Hướng dẫn doanh nghiệp tìm “bẫy” trong hoạt động thương mại điện tử
Giáo dục - Đào tạo 10/09/2023 20:08 Theo dõi Congthuong.vn trên
Bộ Công Thương: Bồi dưỡng kiến thức thực thi pháp luật trong lĩnh vực thương mại điện tử Nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số cho cán bộ ngành Công Thương |
Thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều chương trình đào tạo, tập huẫn kỹ năng cho cán bộ quản lý tại các Sở Công Thương địa phương và doanh nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và kinh doanh thương mại điện tử. Đồng thời, qua các chương trình tập huấn này, các chuyên gia cũng chỉ ra các “bẫy” trong thương mại điện tử (TMĐT), giúp doanh nghiệp nâng cao cảnh giác và cẩn trọng trong các hợp đồng ký kết xuất nhập khẩu hàng hóa.
Mở rộng cơ hội phát triển cho DN
Bà Huỳnh Thị Tuyết Nga- Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Kon Tum cho biết: Trong quá trình phát triển công nghệ thông tin, TMĐT đang đóng một vai trò thiết yếu và vô cùng quan trọng. Sự ra đời của TMĐT đã làm cho mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp được thay đổi đáng kể và đang trở thành xu thế mới thay thế dần phương thức kinh doanh cũ với rất nhiều ưu thế và mang lại hiệu quả cao.
“Thực hiện Chương trình tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2016-2025 của Bộ Công Thương cũng như của tỉnh Kon Tum, góp phần vào thành công chung của việc ứng dụng TMĐT trong quản lý nhà nước và doanh nghiệp, Sở Công Thương Kon Tum đã phối hợp với Cục TMĐT và Kinh tế số để tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý TMĐT và doanh nghiệp, tuyên truyền, phổ biến, đào tạo và ứng dụng TMĐT nhằm mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp cũng như nâng cao năng lực quản lý của cán bộ địa phương”- bà Tuyết Nga cho biết thêm.
![]() |
Công tác đào tạo về thương mại điện tử đã giúp DN tự tin tham gia kinh doanh trên môi trường mạng đồng thời nhận diện những nguy cơ, thách thức có thể gặp phải. Ảnh:Moit |
Ông Võ Xuân Nam – Phụ trách Đào tạo, Trung tâm Phát triển TMĐT- Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, theo Bảng xếp hạng chỉ số TMĐT của các địa phương năm 2022 và 2023 (do Hiệp hội TMĐT Việt Nam thực hiện), thứ hạng của Kon Tum thuộc top các tỉnh, thành chưa phát triển. Điều đó cho thấy, tiềm năng để Kon Tum phát triển thương mại điện tử còn rất lớn. Nếu đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn kỹ năng, kiến thức cho cả đội ngũ cán bộ quản lý và doanh nghiệp chắc chắn chỉ số phát triển TMĐT của Kon Tum sẽ được cải thiện đáng kể.
Hướng dẫn tìm “bẫy” trong kinh doanh TMĐT
Ông Nguyễn Tiến Luận – Phòng Quản lý hoạt động TMĐT chia sẻ, không chỉ giúp các cán bộ quản lý và DN nâng cao nhận thức, kỹ năng trên môi trường TMĐT, chúng tôi còn giới thiệu những vấn đề liên quan đến: Xử lý vi phạm trong thương mại điện tử; Một số hành vi vi phạm phổ biến Nghị định 98; Quy trình thanh kiểm tra, xử lý vi phạm trong thương mại điện tử…
Trong đó, ông Nguyễn Tiến Luận lưu ý một số hành vi vi phạm như: Không thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ đến người tiêu dùng; không công bố hoặc công bố không đầy đủ, không chính xác trên website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng thông tin về chủ sở hữu website hoặc ứng dụng bán hàng; thông tin hàng hóa, dịch vụ…; hoặc những vi phạm liên quan đến Giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến, Giả mạo thông tin, Kiểm soát thông tin trên các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử….
Để giúp giúp học viên hiểu thêm và phân biệt về AI, ChatGPA và Google, ông Hoàng Khánh Dương – Giám đốc chiến lược Công ty TNHH Giải Pháp Phát Triển Doanh Nghiệp iViet cũng đã chia sẻ thêm nhiều nội dung liên quan đến ứng dụng AI/ChatGPT vào truyền thông – quảng cáo công việc.
Theo ông Hoàng Khánh Dương, ChatGPT có rất nhiều ứng dụng trong công việc, chẳng hạn, hỗ trợ tạo ý tưởng nội dung content, tiêu đề sản phẩm, nội dung kịch bản, hỗ trợ tìm từ khóa, hỗ trợ thiết kế website (bằng code), hỗ trợ thiết kế hình ảnh...
Tuy nhiên, ChatGPT cũng có những hạn chế, người dùng cần lưu ý vì thiếu những thông tin mới nhất trên internet, dữ liệu chỉ cập nhật đến năm 2021, do đó, câu trả lời có thể lỗi thời so với hiện tại, người dùng phải hỏi rõ vấn đề, nếu không, câu trả lời sẽ chung chung.
Có thể khẳng định, việc tổ chức tập huấn đào tạo, nâng cao kỹ năng, kiến thức cho các cán bộ quản lý công thương địa phương và các doanh nghiệp về thương mại điện tử đã góp phần giảm những vụ việc xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng. Đồng thời, qua đó giúp doanh nghiệp mở rộng đối tác, tăng thị phần, tăng năng lực cạnh tranh với chi phí hợp lý, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Bộ Giáo dục và Đào tạo chốt phương án thi tốt nghiệp THPT với 4 môn

Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ được công bố vào chiều 29/11

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi thư chia buồn với nạn nhân vụ cháy trường ở Sơn La

Chuyển đổi số: Cơ hội, thách thức và giải pháp để phát triển kinh tế số

KMS Back2School Scholarship và hành trình 4 năm tiếp lửa tài năng công nghệ thông tin toàn quốc
Tin cùng chuyên mục

Phát huy năng lực cán bộ quản lý cấp phòng qua công tác đào tạo

Một trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh cấm sinh viên nằm đệm

Chuẩn hóa cán bộ quản lý, giảng viên tại các cơ sở đào tạo ngành Công Thương

Dự kiến cấu trúc đề thi đánh giá năng lực năm 2025

Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2024 có gì mới?

Nguồn nhân lực chất lượng là một trong ba trụ cột của ngành giáo dục

Giáo sư trẻ nhất năm 2023 là ai?

Hơn 200 học bổng dành cho sinh viên ngành kỹ thuật và âm nhạc

BUV công bố các Chương trình đào tạo mới từ Anh Quốc và Quỹ học bổng 2024 trị giá 87 tỷ đồng

Trao học bổng “TTC - Nâng bước thành công” lần thứ 38 năm 2023

Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh có thêm 8 chương trình đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục

Trao Chứng nhận kiểm định chất lượng 8 chương trình đào tạo cho Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh

Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại: Động lực từ hợp tác quốc tế và chuyển đổi số

Trường Đại học Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp: Hướng tới mô hình hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định: Đáp ứng đào tạo nghề theo chuẩn quốc tế

Trường Đại học công nghiệp Dệt may Hà Nội: Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao

Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội: 95% sinh viên ra trường có việc làm

Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì: Tăng cường hợp tác với doanh nghiệp

Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh: Điểm sáng trong công tác tuyển sinh
