còn'' với cộng đồng doanh nghiệp

Cải tiến quy trình sản xuất là một chiến lược quản lý nhằm tăng cường hiệu quả và chất lượng của các hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp
Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Thời tiết biển hôm nay 21/12, rãnh áp thấp ở phía Nam ở khoảng 4-7 độ Vĩ Bắc nối với vùng áp thấp có vị trí khoảng 3.9-4.9 độ Vĩ Bắc, 110.8-111.8 độ Kinh Đông.
Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Về thông tin nhân sự ngày 20/12, Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ; VKSND tỉnh Tuyên Quang điều động, bổ nhiệm lãnh đạo…
Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12, các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ có mây, đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Bắc Bộ sáng và đêm trời rét.
Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

Ngày 20/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển" với chủ đề “Chung tay bảo vệ đại dương - Vì một Việt Nam xanh hơn”.
“Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất”- hành động đẹp cần được lan tỏa

“Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất”- hành động đẹp cần được lan tỏa

Hành động “Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất” là một việc làm tử tế, mang tính nhân văn sâu sắc, xứng đáng để cho mỗi chúng ta học tập, noi theo.
Hà Nội: Làm rõ vụ 2 người tử vong, 14 người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Hà Nội: Làm rõ vụ 2 người tử vong, 14 người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

UBND quận Long Biên, thành phố Hà Nội chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra nguyên nhân khiến 2 người tử vong, 14 người nhập viện nghi ngờ do ngộ độc thực phẩm.
Hơn 10 tỷ đồng đến với người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi trong tháng 12

Hơn 10 tỷ đồng đến với người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi trong tháng 12

Hơn 10 tỷ đồng tiền hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi sẽ được Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) chi trả ngay trong tháng 12.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động