Nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số cho cán bộ ngành Công Thương Tạo thuận lợi chuyển đổi số cho doanh nghiệp SMEs trong lĩnh vực logistics và vận tải |
Chuyển đổi số là xu thế toàn cầu, tác động tới mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Nghị quyết Đại hội ĐBTQ lần thứ XIII của Đảng xác định mục tiêu: “Phấn đấu đến năm 2030, hoàn thành xây dựng chính phủ số; đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ ba trong khu vực ASEAN về chính phủ điện tử, kinh tế số”(1). Trong đó, giáo dục và đào tạo là một trong tám lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong triển khai thực hiện chuyển đổi số đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Công tác đào tạo nhằm đảm bảo đội ngũ cán bộ công chức có đủ năng lực trình độ chuyên môn trong bối cảnh chuyển đổi số. Ảnh: Moit |
Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có đủ phẩm chất, trình độ chuyên môn và năng lực trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế hiện nay, yêu cầu đặt ra đối với các cán bộ, công chức, viên chức từ trung ương đến địa phương trước hết phải có năng lực thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác chuyên môn một cách hiệu quả. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng là phải xây dựng được đội ngũ CBCCVC vừa có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, vừa thông thạo kỹ năng hành chính, hiểu biết pháp luật, có năng lực làm việc và ứng xử phù hợp, đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, có tác phong chuyên nghiệp, phục vụ tốt nhất nhu cầu của nhân dân và xã hội.
Với yêu cầu trên, vừa qua Bộ Công Thương đã triển khai công tác đào tạo về chuyển đổi số và thương mại điện tử cho cán bộ công chức, viên chức của một số cơ quan, ban ngành của tỉnh Lâm Đồng.
Với chức năng và nhiệm vụ được giao, vừa qua Trung tâm Phát triển thương mại điện tử thuộc Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) và Sở Công Thương tỉnh phối hợp, tổ chức 02 Hội nghị tập huấn Phổ biến các chủ trương, chính sách về thương mại điện tử và kỹ năng bán hàng qua kênh thương mại điện tử (TMĐT) cho các đối tượng doanh nghiệp, hợp tác xã, sinh viên, hiệp hội ngành nghề trên địa bàn tỉnh; tập huấn kiến thức và kỹ năng về chuyển đổi số cho các đối tượng công chức và viên chức một số cơ quan của tỉnh Lâm Đồng.
Bà Cao Thị Lanh phát biểu tại hội nghị tập huấn. Ảnh:Moit |
Bà Cao Thị Thanh - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng cho biết, việc nắm bắt được các kiến thức về TMĐT để tham gia hiệu quả và đúng pháp luật là hết sức cần thiết. Vì vậy, trong những năm qua, tỉnh Lâm Đồng nói chung và Sở Công Thương nói riêng luôn chú trọng phát triển TMĐT và hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh ứng dụng và tận dụng lợi thế mà lĩnh vực này mang lại.
Thời gian qua, Lâm Đồng đã chủ động đưa ra nhiều giải pháp, chính sách để thúc đẩy sự phát triển TMĐT, hỗ trợ đồng thời tháo gỡ khó khăn, thách thức đối với doanh nghiệp; khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng các giải pháp hỗ trợ, tham gia các lớp hội thảo, tập huấn về các chuyên đề chuyển đổi số… nhằm thích ứng với bối cảnh kinh tế còn nhiều diễn biến phức tạp, khó khăn như hiện nay. Tuy nhiên, mức độ phát triển TMĐT của tỉnh Lâm Đồng hiện vẫn đang thuộc nhóm trung bình trong cả nước.
Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng hy vọng, sau buổi tập huấn, các doanh nghiệp, hợp tác xã, người kinh doanh trên địa bàn tỉnh sẽ ứng dụng TMĐT nhiều hơn vào công việc kinh doanh của mình và thực hiện kinh doanh trên môi trường TMĐT đúng theo quy định của pháp luật.
Hội nghị đã tập trung đánh giá thực trạng TMĐT tại Việt Nam và Lâm Đồng, xu hướng TMĐT trong thời đại công nghệ số; Tổng quan về pháp luật TMĐT và một số nội dung bổ sung, thay đổi của Nghị định 85/2021/NĐ-CP so với Nghị định 52/2013/NĐ-CP trong lĩnh vực TMĐT; Một số hành vi vi phạm phổ biển trong lĩnh vực TMĐT, kỹ năng thanh tra, kiểm tra trong TMĐT và việc ứng dụng AI để làm nội dung và phục vụ công việc chuyên môn, công chức viết nội dung và cách giật tít tiêu đề cho bài viết, cách thiết kế tờ rơi, banner, card visit chuyên nghiệp…
Hội nghị là dịp để các doanh nghiệp, các hợp tác xã, hộ kinh doanh nâng cao kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số; đồng thời cũng là dịp để các sở, ban ngành, đoàn thể và đại diện các hiệp hội, các doanh nghiệp, các hợp tác xã trên địa bàn các tỉnh có cái nhìn tổng quan hơn trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát về hoạt động TMĐT của địa phương.