Phát triển công trình xanh: Phải xanh hóa từ công trình và dây chuyền sản xuất

Để phát triển công trình xanh thì cung cấp sản phẩm xanh là chưa đủ mà cần phải xanh hóa ngay từ công trình và dây chuyền sản xuất.
Phát triển công trình xanh: Cần ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn có tính pháp lý rõ ràng TP. Hồ Chí Minh đứng đầu cả nước về số công trình xanh

Theo Bộ Xây dựng, tổng diện tích các thành phố trên thế giới hiện chỉ chiếm 3% bề mặt trái đất nhưng lại chiếm đến 70% tổng lượng khí nhà kính vào khí quyển. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang phải đối mặt với những thách thức về cạn kiệt nguồn năng lượng hóa thạch, biến đổi khí hậu, gia tăng chất thải và ô nhiễm môi trường ở quy mô toàn cầu. Vì thế, việc chú trọng phát triển xanh nói chung và xây dựng công trình xanh nói riêng đang là chủ đề bức thiết của toàn thế giới, kể cả Việt Nam.

Phát triển công trình xanh: Phải xanh hóa từ công trình và dây chuyền sản xuất
Số lượng công trình xanh tại Việt Nam vẫn còn khiêm tốn. Ảnh minh họa

Tại Việt Nam, theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn, chúng ta chưa có quy định bắt buộc áp dụng đối với công trình xanh, việc phát triển công trình xanh được thực hiện theo hình thức tự nguyện, khuyến khích.

“Qua hơn 15 năm phát triển, số lượng công trình xanh của Việt Nam hiện đạt khoảng trên 300 công trình với tổng diện tích khoảng trên dưới 7,2 triệu m2 sàn xây dựng. Số lượng công trình xanh dù đã tăng lên đáng kể hàng năm nhưng so với tổng số công trình được xây dựng hàng năm thì con số này còn khá khiêm tốn, đòi hỏi cần có thêm nhiều sự nỗ lực, cố gắng để thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển công trình xanh trong thời gian tới”- ông Nguyễn Tường Văn cho biết.

Để đối phó với những thách thức trên, Chính phủ Việt Nam đã khởi xướng nhiều hoạt động hội thảo, trao đổi, tư vấn hướng tới hành động thúc đẩy triển khai công trình xanh, nhưng hiện vẫn còn có nhiều rào cản và thách thức trong quá trình triển khai dưới áp lực thời gian.

Do vậy, trong khuôn khổ Tuần lễ Công trình xanh 2023 tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh ngày 28/9, tại tọa đàm “Chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển công trình xanh”, các cơ quan Bộ, ngành, cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, các hiệp hội và đơn vị tư vấn trong lĩnh vực liên quan đến công trình xanh và tiết kiệm năng lượng đã đưa ra nhiều thách thức cần Chính phủ phải thực hiện các hành động quyết liệt hơn.

Phát triển công trình xanh: Phải xanh hóa từ công trình và dây chuyền sản xuất
Tọa đàm “Chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển công trình xanh” trao đổi về những giải pháp gỡ khó cho phát triển công trình xanh

Với vai trò là một trong những chuyên gia hàng đầu trong ngành xây dựng, ông Jacobo Perez Polaino - Tổng Giám đốc Sika Việt Nam nói rằng, cung cấp sản phẩm xanh ra thị trường thôi là chưa đủ, để nhanh chóng đạt mục tiêu đề ra các doanh nghiệp vật liệu xây dựng còn cần phải xanh hóa ngay từ công trình và dây chuyền sản xuất. “Với lợi thế là một công ty đa quốc gia, chúng tôi đã triển khai rất nhiều loại hình, dự án xanh trọng điểm trên toàn thế giới, chúng tôi tự tin để trở thành một chuyên gia tư vấn, một người bạn đồng hành cùng Chính phủ và các doanh nghiệp khác để hướng tới mục tiêu chung Net Zero 2050” - ông Jacobo Perez Polaino chia sẻ.

Để minh chứng cho nỗ lực trên, Sika đã chia sẻ cách thức phát triển và nâng cấp sản phẩm theo hướng giảm tác động môi trường đồng thời vẫn giữ hoặc nâng cao tính năng sản phẩm. Cụ thể như với những sáng kiến trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm, Sika đã thành công giảm phát thải CO2 với công thức dùng nguyên liệu bổ sung xi măng (SCM) có tỷ lệ thay thế dao động từ 5% đến 50%. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, Sika tận dụng năng lượng dư thừa để tạo ra nguồn năng lượng sạch giúp thay thế dần các loại nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt: Loại bỏ việc sử dụng khoảng 6.720Kg LPG, tiết kiệm khoảng 86.000 kWh/năm, giảm 20 tấn/năm lượng khí thải CO2… Bên cạnh đó, Sika Việt Nam cũng chú trọng vào công tác đào tạo, hướng dẫn và chia sẻ chuyên môn đến các đối tác, thầu thợ, nhân sự tương lai. Điều này không chỉ góp phần tạo nên lực lượng nhân sự chất lượng cho ngành xây dựng, mà còn hỗ trợ thúc đẩy tiến trình chuyển đổi xanh tại Việt Nam.

Ngoài những chia sẻ trên, để gỡ những nút thắt trong phát triển công trình xanh, các ý kiến chuyên gia cũng đề xuất rằng: Thứ nhất là hoàn thiện và đưa ra các quy định, hướng dẫn cụ thể về triển khai công trình xanh. Thứ hai là đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện, đánh giá vật liệu và sản phẩm xây dựng được dán “nhãn xanh”, giúp chủ đầu tư dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận với các sản phẩm phù hợp. Thứ ba là nâng cao nhận thức người dân về lợi ích của công trình xanh trong cộng đồng, đưa ra các chương trình giúp nhận thức lợi ích công trình xanh để người dân sẵn sàng đầu tư, tạo nhu cầu lớn về dự án xanh. Ngoài ra, việc xây dựng và sớm triển khai khung pháp lý và lợi ích cho người mua dự án, cư dân, chủ sở hữu nhà đang đầu tư và sinh sống tại các dự án đạt chứng nhận xanh cũng là việc cần được lưu tâm. Cuối cùng là thống nhất cam kết phải đi liền với những hành động cụ thể, thiết thực và hiệu quả của tất cả các bên liên quan.

Thùy Dương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phát triển bền vững

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam đưa ra 8 nhóm nhiệm vụ huy động nguồn lực JETP tại COP28

Việt Nam đưa ra 8 nhóm nhiệm vụ huy động nguồn lực JETP tại COP28

8 nhóm nhiệm vụ được Việt Nam thông tin tại hội nghị bàn tròn: “Lập kế hoạch chuyển đổi năng lượng công bằng ở các nước đang phát triển” của 4 nước tại COP28.
COP28: Vấn đề nào sẽ được thảo luận trong tuần thứ 2 của hội nghị?

COP28: Vấn đề nào sẽ được thảo luận trong tuần thứ 2 của hội nghị?

Sau 1 tuần diễn ra Hội nghị COP28, các quốc gia đã đạt được những kết quả nổi bật tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi sẽ được thảo luận trong tuần tới.
Vướng mắc trong miễn phép xây dựng, Bộ Xây dựng yêu cầu rà soát

Vướng mắc trong miễn phép xây dựng, Bộ Xây dựng yêu cầu rà soát

Xuất phát từ vướng mắc trong thực hiện quy định miễn phép xây dựng tại Hà Nội, Bộ Xây dựng cho biết sẽ rà soát lại các thông báo kết quả thẩm định.
COP28 đánh giá tiến trình thực hiện Thỏa thuận Paris

COP28 đánh giá tiến trình thực hiện Thỏa thuận Paris

Theo kế hoạch COP28 dự kiến công bố bản Đánh giá Toàn cầu đầu tiên về tiến trình thực hiện Thoả thuận Paris của cộng đồng quốc tế trong nỗ lực ứng phó với BĐKH.
Xây dựng chuỗi giá trị xanh trong quy trình sản xuất

Xây dựng chuỗi giá trị xanh trong quy trình sản xuất

Thực hiện Chương trình Sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2023 đã tạo những chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ môi trường.

Tin cùng chuyên mục

Thực hiện COP 26: Doanh nghiệp nhà nước lên kế hoạch hành động

Thực hiện COP 26: Doanh nghiệp nhà nước lên kế hoạch hành động

Doanh nghiệp đang tích cực, chủ động triển khai các cam kết quốc tế, đặc biệt là các cam kết kể từ Hội nghị COP26 nhằm thực hiện giảm phát thải khí nhà kính.
Đà Nẵng: Hơn 4,6 tỷ đồng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường

Đà Nẵng: Hơn 4,6 tỷ đồng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường

Dự án bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học tại Đà Nẵng đã huy động hơn 4,6 tỷ đồng, trồng gần 14.000 cây xanh, góp phần phát triển bền vững thành phố.
Thừa Thiên Huế: Hồ đập thuỷ điện, thuỷ lợi góp phần cắt lũ cho hạ du

Thừa Thiên Huế: Hồ đập thuỷ điện, thuỷ lợi góp phần cắt lũ cho hạ du

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, chủ động điều tiết theo quy trình vận hành liên hồ, các hồ đập đã góp phần cắt lũ, giảm lũ cho hạ du
Hà Nội tạo chuyển biến tích cực trong sản xuất và tiêu dùng bền vững

Hà Nội tạo chuyển biến tích cực trong sản xuất và tiêu dùng bền vững

Theo Sở Công Thương Hà Nội, các nhiệm vụ thuộc Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2023 đã tạo chuyển biến tích cực.
Tập đoàn SCG thúc đẩy hợp tác tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn 2023

Tập đoàn SCG thúc đẩy hợp tác tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn 2023

Tập đoàn SCG và Mạng lưới đối tác doanh nghiệp Thái Lan đã phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023.
Phát triển bền vững: Doanh nghiệp hiện thực hoá chính sách bằng hành động cụ thể

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp hiện thực hoá chính sách bằng hành động cụ thể

Nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, cộng đồng doanh nghiệp đang hiện thực hoá chính sách của nhà nước bằng những hành động cụ thể.
Nâng cao kiến thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho cán bộ ngành Công Thương phía Nam

Nâng cao kiến thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho cán bộ ngành Công Thương phía Nam

Sáng ngày 15/11/2023, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra chương trình đào tạo về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2023 khu vực phía Nam.
Coca-Cola triển khai chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối"

Coca-Cola triển khai chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối"

Coca-Cola cho biết đã triển khai chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối" đến người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy quá trình tái chế tại Việt Nam.
Khám phá không gian xanh ở "đại bản doanh" VNPT VinaPhone

Khám phá không gian xanh ở "đại bản doanh" VNPT VinaPhone

Tòa nhà VNPT Vinaphone được vinh danh là “Công trình xây dựng sử dụng năng lượng xanh - năm 2020” cùng nhiều không gian xanh về thiết kế.
Không hiểu rõ lợi thế khiến doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng “ngó lơ” ESG

Không hiểu rõ lợi thế khiến doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng “ngó lơ” ESG

Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng chưa thực sự hiểu rõ về ESG cùng những lợi thế có được khi thực hành ESG.
Việt Nam đóng siêu du thuyền đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới trong du lịch

Việt Nam đóng siêu du thuyền đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới trong du lịch

Xu hướng tiêu dùng xanh đã góp phần thúc đẩy các nhà sản xuất, cung ứng chuyển hướng trong sản xuất và cung cấp dịch vụ, và ngành du lịch cũng không ngoại lệ.
Ngày 18 và 19/11, sẽ diễn ra Chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2023”

Ngày 18 và 19/11, sẽ diễn ra Chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2023”

Ngày 18 và 19/11, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, phố đi bộ Hoàn Kiếm, Hà Nội sẽ diễn ra Chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2023”.
Bầu các chức danh chủ chốt Quỹ Việt Nam xanh

Bầu các chức danh chủ chốt Quỹ Việt Nam xanh

Sau khi công bố thành lập Quỹ Việt Nam xanh, mới đây, Ban sáng lập Quỹ Việt Nam xanh đã tiến hành bầu các chức danh chủ chốt của quỹ.
Lấy ý kiến dự thảo Quyết định Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030

Lấy ý kiến dự thảo Quyết định Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030

Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện đang lấy ý kiến dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến 2030.
Doanh nghiệp ngành Công Thương tìm giải pháp phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu

Doanh nghiệp ngành Công Thương tìm giải pháp phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu

Cam kết của Việt Nam với quốc tế về phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 tại COP26 đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết về mục tiêu phát triển bền vững.
Đà Nẵng: Ký kết thúc đẩy các hoạt động liên quan đến tín chỉ carbon

Đà Nẵng: Ký kết thúc đẩy các hoạt động liên quan đến tín chỉ carbon

Các doanh nghiệp tại Đà Nẵng cùng ký kết hợp tác nhằm thúc đẩy, phát triển các hoạt động liên quan đến tín chỉ carbon và giao dịch tín chỉ carbon.
Nâng cao trình độ cho cán bộ tư vấn về sản xuất và tiêu dùng bền vững

Nâng cao trình độ cho cán bộ tư vấn về sản xuất và tiêu dùng bền vững

Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững, giai đoạn 2021-2030.
Hà Nội: Gia tăng tiêu dùng và phân phối xanh

Hà Nội: Gia tăng tiêu dùng và phân phối xanh

Với sự vào cuộc của ngành Công Thương, xu hướng tiêu dùng và phân phối xanh tại Hà Nội đã lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng dân cư và doanh nghiệp.
Cần thúc đẩy mua sắm đa dạng và mua sắm có trách nhiệm giới

Cần thúc đẩy mua sắm đa dạng và mua sắm có trách nhiệm giới

Khoảng 30% doanh nghiệp trên toàn cầu do phụ nữ làm chủ. Tuy nhiên, mới chỉ có khoảng 1% khoản chi tiêu dùng mua sản phẩm của doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.
Thay đổi bắt đầu từ những hành động nhỏ

Thay đổi bắt đầu từ những hành động nhỏ

Mỗi sự thay đổi đều bắt đầu bằng những hành động nhỏ, thay vì “tái chế, tái sử dụng” giảm thiểu chất thải trong tiêu dùng cũng là thực hiện kinh tế tuần hoàn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động