Vụ ngộ độc bánh mì Phượng và bài học đắt giá về xây dựng, bảo vệ thương hiệu Chủ tiệm bánh mì Phượng xin lỗi sau vụ ngộ độc hàng loạt |
Theo đó, Viện Pasteur Nha Trang đã thực hiện kiểm nghiệm 12 mẫu thực phẩm và 1 mẫu phân.
Các mẫu thực phẩm gồm: Pate, rau xà lách, dưa leo, rau húng, hành, chả heo, thịt heo xíu, xíu mại, trong đó có mẫu dương tính với khuẩn Bacillus cereus sinh độc tố.
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, chả heo (lấy mẫu lúc 7h ngày 11/9) dương tính với Bacillus Cereus sinh độc tố NHE và HBL.
Thịt heo xíu (lấy mẫu lúc 7h ngày 11/9) dương tính với Salmonella spp.
Rau xà lách, rau răm, hành, dưa leo (lấy mẫu lúc 7h ngày 12/9) dương tính Salmonella spp.
Thịt heo xíu (lấy mẫu cơ sở lúc 7h30 ngày 12/9) dương tính Salmonella spp.
Xíu mại (lấy mẫu lúc 7h ngày 12/9) dương tính với Bacillus Cereus sinh độc tố NHE.
Thịt heo xíu (lấy mẫu lúc 10h30 ngày 13/9) dương tính với Salmonella spp.
Xíu mại (lấy mẫu lúc 10h ngày 13/9) dương tính với Salmonella spp.
Có hơn 140 người ngộ độc sau khi ăn bánh mì Phượng |
Theo các bác sĩ, vi khuẩn Salmonella là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm hàng đầu trên thế giới, có thể tìm thấy vi khuẩn này trong nhiều loại thực phẩm, gồm thịt gà, thịt bò, thịt lợn, trứng, trái cây, rau và cả thực phẩm chế biến sẵn.
Nhiễm khuẩn này, bệnh nhân thấy buồn nôn, nhức đầu, choáng váng, khó chịu, sốt, đau bụng, sau đó xuất hiện nôn mửa và đi ngoài nhiều lần, phân toàn nước, đôi khi có máu.
Còn vi khuẩn Bacillus cereus là một trong những tác nhân gây ngộ độc thực phẩm hàng đầu, xếp sau Salmonella. Bacillus cereus phổ biến trong môi trường, trong phân, đất nên dễ bị nhiễm vào thực phẩm. Khuẩn này có khả năng tồn tại ở dạng bào tử và đề kháng với nhiệt cao. Bacillus cereus phát triển tốt nhất trong khoảng từ 4 đến 48 độ C, sinh sôi nhiều trong khoảng 28 đến 35 độ C. Thực phẩm chứa độc tố của vi khuẩn này thường gây hai dạng ngộ độc. Dạng thứ nhất, độc tố gây buồn nôn, nôn ói, đau bụng, khởi phát nhanh trong vòng 6 giờ sau khi ăn. Dạng thứ hai xảy ra chậm hơn, từ 6 đến 15 giờ, gây tiêu chảy khi vi khuẩn ở trong đường ruột.
Cơ sở bánh mì Phượng hiện đã tạm dừng hoạt động |
Trước đó như Báo Công Thương đưa tin, ngày 11/9, một số người dân và du khách sau khi ăn bánh mì Phượng (số 2B Phan Châu Trinh, phường Minh An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) có biểu hiện bị ngộ độc. Con số này liên tục tăng và đến ngày 14/9 số người bị ngộ độc đã lên đến 141 người.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, chính quyền địa phương đã yêu cầu bánh mì Phượng tạm dừng hoạt động. Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng đã vào cuộc đề nghị tạm thời đình chỉ hoạt động của cơ sở Bánh mì Phượng và yêu cầu Sở Y tế Quảng Nam kiểm tra toàn diện điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở, truy xuất nguồn gốc, lấy mẫu kiểm tra, tìm rõ căn nguyên vụ việc; xử lý nghiêm nếu có vi phạm và thông báo kết quả công khai đến cộng đồng.
Mới đây nhất, chủ cơ sở sản xuất bánh mì Phượng đã có thư xin lỗi gửi đến khách hàng về sự cố hơn 140 người ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì của cơ sở này.