Chủ nhật 27/04/2025 20:55

Phấn đấu để dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình được chấp thuận chủ trương đầu tư

UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức cuộc họp nghe Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh báo cáo tình hình triển khai dự án Nhà máy nhiệt điện LNG.

Dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình đã được cập nhật vào quy hoạch tỉnh, điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng khu kinh tế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đến nay, dự án đã hoàn thành công tác khảo sát và lựa chọn đơn vị tư vấn lập đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 khu liên hợp.

Ông Vũ Kim Cứ - Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư Thái Bình phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: K.D

Để sớm triển khai dự án, Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình xây dựng đường găng tiến độ, hướng dẫn, hỗ trợ thủ tục đầu tư cho doanh nghiệp và tham mưu UBND tỉnh một số giải pháp chỉ đạo các sở, ngành, địa phương cùng vào cuộc thực hiện các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền, trách nhiệm.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung phân tích những khó khăn ảnh hưởng tới tiến độ triển khai dự án, đồng thời bàn giải pháp tháo gỡ, trước mắt là hoàn thành hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư để làm căn cứ pháp lý triển khai các bước tiếp theo.

Ông Nguyễn Văn Hóa - Chủ tịch UBND huyện Thái Thụy phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: K.D

Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Khắc Thận - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình nhấn mạnh, dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình có ý nghĩa rất quan trọng, cấp thiết đối với an ninh năng lượng quốc gia và phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án vừa là yêu cầu vừa là nhiệm vụ đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận thống nhất đặt ra mục tiêu quyết tâm hoàn thành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án trong tháng 11/2023. Ảnh: K.D

Để dự án sớm được triển khai, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình lưu ý còn nhiều việc phải làm, song trước mắt thống nhất đặt ra mục tiêu quyết tâm hoàn thành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án trong tháng 11/2023.

Muốn đạt được tiến độ này, các sở, ngành, địa phương cần triển khai thực hiện linh hoạt, có sự phối hợp chặt chẽ, tổ chức rà soát lại các điều kiện, nhiệm vụ phải thực hiện từ công tác quy hoạch, cập nhật các quy hoạch bảo đảm đồng bộ, đánh giá tác động môi trường, quỹ đất... đến công tác thẩm định, đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để triển khai dự án.

Đồng thời ông Thận cũng đề nghị đơn vị tư vấn đồng hành với các sở, ngành của tỉnh Thái Bình kịp thời tháo gỡ khó khăn giúp cho dự án được triển khai thực hiện sớm nhất.

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) là bước đột phá chuyển dịch năng lượng, có ý nghĩa quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Được phê duyệt ngày 15/5, Quy hoạch điện VIII đề ra những mục tiêu chiến lược để đáp ứng nhu cầu điện năng ngày càng cao của đất nước, phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường... Một trong những yếu tố quan trọng trong Quy hoạch điện VIII là sự phát triển các dự án điện khí LNG (Liquefied Natural Gas). Điện khí LNG không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của quốc gia mà còn mang lại nhiều lợi ích to lớn khác. Việc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí LNG vừa giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng vừa góp phần đa dạng hóa nguồn cung cấp điện, giảm khí thải và ô nhiễm môi trường...

Theo Bộ Công Thương, về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, các địa phương, các nhà đầu tư cần phải tiếp tục quán triệt sâu sắc và tập trung thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực và Bộ Công Thương về việc triển khai các dự án điện khí LNG trên địa bàn thuộc Danh mục các dự án quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành điện trong Quy hoạch điện VIII, quyết tâm bảo đảm tiến độ được giao.

Trung Du
Bài viết cùng chủ đề: Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2

Tin cùng chuyên mục

Công trình năng lượng Việt Nam an toàn sau động đất Myanmar nhưng cần đề phòng

Các giải pháp phát triển năng lượng cạnh tranh đến năm 2030

Hàn Quốc phát triển pin nước biển từ urê, gỗ thải

Mỹ phát triển pin hạt nhân từ năng lượng bức xạ

Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển bền vững các nguồn phát điện

5 quan điểm nhất quán của Đảng về phát triển năng lượng

Lời giải cho an ninh năng lượng: Góc nhìn từ Đà Nẵng

Giải pháp phát triển năng lượng xanh tại Lai Châu

Xu hướng điện hạt nhân trong tương lai sẽ ra sao?

Nhìn lại quá trình phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam

Kinh tế tư nhân và thách thức trong ngành năng lượng

Đột phá nào cho tương lai năng lượng Việt Nam?

Tương lai kinh tế xanh nhờ chuyển đổi năng lượng bền vững

Nhìn lại thị trường điện cạnh tranh năm 2024

Đổi mới truyền thông trong phát triển năng lượng bền vững

Ngành điện thế giới năm 2025: Điện hạt nhân hồi sinh

Cục Điều tiết Điện lực: Hoàn thiện thể chế, tạo tiền đề phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ký kết thực hiện dự án thúc đẩy chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam

Cơ hội và thách thức nào để đột phá năng lượng hydro?

Việt Nam cần bao nhiêu nhân lực cho điện hạt nhân?