Thứ sáu 25/04/2025 20:27

Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Tránh chính sách tốt nhưng khâu thực hiện chậm, không đồng bộ

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã nêu một số vấn đề đang phát sinh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thảo luận tại Phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đánh giá cao Báo cáo của Chính phủ bổ sung đánh giá kết quả, tình hình thực hiện kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, đã bổ sung và làm rõ thêm những thành tựu, kết quả và những triển khai của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và cập nhật tình hình khắc phục những khó khăn trong đại dịch và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu thảo luận tại Phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Làm rõ thêm một số vấn đề phát sinh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, thứ nhất, trong đánh giá về thu hút lao động tự do quay lại các khu, cụm công nghiệp, các khu vực sản xuất ở các địa phương có một số không nhỏ là lao động người dân tộc thiểu số các địa phương do tác động của dịch bệnh khi quay về địa phương chưa có xu hướng quay trở lại, vì tâm lý e ngại, tâm lý lo lắng bị ảnh hưởng, khả năng ổn định khi quay lại với công việc và sinh kế khi quay trở lại những khu, cụm công nghiệp hay những nơi mình lao động trước đây.

Điều này gây gánh nặng cho các địa phương nơi đồng bào dân tộc thiểu số cư trú trong việc ổn định và đảm bảo các yếu tố sinh kế, nhất là trong điều kiện chúng ta triển khai các chương trình gói hỗ trợ đang tập trung nhiều vào các khu vực thu hút lao động để tập trung sản xuất công nghiệp, sản xuất tập trung, còn các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn thì điều này chưa được triển khai một cách đầy đủ và rõ nét.

Thứ hai, trong chỉ tiêu như Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội phân tích về bao phủ bảo hiểm y tế mức độ khó đạt theo yêu cầu. Qua khảo sát Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, chúng tôi nhận thấy trong thực hiện chính sách về phân định theo trình độ phát triển có yếu tố những xã đạt nông thôn mới sẽ ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn.

Như vậy sẽ gây ảnh hưởng vì những xã đặc biệt khó khăn được hưởng cấp phát chế độ bảo hiểm y tế. Trước đây khi đạt nông thôn mới không có điều kiện đó, nhưng hiện nay áp dụng phân định theo trình độ phát triển thì có điều kiện này.

Trong đó, tỷ lệ bà con người đồng bào thiểu số còn khá nhiều. Ngoài số hộ nghèo được thụ hưởng, số còn lại không được hưởng tiêu chuẩn này và không có nghĩa rằng lên nông thôn mới thì người ta đã khá giả ngay, phải có thời gian chuyển tiếp.

Điều này ảnh hưởng tâm lý cũng như khả năng để người ta tiếp tục thực hiện mua bảo hiểm y tế, nhất là những gia đình đông con và những người già thì khó có điều kiện mua để đảm bảo. “Tôi đề nghị Chính phủ quan tâm trong xây dựng chính sách, có đánh giá rà soát quá trình thực hiện để chúng ta có những điều chỉnh hợp lý, kịp thời - ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nói.

Thứ ba, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã ban hành hơn 2 năm. Chính phủ đã triển khai các bước, có Ban chỉ đạo và hướng dẫn một số nội dung, tuy nhiên đến nay trong 10 dự án thành phần hiện nay mới có một nội dung có nghị định hướng dẫn cho Ngân hàng Chính sách xã hội về hỗ trợ đối tượng cho vay. 9 nội dung còn lại chúng ta vẫn đang trong quá trình triển khai.

Bà con rất trông chờ, tin tưởng có những hỗ trợ, nếu không có hướng dẫn cụ thể thì không thể triển khai các nguồn. Hiện nay, chúng ta đang trình Thường vụ Quốc hội về phần đầu tư công trong xây dựng cơ bản, còn phần sự nghiệp thì hiện nay chưa triển khai. Đây là yếu tố cần phải có sự quan tâm kịp thời và đồng bộ, tránh việc chúng ta đưa chính sách rất tốt, tổng thể vĩ mô nhưng khi tổ chức thực hiện cụ thể thì bị chậm hoặc không đồng bộ - ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nhấn mạnh.

Thứ tư, hiện nay đang có tình trạng về việc thiếu thuốc cục bộ và thiếu một số sinh phẩm ở một số bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện và một số địa phương do khó khăn và vướng mắc trong việc thực hiện đấu thầu thuốc, người dân, đặc biệt là bà con vùng dân tộc thiểu số khi chuyển lên tuyến trên thường phải cùng với bệnh viện mua thêm thuốc. Theo đó, đề nghị Chính phủ có sự quan tâm trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện nội dung này cho kịp thời.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới