Thứ ba 29/04/2025 13:36

Nước dừa đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc bị phát hiện vi phạm an toàn thực phẩm

Hải quan Trung Quốc phát hiện sản phẩm nước dừa đông lạnh của Việt Nam có lượng vi khuẩn coliform, nấm men, nấm mốc vượt ngưỡng cho phép.

Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (Văn phòng SPS Việt Nam) cho biết, vừa nhận được Công điện số TCOCD 018 của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, thông báo việc Tổng cục Hải quan Trung Quốc phát hiện sản phẩm nước dừa đông lạnh của Việt Nam có lượng vi khuẩn coliform, nấm men, nấm mốc vượt ngưỡng cho phép về an toàn thực phẩm (ATTP), theo quy định của Trung Quốc.

Nước dừa đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc bị phát hiện vi phạm an toàn thực phẩm (ảnh minh họa)

Tổng cục Hải quan Trung Quốc đưa ra nguyên nhân là do quá trình kiểm soát an toàn thực phẩm khi sản xuất của doanh nghiệp không đảm bảo. Do đó, phía bạn thông báo, trong trường hợp cần thiết sẽ tiến hành kiểm tra trực tuyến đối với các doanh nghiệp sản xuất dừa đông lạnh.

Theo ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, dừa đông lạnh cũng như các sản phẩm khác từ dừa có giá trị kinh tế, cũng là mặt hàng được nhiều thị trường, trong đó có Trung Quốc ưa chuộng.

Trên cơ sở thông báo của Tổng cục Hải quan Trung Quốc mới đây, ông Ngô Xuân Nam khuyến cáo doanh nghiệp sản xuất nước dừa đông lạnh nói riêng và doanh nghiệp chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc nói chung tuân thủ nghiêm ngặt Quy định 248, 249 về đăng ký doanh nghiệp, cũng như quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu của phía bạn.

Ngoài ra, thường xuyên cập nhật các quy định về an toàn thực phẩm, quy định về vật liệu bao gói thực phẩm, quy định bao bì nhãn mác của Tổng cục Hải quan Trung Quốc để đáp ứng kịp thời quy định của quốc gia nhập khẩu.

Văn phòng SPS Việt Nam cũng đã gửi Thông báo số 23/SPS-BNNVN tới Cục Bảo vệ thực vật, Cục Chất lượng - Chế biến và Phát triển thị trường, đề nghị tăng cường kiểm tra đối với doanh nghiệp sản xuất nước dừa đông lạnh vi phạm tiêu chuẩn an toàn thực phẩm xuất khẩu vào Trung Quốc.

Đồng thời, đề nghị hai Cục phối hợp kiểm tra, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, làm rõ nguyên nhân và có biện pháp giám sát doanh nghiệp khắc phục kịp thời.

Cùng với đó, phối hợp địa phương tăng cường công tác quản lý, giám sát các doanh nghiệp sản xuất thuộc nhóm ngành hàng nước dừa tươi đông lạnh, nhằm kiểm soát tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Dừa và các sản phẩm từ dừa được đánh giá là ngành hàng "tỷ đô". Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các đơn vị liên quan đang tích cực đàm phán để xuất khẩu chính ngạch dừa tươi sang thị trường Trung Quốc. Cuối tháng 11/2023, Cục Bảo vệ thực vật - đơn vị đầu mối - đã gửi dự thảo Nghị định thư dừa xin ý kiến các tổ chức, cá nhân.

Mỗi năm, Trung Quốc có nhu cầu sử dụng hơn 2,5 tỷ trái dừa tươi và khoảng 1,5 tỷ trái dừa phục vụ chế biến. Trong khi đó, đảo Hải Nam, nơi cung cấp dừa chính của Trung Quốc, chỉ cung ứng được 250 triệu trái/năm.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tin cùng chuyên mục

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ tháng 4/2025

Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Để nông sản Việt vươn xa trên trường quốc tế

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

Hải Phòng: Tìm giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Hải Phòng: Phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp

Dây thép carbon bị điều tra chống bán phá giá tại Canada

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

'Cách mạng' logistics: AI, IoT, blockchain đang 'viết' lại chuỗi cung ứng

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Vận tải thủy - 'lực đẩy' âm thầm của logistics xanh