TP. Hồ Chí Minh đứng đầu cả nước về số công trình xanh
Môi trường 28/09/2023 18:35 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2022: Hiện thực hóa cam kết của Việt Nam tại COP 26 Phát triển công trình xanh: Cần ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn có tính pháp lý rõ ràng |
Thông tin được ông Nguyễn Tường Văn - Thứ trưởng Bộ Xây dựng - cho biết, tại sự kiện Tuần lễ Công trình Xanh Việt Nam năm 2023, diễn ra chiều ngày 28/9 tại TP. Hồ Chí Minh.
![]() |
Ông Nguyễn Tường Văn - Thứ trưởng Bộ Xây dựng |
Với chủ đề “Phát triển công trình xanh thúc đẩy chuyển đổi xanh ngành xây dựng: Cơ hội và thách thức”, sự kiện Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2023 gồm nhiều hoạt động hội thảo chuyên ngành, triển lãm… Sự kiện thể hiện cam kết, nỗ lực của Bộ Xây dựng và UBND TP. Hồ Chí Minh trong việc hỗ trợ, thúc đẩy các nội dung, nhiệm vụ về sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường, giảm phát thải, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng không của Chính phủ.
Chia sẻ tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn - cho biết: Việt Nam chưa có quy định bắt buộc áp dụng đối với công trình xanh, việc phát triển công trình xanh được thực hiện theo hình thức tự nguyện, khuyến khích.
Qua hơn 15 năm phát triển, số lượng công trình xanh của Việt Nam hiện đạt trên 300 công trình với tổng diện tích khoảng 7,2 triệu m2 sàn xây dựng. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh có 67 công trình, đứng đầu cả nước về số công trình xanh và đứng thứ 2 về diện tích sàn xây dựng được chứng nhận công trình xanh, với tổng diện tích sàn được chứng nhận hơn 1,2 triệu m2.
![]() |
Đại biểu tham dự sự kiện Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2023, tại TP. Hồ Chí Minh chiều ngày 28/9/2023 |
Các loại hình công trình xanh đã mở rộng từ công trình văn phòng, trụ sở cơ quan đến khách sạn, trung tâm thương mại, trường học, nhà xưởng công nghiệp… Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn nhìn nhận, số lượng công trình xanh dù đã tăng lên đáng kể hàng năm, nhưng so với tổng số công trình được xây dựng hàng năm thì con số này còn khá khiêm tốn. Do đó, đòi hỏi cần có thêm nhiều sự nỗ lực, cố gắng để thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển công trình xanh trong thời gian tới.
Đặc biệt, việc phát triển công trình xanh sẽ đồng thời thúc đẩy các giải pháp thiết kế kiến trúc, nội thất xanh, thúc đẩy phát triển sản phẩm, thiết bị cơ điện, vật liệu xây dựng xanh, giảm tiêu thụ nước, tài nguyên để xây dựng và vận hành công trình, giảm phát thải khí nhà kính. Qua đó, góp phần thúc đẩy chuyển đổi xanh ngành xây dựng.
![]() |
Doanh nghiệp giới thiệu với đại biểu tham dự sự kiện về xu hướng sử dụng vật liệu xanh, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường |
Ở góc độ chính quyền địa phương, ông Bùi Xuân Cường - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - cho biết: Thời gian qua, UBND thành phố đã ban hành nhiều quyết định và kế hoạch, đồng thời chỉ đạo Sở Xây dựng cùng các sở ngành liên quan phối hợp thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, nhằm thúc đẩy hình thành thói quen về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các hoạt động của xã hội, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cũng như trong công trình xây dựng.
![]() |
Chuyên gia quốc tế chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra các khuyến nghị, giải pháp về cơ chế chính sách phát triển công trình xanh |
Tại sự kiện các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia, doanh nghiệp, đơn vị tư vấn, ngân hàng, các cơ quan, tổ chức quốc tế tập trung trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm. Đồng thời đưa ra các khuyến nghị, giải pháp về cơ chế chính sách, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, cơ chế ưu đãi, tín dụng xanh, tài chính xanh… để tạo điều kiện thuận lợi, dỡ bỏ các rào cản, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển công trình xanh ở nhiều loại hình, cấp độ, quy mô công trình ở tất cả các địa phương trong cả nước.
Đáng chú ý, trong phiên toàn thể của của sự kiện, các diễn giả trong nước và quốc tế đã trình bày tham luận về chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất xanh, giải pháp khử các bon trong lĩnh vực xây dựng, khuyến nghị các giải pháp thúc đẩy phát triển công trình xanh cho Việt Nam…
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Thời tiết hôm nay 5/12/2023: Bắc Bộ chuẩn bị rét đậm, Trung Bộ hứng chịu mưa dông

Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc rét đậm rét hại

Những nguyên nhân khiến ô nhiễm không khí ở Hà Nội cao thứ 3 thế giới?

4 kết qủa nổi bật của Việt Nam tại Hội nghị COP28

Thời tiết hôm nay 4/12/2023: Bắc Bộ tăng nhiệt, Trung Bộ giảm lượng mưa
Tin cùng chuyên mục

Thời tiết miền Bắc tuần tới sẽ diễn biến ra sao?

Hà Nội chi 10 tỷ đồng thí điểm 2 tuyến đường dành cho xe đạp

Thời tiết hôm nay 3/12/2023: Bắc Bộ trời rét, Trung Bộ tiếp tục mưa to

Tháng 12 có những trận mưa sao băng nào?

Thời tiết hôm nay ngày 2/12/2023: Hà Nội thấp nhất 16 độ; Tây Nguyên đề phòng lốc, sét

Tập đoàn PAN và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam hợp tác triển khai dịch vụ tài chính tại COP28

Nguồn vốn hỗ trợ: Chìa khóa cho phát triển xanh ở Đông Nam Á và Việt Nam

Tháng 12, không khí lạnh sẽ diễn biến ra sao?

16 tác phẩm được trao giải cuộc thi viết về bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2023

Thời tiết hôm nay 1/12/2023: Bắc Bộ mưa rét; Trung Bộ khả năng lốc, gió giật mạnh

Việt Nam có thể đạt được mục tiêu giảm phát thải ròng bằng “0”

Đợt không khí lạnh ở miền Bắc sẽ diễn ra như thế nào?

Thời tiết hôm nay 30/11/2023: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển rét, có nơi dưới 11 độ

Thời tiết hôm nay 29/11/2023: Bắc Bộ đón không khí lạnh, Trung Bộ mưa lớn

Ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, Bắc bộ khả năng có mưa

Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN và Môi trường đề xuất 5 giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Xu thế thời tiết tháng 12/2023 và mùa khô năm 2024

Thời tiết hôm nay 28/11/2023: Bắc Bộ nắng ráo, Trung Bộ mưa rào rải rác

Hoàn thiện giải pháp quản lý các tấm quang năng điện mặt trời thải bỏ
