Nông sản việt: Tăng sức mua, mở rộng thị trường nhờ lên sàn thương mại điện tử

Bán hàng qua thương mại điện tử thuận lợi hơn so với bán qua đầu mối truyền thống, bởi doanh nghiệp có thể chủ động đơn hàng, từ đó có thêm nhiều khách hàng.
Bộ Công Thương: Tập huấn chuyển đổi số và thương mại điện tử cho cán bộ, công chức Cơ hội xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Hoa Kỳ qua nền tảng trực tuyến Hướng dẫn doanh nghiệp tìm “bẫy” trong hoạt động thương mại điện tử

Thành quả bước đầu

Bị tác động bởi nhiều khó khăn, không có đơn hàng khiến doanh số xuất khẩu sang thị trường châu Âu, Mỹ của Công ty TNHH Gia Nhiên trước dịch khoảng 1,2 triệu USD/năm nhưng sau dịch còn khoảng 70%, kéo dài đến hiện tại còn khoảng 60%. Để tìm kiếm đơn hàng mới, ngoài các hội chợ quốc tế, công ty còn tích cực tham gia triển lãm và quảng bá trên các nền tảng thương mại điện tử.

Ông Trần Hữu Hoài - Giám đốc công ty cho biết, ở góc độ kinh doanh, bằng mọi cách các doanh nghiệp phải khai thác thị trường. Qua các sàn thương mại điện tử, công ty đã đưa các sản phẩm lên kệ quảng cáo đến khách hàng. Kết quả, hai tháng gần đây, bên cạnh khách hàng cũ quay lại đặt hàng còn có cả khách hàng mới đến từ nhiều nước khác nhau. Đây là tín hiệu đáng mừng, mang lại dấu hiệu kinh doanh khởi sắc cho công ty.

Tương tự, nhờ nhanh nhạy tìm đến các kênh bán hàng trên sàn thương mại điện tử Sendo và mạng xã hội như: Facebook, Zalo, TikTok… mà hợp tác xã sơ ri Bình Ân - Gò Công Đông (Tiền Giang) đã thành công với sản phẩm mứt sơ ri. Ông Nguyễn Trọng Thế, Giám đốc hợp tác xã sơ ri Bình Ân - Gò Công Đông cho biết, sản phẩm mứt sơ ri đã phủ khắp thị trường cả nước, khắc phục được hạn chế về khoảng cách địa lý, hạ tầng giao thông, người tiêu dùng cũng dễ dàng tiếp cận nên doanh thu tăng gấp 2 - 3 lần so với phương thức bán hàng truyền thống.

Cũng theo ông Thế, thời gian đầu, hợp tác xã chưa nắm bắt quy trình bán hàng, quảng bá nên gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của các ngành chức năng, hợp tác xã đã tích cực tham gia các hội chợ thương mại để tìm kiếm đối tác. Ngoài việc phân phối thông qua kênh truyền thống, hợp tác xã còn đẩy mạnh việc bán hàng qua mạng, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử. Với việc buôn bán hàng qua hệ thống mạng đã giúp sản phẩm của hợp tác xã được nhiều người biết đến, không chỉ ở khu vực miền Nam mà ngay cả các tỉnh, thành miền Trung và miền Bắc.

Nông sản việt: Tăng sức mua, mở rộng thị trường nhờ lên sàn thương mại điện tử
Việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử giúp doanh nghiệp có thêm nhiều đơn hàng, khách hàng mới. Ảnh minh họa

"Việc bán hàng qua mạng xã hội thuận lợi hơn so với bán qua thương lái, đầu mối truyền thống. Chúng tôi có thể chủ động đơn hàng và có thêm nhiều khách hàng mới. Tuy nhiên, bán hàng qua mạng xã hội yêu cầu mình phải tự làm thêm các khâu tuyển chọn, đóng gói và giao hàng. Cùng với đó, chất lượng nông sản cũng phải được đảm bảo gần như tuyệt đối để đảm bảo uy tín của cửa hàng", ông Thế cho biết.

Ông Phạm Sơn Tùng - Phó ban Hợp tác Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, cho biết, kênh bán hàng qua sàn thương mại điện tử tại Việt Nam tiếp tục là điểm sáng, tốc độ tăng trưởng trên hai con số. Mặc dù có đến 74% người tiêu dùng Việt Nam cho rằng tình hình tài chính suy giảm so với trước dịch, tuy nhiên, giao dịch trên sàn thương mại điện tử vẫn tăng. Nhiều kênh bán hàng như Facebook, TikTok tăng trưởng nhanh, chiếm gần 47% đơn hàng trên các kênh bán hàng online của nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa.

“Thống kê hiện nay cho thấy, nông sản, sản phẩm thiết yếu được người tiêu dùng quan tâm nhiều. Đơn cử, trái cây và rau củ chiếm 45%, chăm sóc sức khỏe chiếm 42%, thịt tươi và thực phẩm từ sữa chiếm 40%… Thậm chí, có doanh nghiệp sản xuất bánh tráng, muối tôm Tây Ninh nhưng sản phẩm đã bán khắp thế giới thông qua sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Amazon, Alibaba”, ông Tùng cho biết.

Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp

Thống kê của Vụ Bưu chính, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, kể từ khi Kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn được triển khai. Từ tháng 8/2022 đến tháng 6/2023, đã có hơn 5,4 triệu tài khoản hoạt động trên 2 sàn Vỏ sò và Postmart.

Kết quả tổng hợp báo cáo từ các địa phương cho thấy, đã có tổng cộng 7.637 sản phẩm OCOP được lên sàn. Số giao dịch qua các sàn thương mại điện tử đạt gần 1 triệu giao dịch, với tổng giá trị đạt 217,1 tỉ đồng. Giá trị 1 giao dịch/sản phẩm khoảng 220.000 đồng/giao dịch/sản phẩm.

Tại các địa phương, đã có 568 khóa đào tạo, tập huấn được triển khai nhằm giúp người dân quen thuộc hơn với hoạt động mua bán online. Hơn 8,4 triệu người đã được đào tạo, tập huấn thông qua các hoạt động này.

Mới đây nhất, tại Đồng Tháp Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp phối hợp với UBND TP Hồng Ngự và doanh nghiệp tổ chức khóa tập huấn nâng cao kỹ năng bán hàng trên TikTok Shop, livestream với sản phẩm nông sản OCOP.

Tại Bình Dương, ngành nông nghiệp Bình Dương đã triển khai thực hiện Kế hoạch số 3248/ KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát riển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, đồng thời cập nhật thông tin, nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số thực hiện một số giải pháp trong quản lý, tổ chức sản xuất, bán sản phẩm nông sản thông qua các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, các kênh bán hàng trực tuyến… Theo số liệu thống kê, đến nay đã có hơn 17.000 tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực nông nghiệp đăng ký tài khoản để giao dịch mua - bán trên sàn thương mại điện tử.

Song song đó, để thúc đẩy tiêu thụ nông sản, tỉnh đã ra mắt sàn thương mại điện tử, đây là bước đầu của chuỗi hoạt Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. Theo đó, các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh sẽ tham gia giao dịch trên các sàn postmart.vn, Voso.vn, binhduongtrade.vn, foodmap…

Về phía Bộ Công Thương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, đang triển khai xây dựng mô hình sàn đặc sản địa phương trên các sàn thương mại điện tử. Theo đó, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số dự kiến sẽ triển khai mô hình này trên các sàn thương mại điện tử lớn như Tiki, Lazada, Shopee, đồng thời, phối hợp với một số doanh nghiệp công nghệ và dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp về thiết lập gian hàng, kỹ năng bán hàng. Đó là cách vận hành và phân phối sản phẩm, quy trình đăng sản phẩm, quản lý gian hàng, chăm sóc khách hàng, cách thức đóng gói, giao nhận hàng hóa… nhằm tối ưu chi phí và hiệu quả bán hàng.

Ngoài ra, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ trao đổi với các sàn, các nền tảng thương mại điện tử, các đơn vị dịch vụ vận hành để đưa ra phương án hỗ trợ tối ưu về chi phí, truyền thông cho các doanh nghiệp và sản phẩm địa phương khi tham gia chương trình.

Hà Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khánh Hòa: Học cách nâng cao hiệu quả kết nối, tiêu thụ nông sản

Khánh Hòa: Học cách nâng cao hiệu quả kết nối, tiêu thụ nông sản

Đại diện cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người nông dân Khánh Hòa cùng thảo luận, hiến kế tìm các giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối, tiêu thụ nông sản.
Tỷ giá AUD hôm nay 16/11/2023: Tỷ giá đô la Úc VCB tăng mạnh, chợ đen đảo chiều

Tỷ giá AUD hôm nay 16/11/2023: Tỷ giá đô la Úc VCB tăng mạnh, chợ đen đảo chiều

Hôm nay 16/11/2023, tỷ giá AUD tại các ngân hàng biến động mạnh. Tỷ giá AUD tại Vietcombank tăng 289 đồng ở chiều bán, chợ đen đảo chiều giảm giá.
Bắc Giang: Tăng cường xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho trái cây có múi

Bắc Giang: Tăng cường xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho trái cây có múi

Tăng cường trồng theo hướng an toàn, VietGAP, đồng thời triển khai mạnh các giải pháp xúc tiến thương mại, cây có múi tại Bắc Giang đã đem lại giá trị cao.
Đại biểu Quốc hội: Cần giải pháp hữu hiệu chấm dứt các đợt giải cứu nông sản

Đại biểu Quốc hội: Cần giải pháp hữu hiệu chấm dứt các đợt giải cứu nông sản

Đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng người dân một số tỉnh phía Nam đổ xô trồng cây sầu riêng có thể sẽ dẫn đến hậu quả phá vỡ quy hoạch, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Xúc tiến tiêu thụ nông sản: Bắt nhịp xu hướng mới

Xúc tiến tiêu thụ nông sản: Bắt nhịp xu hướng mới

Cục Xúc tiến thương mại đã và đang tổ chức các khoá tập huấn giúp hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ nông dân tiêu thụ nông sản trên nền tảng mạng xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Phát triển bền vững chính là điều kiện cần của gạo Việt

Phát triển bền vững chính là điều kiện cần của gạo Việt

Lộc Trời là doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước. Việc được nhận nguồn tín dụng từ Hà Lan – quốc gia mạnh về nông nghiệp sẽ giúp tăng chất cho gạo Việt.
Tiền Giang: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại tìm đầu ra cho sản phẩm nông sản

Tiền Giang: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại tìm đầu ra cho sản phẩm nông sản

Tiền Giang đã và đang đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh vào chuỗi bán lẻ, siêu thị nhằm tạo đầu ra ổn định.
Thanh Hóa: Xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu nông sản để mở rộng thị trường

Thanh Hóa: Xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu nông sản để mở rộng thị trường

Thanh Hóa đã và đang nỗ lực xây dựng thương hiệu cho nhiều sản phẩm nông sản. Qua đó từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao thu nhập cho nông dân.
Bắc Ninh đẩy mạnh kết nối sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn

Bắc Ninh đẩy mạnh kết nối sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn

Ông Đào Trọng Đại - Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Ninh - cho biết: Năm 2024 sẽ tổ chức 3 phiên chợ nông sản an toàn trên địa bàn.
Liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

Liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

Việc liên kết chặt chẽ giữa người nông dân và các doanh nghiệp tại Điện Biên đã giúp tạo nên chuỗi sản xuất – tiêu thụ bền vững, nâng cao giá trị cho nông sản.
Khai mạc Tuần lễ giới thiệu, kết nối ẩm thực nông sản Việt Nam

Khai mạc Tuần lễ giới thiệu, kết nối ẩm thực nông sản Việt Nam

Sáng 27/10, diễn ra lễ khai mạc Tuần lễ giới thiệu, kết nối ẩm thực nông sản Việt Nam gắn với hệ thống cơ quan ngoại giao, tham tán nước ngoài ở Việt Nam.
Nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển chuỗi cung ứng, tiêu thụ nông sản an toàn

Nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển chuỗi cung ứng, tiêu thụ nông sản an toàn

Vừa trực tiếp sản xuất, kinh doanh vừa là đối tượng thụ hưởng sản phẩm, phụ nữ có vai trò quan trọng trong phát triển chuỗi cung ứng, tiêu thụ nông sản an toàn.
Điện Biên: Ứng dụng khoa học công nghệ nâng tầm giá trị nông sản

Điện Biên: Ứng dụng khoa học công nghệ nâng tầm giá trị nông sản

Không chỉ tạo cơ chế thuận lợi từ chính sách, tỉnh Điện Biên còn chú trọng việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản.
Nâng cao giá trị nông sản Yên Bái nhờ chỉ dẫn địa lý

Nâng cao giá trị nông sản Yên Bái nhờ chỉ dẫn địa lý

Với tiềm năng dồi dào từ các nguồn nông sản, việc được cấp chỉ dẫn địa lý đã và đang giúp nông sản Yên Bái nâng cao giá trị.
Giá cao su hôm nay ngày 24/10/2023: Giá cao su đang trên đà phục hồi

Giá cao su hôm nay ngày 24/10/2023: Giá cao su đang trên đà phục hồi

Đà phục hồi của giá cao su đến từ các hoạt động sản xuất tại Trung Quốc đang dần hồi phục và hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất cao su trong nước.
Phát triển bền vững, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Phát triển bền vững, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Là vùng cà phê Arabica lớn nhất cả nước, Sơn La đang tập trung nhiều giải pháp để phát triển bền vững và nâng cao giá trị cho hạt cà phê.
Yên Bái: Xây dựng chuỗi sản xuất và tiêu thụ nông sản bền vững

Yên Bái: Xây dựng chuỗi sản xuất và tiêu thụ nông sản bền vững

Yên Bái có nhiều loại nông sản thế mạnh như quế, cam, chè, miến... Xây dựng vùng nguyên liệu gắn với tiêu thụ là giải pháp hiệu quả nâng cao giá trị nông sản.
Tăng sức hút cho sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long

Tăng sức hút cho sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long

Các doanh nghiệp, chủ thể sản xuất tại Đồng bằng sông Cửu Long đang tích cực triển khai cải tiến bao bì, đa dạng hóa mẫu mã… để tăng sức hút cho sản phẩm OCOP.
Tiền Giang: Đầu tư chế biến sâu, nâng cao giá trị nông sản

Tiền Giang: Đầu tư chế biến sâu, nâng cao giá trị nông sản

Việc thu hút đầu tư chế biến sâu đã giúp nông sản của tỉnh Tiền Giang nâng cao giá trị.
Xây dựng vùng nguyên liệu cà phê, hồ tiêu bền vững

Xây dựng vùng nguyên liệu cà phê, hồ tiêu bền vững

Xây dựng các vùng nguyên liệu cà phê, hồ tiêu bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu là giải pháp quan trọng để ổn định sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm.
Giá hạt tiêu hôm nay 13/10/2023: Giá hạt tiêu trong nước giảm 1.000 đồng/kg

Giá hạt tiêu hôm nay 13/10/2023: Giá hạt tiêu trong nước giảm 1.000 đồng/kg

Đầu tháng 10/2023, giá hạt tiêu đen và trắng xuất khẩu tại Indonesia giảm; giá tại Brazil và Việt Nam ổn định. Trong nước, giá tiêu giảm 1.000đồng/kg.
Hà Giang: Trên 5.000ha chè Shan tuyết đạt tiêu chuẩn chè hữu cơ

Hà Giang: Trên 5.000ha chè Shan tuyết đạt tiêu chuẩn chè hữu cơ

Là tỉnh có diện tích chè lớn thứ 3 cả nước (sau Lâm Đồng và Thái Nguyên), Hà Giang luôn xác định chè là cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế.
Bắc Kạn: Hình thành vùng nguyên liệu gắn với tiêu thụ quả hồng không hạt

Bắc Kạn: Hình thành vùng nguyên liệu gắn với tiêu thụ quả hồng không hạt

Hồng không hạt là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện Ba Bể (Bắc Kạn).
Hà Nội: Hơn 130 gian hàng tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2023

Hà Nội: Hơn 130 gian hàng tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2023

Tối 6/10, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2023 với sự tham gia của hơn 130 gian hàng.
Giải pháp nào thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng nông sản an toàn?

Giải pháp nào thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng nông sản an toàn?

Để đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt của các nước nhập khẩu chúng ta phải hình thành các chuỗi cung ứng nông sản và có sự liên kết chặt chẽ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động