Bộ Công Thương: Triển khai Quyết định 500 về chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện than

Chiều 12/6 tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã làm việc với các tập đoàn, tổng công ty, chủ đầu tư về chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện than.
Chuyển đổi nhiên liệu từ xăng sang gas: Khó cả thủ tục hành chính Bộ Công Thương làm việc với tỉnh Bến Tre và Trà Vinh về Dự án nhà máy sản xuất hydro xanh

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26) diễn ra ở Vương quốc Anh, Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về "0" vào năm 2050.

Triển khai thực hiện Quyết định 500

Tháng 12/2022, Chính phủ Việt Nam và Nhóm các đối tác quốc tể (IPG), bao gồm: Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Italia, Canada, Vương quốc Đan Mạch, Vương quốc Na Uy) đã chính thức thông qua Tuyên bố chính trị thiết lập Quan hệ đối tác chuyền đổi năng lượng công bằng (JETP - Just Energy Transition Partnership), trong đó thời gian đạt phát thải đỉnh của Việt Nam vào năm 2030 và phát thải không quá 170 triệu tấn CO2 vào năm 2030 với sự hỗ trợ mạnh mẽ của quốc tế về công nghệ và tài chính.

Bộ Công Thương: Triển khai Quyết định 500 về chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện than
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại cuộc họp

Ngày 15/5/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời lỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) tại Quyết định số 500/QĐ-TTg. Trong đó quy định về việc định hướng chuyển đổi nhiên liệu sang sử dụng nhiên liệu sinh khối và amoniac với các nhà máy nhiệt điện than đã vận hành 20 năm khi giá thành phù hợp và dừng các nhà máy tuổi thọ trên 40 năm nếu không thể chuyển đổi nhiên liệu.

Để triển khai thực hiện các cam kết nêu trên của Chính phủ Việt Nam tại COP 26 cũng như lộ trình chuyển đổi năng lượng được nêu trong Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương đã tổ chức họp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), 3 Tổng công ty phát điện 1, 2, 3 cùng các chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện đốt than.

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: “Thực hiện chuyển đổi nhiên liệu than sang nhiên liệu biomass và amoniac cần phải có kế hoạch, lộ trình phù hợp, đảm bảo phát thải CO2 theo lộ trình như đã cam kết của Việt Nam với các đối tác quốc tế, đồng thời phải đảm bảo không ảnh hưởng đến an ninh năng lượng, đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, cần nghiên cứu, đánh giá một cách kỹ lưỡng, toàn diện tất cả các tác động trong mọi lĩnh vực để xây dựng chương trình, giải pháp cụ thể đảm bảo thực hiện, không gây bất lợi, thiệt hại cho tất cả các đối tượng khi tham gia chuyền đổi nhiên liệu”.

Bộ Công Thương: Triển khai Quyết định 500 về chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện than
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các chủ đầu tư chủ động đề xuất các cơ chế, chính sách cần có để thực hiện chuyển đổi

Cuộc họp lần này là dịp để các chủ đầu tư, chủ sở hữu các nhà máy nhiệt điện than không bị động, chủ động đề xuất lên các cấp có thẩm quyền về các cơ chế, chính sách cần có để thực hiện chuyển đổi.

Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương đề nghị EVN, PVN, TKV và chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện đốt than nghiên cứu, đánh giá dựa trên các điều kiện thực tế của từng nhà máy về thời gian vận hành, đặc tính kỹ thuật để đưa ra giải pháp và lộ trình chuyển đổi phù hợp, đáp ứng các yêu cầu nêu trên với các nội dung:

Thứ nhất, nghiên cứu, xây dựng Kế hoạch chuyển đổi nhiên liệu than sang sử dụng nhiên liệu sinh khối và amoniac để triển khai áp dụng khi đủ 20 năm vận hành, đảm bảo hiệu quả kinh tế của nhà máy.

Thứ hai, đối với các nhà máy điện than không thể thực hiện chuyển đổi nhiên liệu hoặc không thu giữ CO2, đề nghị nghiên cứu xây dựng phương án dừng hoạt động khi nhà máy đã vận hành đủ 40 năm.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, Thứ trưởng Đặng Hoàng An cùng các Cục, vụ chức năng của Bộ Công Thương đã lắng nghe ý kiến chia sẻ từ các tập đoàn, tổng công ty, chủ đầu tư các dự án nhiệt điện đốt than về những khó khăn, thách thức cũng như các băn khoăn, vướng mắc khi thực hiện công tác chuyển đổi nhiên liệu từ đốt than sang amoniac và nhiên liệu sinh khối.

Nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ, hướng dẫn

Cụ thể, đối với các nhà máy nhiệt điện than do EVN quản lý, ông Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, hiện EVN đang quản lý, vận hành 15 nhà máy nhiệt điện than với 36 tổ máy có tổng công suất đặt 12.633 MW, trong đó có 2 tổ máy đã vận hành trên 20 năm với công suất 600 MW, 4 tổ máy đã vận hành xấp xỉ 40 năm với tổng công suất 440 MW, 4 tổ máy vận hành gần 50 năm với tổng công suất 100 MW. Đến năm 2030 có thêm 4 tổ máy vận hành trên 20 năm với tổng công suát 1.230 MW. Hiện EVN đã và đang tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm và có kế hoạch chuyển đổi với một số tổ máy của nhà máy như: Uông Bí mở rộng (tổ máy S7), Quảng Ninh (S1, S2) với loại nhiên liệu dự kiến sinh khối/amoniac…

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tài Anh, khó khăn chính là công nghệ đốt trộn amoniac hiện nay trên thế giới chưa hoàn thiện, mới chỉ trong giai đoạn thử nghiệm; chưa có nhà máy nào ở Việt Nam cải tiến, thử nghiệm đồng đốt amoniac và có đánh giá về tính kinh tế, kỹ thuật cũng như các ảnh hưởng tác động đến con người, môi trường và thiết bị.

Bộ Công Thương: Triển khai Quyết định 500 về chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện than
Ông Nguyễn Tài Anh - Phó Tổng giám đốc EVN báo cáo công tác triển khai chuyển đổi nhiên liệu và những khó khăn, vướng mắc để triển khai Quyết định 500/QĐ-TTg

Chưa kể đến khả năng cung cấp nhiên liệu amoniac/sinh khối trong giai đoạn hiện nay của các đơn vị trong nước và trên thế giới còn hạn chế, chưa đảm bảo nguồn nguyên liệu sinh khối, amoniac để vận hành lâu dài và ổn định…

Trong khi đó, ý kiến từ các chủ đầu tư khác như TKV, Tổng công ty phát điện 1, 2, 3, cùng các chủ đầu tư khác đều băn khoăn về giá biomass trên thị trường cao hơn giá than, chưa có cơ chế chính sách về hỗ trợ giá chuyển đổi cho nhà máy thực hiện đồng sinh khối, amoniac để các nhà máy mở rộng thử nghiệm, tìm kiếm đối tác cung cấp nguyên liệu lâu dài và chất lượng. Hay như việc chuyển đổi nhiên liệu mới có ảnh hưởng đến công nghệ hiện hữu của nhà máy?

Ở một góc độ khác các chủ dự án nhiệt điện đốt than BOT như: Nghi Sơn 2, Vĩnh Tân 1, Duyên Hải 2 băn khoăn về vấn đề các điều khoản của hợp đồng mua bán điện đã được ký kết… vậy khi chuyển đổi nhiên liệu giá thành sản xuất sẽ cao hơn giá đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện, vậy thời gian còn lại của hợp đồng sẽ thực hiện như thế nào, phần chi phí tăng thêm cho chuyển đổi công nghệ, chi phí nhiên liệu chuyển đổi… bên nào phải chịu?...

Ngoài ra còn các khó khăn vướng mắc khác như: Vướng mắc về các thủ tục cấp phép liên quan, thủ tục môi trường ở Việt Nam do chưa có quy định cho loại hình mới này; chi phí đầu tư cải tạo, nâng cấp lớn, giá thành sản xuất điện sẽ có xu hướng tăng và tính hiệu quả kinh tế không cao trong khi tuổi thọ các hệ thống, thiết bị đã qua nhiều năm vận hành sẽ ảnh hưởng đến thời gian thu hồi vốn của dự án…

Ông Ngô Trí Thịnh - Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực - TKV kiến nghị: "Để có thể chuyển đổi thành công nhiên liệu than sang sinh khối và amoniac, kiến nghị Chính phủ, Bộ Công Thương và các cơ quan sớm có lộ trình và các cơ chế, chính sách cụ thể (về quy hoạch vùng nguyên liệu, hỗ trợ tài chính, giá bán điện,...) làm cơ sở để các nhà máy nhiệt điện và các đơn vị liên quan triển khai".

Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hoan nghênh, cảm ơn các chủ đầu tư, chủ sở hữu của nhà máy nhiệt điện than đã có nhiều nỗ lực trong việc cung cấp điện trong điều kiện thời tiết cực đoan, các nhà máy thủy điện không phát huy được. Các doanh nghiệp đã nỗ lực rất cao để góp phần bảo đảm nguồn cung năng lượng ở mức chấp nhận.

Bộ trưởng cũng mong các doanh nghiệp sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa trong thời gian tới do thời tiết cực đoan có thể kéo dài, các nhà máy nhiệt điện than sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp điện phục vụ đời sống sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt của người dân, xã hội. Đồng thời, Bộ trưởng cũng đề nghị chủ sở hữu các nhà máy nhiệt điện than rà soát lại phương án để chuẩn bị nguồn nhiên liệu sơ cấp, phục vụ hoạt động của nhà máy trong mọi tình huống.

Đồng thời, Bộ trưởng cũng đề nghị các chủ đầu tư, chủ sở hữu của nhà máy nhiệt điện than thực hiện nghiêm Chỉ thị 29 ngày 2/11/2019 của Thủ tướng và Biểu đồ cung cấp than do Bộ Công Thương ban hành trong các năm.

Cuộc họp đã ghi nhận 11 ý kiến đóng góp đại diện cho 29 nhà máy nhiệt điện than và ý kiến của Thứ trưởng Đặng Hoàng An, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương cùng chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện than đã thống nhất việc thực hiện lộ trình giảm phát thải carbon trong các lĩnh vực, đặc biệt lĩnh vực năng lượng. Phù hợp với quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam và phù hợp cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế, điều này đã được thể hiện trong Quyết định 500 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt tổng thể Quy hoạch điện VIII.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng đề nghị các chủ đầu tư, các chủ sở hữu nhà máy nhiệt điện than cần tổ chức, nghiên cứu, quán triệt kỹ trong Hội đồng thành viên, tập thể lãnh đạo doanh nghiệp của mình để quán triệt nội dung, nhiệm vụ phải thực hiện. Điều đầu tiên phải làm là xây dựng lộ trình và thể hiện quyết tâm bằng cam kết của mình với Chính phủ Việt Nam thông qua Bộ Công Thương, những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam chuyển đổi năng lượng để giảm phát thải carbon để giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Do đó những nhà máy có tuổi đời từ 40 năm trở lên sẽ chấm dứt hoạt động, những nhà máy có hoạt động từ 20 năm tuổi trở lên phải chuyển đổi….

Bên cạnh đó, chú trọng tìm hiểu, đề xuất cơ chế, chính sách của các quốc gia, các tổ chức quốc tế, khu vực dựa trên các cam kết, tuyên bố của họ trên các diễn đàn, như Tuyên bố JETP… Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương sẽ tập hợp và có kiến nghị với tổ chức quốc tế. “Việc này cần làm khẩn trương và không trì hoãn, thực hiện báo cáo trước ngày 15/7/2023. Đồng thời nghiên cứu hợp tác và chủ động tìm kiếm các nguồn lực thay thế, các nguồn nhiên liệu thay thế như sinh khối, amoniac”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo.

Bộ trưởng Bộ Công Thương đã giao Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo chủ trì với các đơn vị có liên quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách từ phía Việt Nam dựa vào những cam kết của các tổ chức quốc tế để đưa ra một số cơ chế chính sách ban đầu.

Thu Hường - Cấn Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi năng lượng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng yêu cầu phải thay đổi quan niệm về chất lượng và môi trường sống của nhà ở xã hội.
Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cần nghiên cứu đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai -Hà Nội -Hải Phòng.
Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng các linh mục, tu sĩ, đồng bào Công giáo tại Giáo xứ Lào Cai.
Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Sự lãng phí không chỉ là con số về mặt tài chính mà còn là những hệ lụy xoay quanh nó như lãng phí về nguồn lực đất đai, cơ hội phát triển của đất nước...
Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng mong đưa 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng (Lào Cai) sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc” với tinh thần “sự sống nảy sinh từ cái chết”.

Tin cùng chuyên mục

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Ở thời điểm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ông đang là chàng trai ngoài đôi mươi trào dâng nhiệt huyết với những khát khao cống hiến cho dân, cho nước.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã giải đáp nhiều nội dung Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam quan tâm về việc phát triển điện hạt nhân.
Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, năm 2024 các bộ, ngành, địa phương đã xử lý kỷ luật 4.741 cán bộ, công chức, viên chức.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thông tin trên được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 của Bộ Nội vụ.
Thủ tướng: Đà Nẵng

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, "đi trước mở đường", cần tiến hành thí điểm với tinh thần mạnh dạn làm.
Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Sáng 21/12, Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng.
Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Ngày 21/12, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025.
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đây là một trong số các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ đặt ra cho Bộ Công Thương về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Về thông tin nhân sự ngày 20/12, Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ; VKSND tỉnh Tuyên Quang điều động, bổ nhiệm lãnh đạo…
Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Cần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, tạo đột phá về ngoại giao kinh tế.
Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Các bộ, ngành, địa phương không để xảy ra tình trạng chậm, muộn làm ảnh hưởng tới kết quả, tiến độ tổng kiểm kê tài sản công của cả nước.
Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân (PAP), Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.
Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt nhấn mạnh, ông luôn tâm niệm cần sống xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Với lòng biết ơn vô hạn, các đại biểu đã thành kính, nghiêng mình tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Nhân sự 19/12: Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Nhân sự 19/12: Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Về thông tin nhân sự ngày 19/12, công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng liên quan tới tổ chức tại Cục Hậu cần- Kỹ thuật, Quân chủng Hải quân.
Báo Công Thương là

Báo Công Thương là 'cầu nối' lan tỏa thông tin các hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài

Tổng Biên tập Báo Công Thương Nguyễn Văn Minh đề nghị các thương vụ tiếp tục cung cấp thông tin để Báo lan tỏa các hoạt động của thương vụ, về ngành Công Thương
Trung Quốc sẵn sàng cùng Quân đội nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện

Trung Quốc sẵn sàng cùng Quân đội nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện

Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Thượng tướng Đổng Quân và Đoàn đại biểu Quân đội Trung Quốc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động