Phát triển chuỗi giá trị toàn cầu sau đại dịch: Giải pháp biến thách thức thành cơ hội

Chuỗi giá trị toàn cầu chưa thể bình thường trở lại sau tác động Covid-19, để “khơi thông” dòng chảy thương mại, các quốc gia cần biến thách thức thành cơ hội.
Tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu: Cơ hội không thể bỏ lỡ Cơ hội và thách thức đối với chuỗi giá trị toàn cầu, phục hồi kinh tế sau đại dịch

Chỉ 2% doanh nghiệp có sự chuẩn bị ứng phó với Covid-19

Nội dung được rất nhiều đại biểu quan tâm, bàn thảo tại Hội thảo APEC về cơ hội và thách thức đối với chuỗi giá trị toàn cầu trong đại dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế sau đại dịch do Bộ Công Thương tổ chức vào ngày 13-14/10 là: Làm thế nào để các quốc gia trong khu vực APEC biến thách thức thành cơ hội trong phát triển chuỗi giá trị toàn cầu, trong bối cảnh chuỗi giá trị này vừa chịu tác động mạnh từ đại dịch Covid-19 và chưa thể phục hồi trong ngắn hạn?.

Phát triển chuỗi giá trị toàn cầu sau đại dịch: Giải pháp biến thách thức thành cơ hội
Dịch Covid-19 được đánh giá đã tác động mạnh đến chuỗi cung ứng toàn cầu

Theo ông Jason Bernstein - Giám đốc phụ trách Ban quan hệ toàn cầu tại Hội đồng Hoá chất Hoa Kỳ: Covid-19 và tác động của những đợt phong toả để phòng, chống dịch đã mang lại nhiều thách thức cho nền kinh tế, chuỗi cung ứng toàn cầu và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Cũng theo ông Jason Bernstein: "Theo một cuộc khảo sát được tiến hành mới đây, chỉ có 2% doanh nghiệp trên thế giới có sự chuẩn bị nào đó để ứng phó với dịch Covid-19, nên những tác động Covid-19 mang lại ngoài dự đoán của mọi người, của các doanh nghiệp, nên nó gây tác động nặng nề với khu vực doanh nghiệp cũng như nền kinh tế".

Đặc biệt hơn, theo ông Jason Bernstein, ngoài Covid-19, còn có thêm những yếu tố khác ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu như: Bất ổn chính trị tại một số quốc gia trên thế giới dẫn đến năng lượng khan hiếm tại nhiều quốc gia, cùng với đó là áp lực lạm phát, cơ chế chính sách và biến đổi khí hậu… đã tác động đến các nền kinh tế và các chuỗi cung ứng.

Trong khi đó, theo ông Faizai Safa - Đại diện Uỷ ban Công nghiệp 4.0 (Indonesia): Dịch Covid-19 đã khiến cho nhiều loại hàng hoá không thể phân phối được trực tiếp như trước mà phải thông qua các nền tảng số, cùng với đó là thói quen tiêu dùng của khách hàng cũng thay đổi, họ mua bán dựa vào các nền tảng công nghệ nhiều hơn. Các doanh nghiệp có nền tảng công nghệ tốt chỉ có thể ngồi ở văn phòng cũng có thể dễ dàng phân phối sản phẩm đến tay khách hàng cuối cùng.

Theo đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu không có sự thay đổi về công nghệ, thay đổi cách tiếp cận khách hàng mà vẫn giữ nguyên phương thức sản xuất và phân phối truyền thống, doanh nghiệp trên thế giới nói chung và khu vực APEC nói riêng chẳng những không giữ được mà còn mất khách hàng cũ, chưa nói đến mở rộng thị trường với những khách hàng mới.

Phát triển chuỗi giá trị toàn cầu sau đại dịch: Giải pháp biến thách thức thành cơ hội
Phát triển chuỗi cung ứng APEC bền vững sẽ thúc đẩy nền kinh tế APEC trong thời gian tới

Dự báo khó khăn, cần sự ứng phó linh hoạt

Mặc dù thách thức Covid-19 đã khiến cho các quốc gia tạo ra những nền tảng thương mại điện tử nhiều hơn, hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng trực tuyến. Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng rất nỗ lực trong việc chuyển đổi số, áp dụng công nghệ vào sản xuất và phân phối hàng hoá, ở cấp Chính phủ, nhiều quốc gia cũng tập trung chuyển đổi số, tạo thuận lợi cho khu vực doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tiếp cận thị trường và khách hàng.

Tuy nhiên, theo dự báo của các chuyên gia, chuỗi cung ứng toàn cầu chưa thể “khơi thông” hoàn toàn, nhất là trong bối cảnh giá năng lượng trên thế giới tăng cao đã tác động đến tăng giá một số mặt hàng, tăng giá dịch vụ logictisc (tăng khoảng 25%) so với trước thời điểm dịch bệnh, ảnh hưởng đến dòng chảy lưu thông hàng hoá.

Chưa kể, theo ông Jason Bernstein, một số quốc gia trên thế giới hiện nay cũng áp dụng những tiêu chuẩn mới đối với hàng hoá nhập khẩu. Điển hình như tại Hoa Kỳ, quốc gia này vừa thông qua quy định mới không sử dụng lao động cưỡng bức trẻ em, đòi hỏi bất cứ sản phẩm nào cũng được đánh giá hoặc kiểm tra xem có sử dụng lao động trẻ em cưỡng bức không. Nếu có, sẽ nhất quyết không được tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Bên cạnh Hoa Kỳ, những quy định tương tự như vậy tại nhiều quốc gia trên thế giới sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành của chuỗi cung ứng trong thời gian tới” - ông Jason Bernstein khẳng định.

Đứng trước những khó khăn trên, để đảm bảo dòng chảy thông suốt của chuỗi cung ứng toàn cầu, ông Luciano Cuervo - Cố vấn kinh tế cấp cao tại Chuỗi cung ứng toàn cầu Chile cho rằng: Các quốc gia cần phải tập trung hỗ trợ khu vực doanh nghiệp chuyển đổi số và thay đổi mô hình kinh doanh, nhất là khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bởi đây là khu vực đóng góp đến 80% động lực tăng trưởng. Cùng với đó, cần có các chính sách khuyến khích thế hệ Gen Z vào hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp, bởi đây là thế hệ giỏi về công nghệ và có thể tiếp cận nhanh với những thay đổi về nhu cầu tiêu dùng.

Trong khi đó, đối với khu vực doanh nghiệp, ông Luciano Cuervo cho rằng, cần thực hiện sản xuất một cách tiết kiệm hơn, sắp xếp lại cấu trúc chi phí và nâng cao năng suất, xây dựng công ty dựa vào nền tảng số.

Bên cạnh chuyển đổi số, theo các chuyên gia kinh tế, để phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu một cách bền vững, các quốc gia trong khu vực APEC cũng cần giảm thiểu các rào cản thương mại thuế quan và phi thuế quan tại các cửa khẩu.

Vì trên thực tế hiện nay, nhiều quốc gia đang áp dụng rất nhiều các thủ tục tại các cửa khẩu, làm ảnh hưởng đến hoạt động lưu thông hàng hoá của doanh nghiệp. Trong khi đó, đối với hoạt động xuất nhập khẩu thì việc “ách tắc” ở cửa khẩu một ngày khác hoàn toàn so với một vài ngày. Theo đó, giảm thiểu các thủ tục tại cửa khẩu, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lưu thông hàng hoá lại chính là cơ hội để khơi thông chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh hiện nay. Đây cũng là giải pháp để thúc đẩy chuỗi cung ứng APEC và thúc đẩy nền kinh tế APEC trong thời gian tới.

Bà Phạm Quỳnh Mai - Quan chức cấp cao Việt Nam tham gia APEC: Để vượt qua thách thức gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, các quốc gia cần tạo ra những mạng lưới sản xuất linh hoạt hơn, đồng thời tái cơ cấu nền kinh tế để thúc đẩy giá trị cho chuỗi cung ứng thông qua các chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với khu vực doanh nghiệp.
Nguyễn Hoà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cơ hội hợp tác ngành nội thất Việt Nam - Ấn Độ

Cơ hội hợp tác ngành nội thất Việt Nam - Ấn Độ

Ngành nội thất Ấn Độ tăng trưởng mạnh mẽ, mở ra cơ hội hợp tác lớn cho doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực đồ gỗ và nội thất thông minh, bền vững.
Những con số đáng nhớ về Ngày Chiến thắng

Những con số đáng nhớ về Ngày Chiến thắng

Nhân dịp Nga kỷ niệm Ngày Chiến thắng, đánh dấu thời khắc phát xít Đức ký văn kiện đầu hàng vô điều kiện, tờ Tass điểm lại những con số và sự kiện đáng chú ý.
Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đàm phán nâng cấp Hiệp định ATIGA

Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đàm phán nâng cấp Hiệp định ATIGA

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đặc biệt lần thứ hai về nâng cấp Hiệp định ATIGA đã kết thúc tốt đẹp, tạo nền tảng thuận lợi cho các vòng đàm phán tiếp theo.
Liên Hợp Quốc cùng nhiều quốc gia chúc mừng tân Giáo hoàng

Liên Hợp Quốc cùng nhiều quốc gia chúc mừng tân Giáo hoàng

Ngay sau khi Giáo hoàng Leo XIV được bầu làm người đứng đầu Giáo hội Công giáo, lãnh đạo nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã đồng loạt gửi lời chúc mừng.
Chiến sự Nga - Ukraine sáng 9/5: Trinh sát Ukraine đầu hàng ở Avdeevka

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 9/5: Trinh sát Ukraine đầu hàng ở Avdeevka

Trinh sát Ukraine đầu hàng; Ukraine thương vong lớn trong đợt đột kích mới... là những tin tức mới nhất có trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine sáng 9/5.

Tin cùng chuyên mục

Vị thế đồng USD được củng cố nhờ động thái mới của Fed

Vị thế đồng USD được củng cố nhờ động thái mới của Fed

Chính sách thận trọng của Fed đã giúp đồng USD bật tăng trở lại và trấn an thị trường toàn cầu, tạo tín hiệu tích cực cho nền kinh tế Mỹ.
Thông tin về tàu ngầm

Thông tin về tàu ngầm 'điệp viên' của Israel

Tàu ngầm không người lái BlueWhale do Israel phát triển nặng 5,5 tấn, có thể hoạt động nhiều tuần dưới nước và thực hiện các nhiệm vụ trinh sát.
Lộ diện loạt vũ khí mới trong Lễ duyệt binh tại Nga

Lộ diện loạt vũ khí mới trong Lễ duyệt binh tại Nga

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 8/5: Lộ diện những vũ khí mới của Nga tại Lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng, đáng chú ý là pháo tự hành Giatsint-K và Malva.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 8/5: Lính đánh thuê Ukraine tử nạn

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 8/5: Lính đánh thuê Ukraine tử nạn

Lính đánh thuê Ukraine tử nạn; UAV Nga thiêu cháy loạt kho đạn Ukraine... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 8/5.
Cơ hội thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Ấn Độ

Cơ hội thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Ấn Độ

Ngày 4/5/2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Adlux, Kochi, bang Kerala, Ấn Độ đã diễn ra Diễn đàn kinh doanh Việt Nam - Ấn Độ.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 8/5: Nga bắt giữ sĩ quan NATO

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 8/5: Nga bắt giữ sĩ quan NATO

Nga bắt giữ sĩ quan NATO; Nga dội bão lửa, thiêu rụi HIMARS của Ukraine... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine sáng 8/5.
Mời tham dự Webinar

Mời tham dự Webinar 'Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong ngành dệt may'

Ngày 23/5/2025, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp với các đơn vị liên quan sẽ tổ chức Webinar có chủ đề “Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong ngành dệt may”.
Việt Nam tham dự Triển lãm quốc tế InDEX 2025 tại Kerala

Việt Nam tham dự Triển lãm quốc tế InDEX 2025 tại Kerala

Từ ngày 1 - 5/5/2025, Việt Nam đã tham dự Triển lãm quốc tế INDEX 2025 tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Adlux, Kochi, bang Kerala, Ấn Độ.
Nga nâng cấp xe tăng T-90M và trình làng UAV tự sát thế hệ mới

Nga nâng cấp xe tăng T-90M và trình làng UAV tự sát thế hệ mới

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 7/5: Nga vừa trang bị chiến đấu với mẫu UAV tự sát "Sản phẩm 51" và "Sản phẩm 52" mạnh mẽ hơn.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 7/5: Sĩ quan Ukraine tử nạn ở Donetsk

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 7/5: Sĩ quan Ukraine tử nạn ở Donetsk

Sĩ quan Ukraine tử nạn ở Donetsk; Nga tấn công căn cứ Ukraine... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine chiều 7/5.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 7/5: Điệp viên Ukraine tử nạn ở Dnieper

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 7/5: Điệp viên Ukraine tử nạn ở Dnieper

Điệp viên Ukraine tử nạn ở Dnieper; Nga giáng đòn đánh sập căn cứ Ukraine... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine sáng 7/5.
Saudi Arabia chi khủng mua tên lửa không đối không AIM-120C-8

Saudi Arabia chi khủng mua tên lửa không đối không AIM-120C-8

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 6/5: Saudi Arabia chi khủng mua vũ khí với số tiền dự toán khoảng 3,5 tỷ USD, bao gồm tên lửa không đối không AIM-120C-8.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 6/5: Đặc nhiệm Ukraine rút lui ở Zaporizhia

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 6/5: Đặc nhiệm Ukraine rút lui ở Zaporizhia

Đặc nhiệm Ukraine rút lui ở Zaporizhia; Nga tấn công dồn dập vào tỉnh Sumy;... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 6/5.
Tuần hàng Việt tại Malaysia: Cà phê, nông sản tới tấp người mua

Tuần hàng Việt tại Malaysia: Cà phê, nông sản tới tấp người mua

Lần đầu tiên, cà phê Trung Nguyên, sữa Vinamilk, nước mắm Nam Ngư, trà đào TVT, bánh phở khô… được AEON Malaysia nhập khẩu trực tiếp, bán tại 5 siêu thị.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 6/5: Lính đánh thuê NATO tử nạn ở Sumy

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 6/5: Lính đánh thuê NATO tử nạn ở Sumy

Lính đánh thuê NATO tử nạn; Nga thiêu rụi khí tài Ukraine,... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 6/5.
Chiến sự Nga - Ukraine chiều 5/5: Hàng loạt lính Ukraine đầu hàng ở Kursk

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 5/5: Hàng loạt lính Ukraine đầu hàng ở Kursk

Hàng loạt lính Ukraine đầu hàng; drone FPV Nga phá hủy loạt xe địa hình ở Sumy... là tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine chiều 5/5.
Brazil gỡ lệnh cấm, cá rô phi Việt Nam trở lại

Brazil gỡ lệnh cấm, cá rô phi Việt Nam trở lại 'đường đua' xuất khẩu

Brazil gỡ lệnh cấm nhập khẩu cá rô phi Việt Nam, mở cơ hội cho doanh nghiệp thủy sản trong nước, tạo động lực đưa kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD vào 2030.
Nước mắm Việt

Nước mắm Việt 'theo chân' cơm tấm chinh phục thị trường Nhật Bản

Chuỗi cửa hàng nổi tiếng Nhật Bản Matsuya đang bán thử nghiệm món ăn “Cơm thịt heo phong cách cơm tấm Việt Nam” với nguyên liệu chính là nước mắm truyền thống.
Hy Lạp giới thiệu phương án nâng cấp xe bọc thép M113

Hy Lạp giới thiệu phương án nâng cấp xe bọc thép M113

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 3/5: Hy Lạp giới thiệu phương án nâng cấp xe bọc thép M113 với việc tăng cường hỏa lực, giáp bảo vệ theo tiêu chuẩn hiện đại.
Ba Lan chi

Ba Lan chi 'khủng' hiện đại hóa phi đội máy bay F-16

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 2/5: Ba Lan chi khủng hiện đại hóa phi đội máy bay F-16 lên chuẩn Viper sau khi được Mỹ chấp thuận cung cấp tên lửa tầm xa mới.
Mobile VerionPhiên bản di động